TẠI SAO HILLARY CLINTON THUA CUỘC?
- Thứ năm - 17/11/2016 19:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Một số lý giải cho câu hỏi tại sao bà Hillary Clinton thua và thua đậm so với ông Donald Trump, ứng viên bị chán ghét nhất lịch sử nước Mỹ, để trở thành “The Biggest Loser in American History”.
Căn cứ những thông tin thăm dò dư luận và báo chí trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2016, dường như ít ai có thể ngờ Hillary Clinton lại thua cuộc trước Donald Trump. Bài viết dưới đây của Nicholas P. Nguyen (hiện đang cư ngụ tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ) ít nhiều cho chúng ta thấy một vài nguyên nhân theo góc nhìn cá nhân của tác giả.
Một điều chắc chắc, bài học có thể rút ra ở đây là không nên nhìn sự việc chỉ qua lăng kính của dòng truyền thông chính thống. Thông tin cần phải được mổ xẻ, kiểm chứng và xoi xét từ nhiều góc cạnh khác nhau để từ đó có một cái nhìn, hy vọng là đầy đủ hơn, về những vấn đề mà chúng ta quan tâm (NCTG).
Có vài lý do chính khiến Hillary thua cuộc:
1. Truyền thông và bộ máy Clinton
Có nhiều nguồn tin và dữ liệu cho thấy các ông trùm truyền thông đứng sau chống lưng và đổ tiền vào chiến dịch vận động của bà Hillary Clinton.
Các kênh tin tức mà nhất là CNN ủng hộ bà ta ra mặt và có phần thiên vị so với các ứng cử viên khác từ khi tranh cử sơ bộ. Rất nhiều người Mỹ ở độ tuổi trung niên và cao tuổi không có thời gian tìm hiểu về chính trị, nên thông tin chính của họ là từ truyền hình mà chủ yếu là các kênh tin tức chính thống. Thay vì thông tin chính xác và trung lập, thì những kênh tin tức này tập trung vào những vụ bê bối của ông Trump và gần như làm lu mờ các ứng viên khác, nhất là ông Bernie Sanders.
Theo quan điểm cá nhân, họ muốn dùng chiêu trò hù dọa cử tri để vẽ ra một tương lai u ám nếu Trump đắc cử, từ đó hy vọng người dân bầu cho bà Clinton. Người ta ước tính, ông Trump nhận được số lượng phủ sóng miễn phí tương đương với 2 tỷ USD trên các kênh này. Có thể tranh cãi đây là chiến lược khôn lanh của chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhưng rõ ràng điều này có tác động lớn đến những cử tri ít quan tâm đến chính trị.
Những cuộc thăm dò ý dư luận cũng tạo ra hiệu ứng tự tin giữa những cử tri khi 99% cuộc thăm dò đều cho rằng bà Clinton sẽ thắng, thậm chí thắng đậm. Điều này khiến một số cử tri không muốn đi bầu vì họ nghĩ rằng phiếu bầu của họ không có giá trị.
2. Bernie Sanders và những người ủng hộ ông
Ông Sanders không phải là là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại của bà Clinton nhưng không thể tranh cãi rằng ông và những người ủng hộ ông không đóng góp gì vào đó.
Bernie Sanders là người đã có hơn 30 năm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền từ thời Martin Luther King cho đến nay. Ông luôn luôn có cái nhìn tiến bộ trong mọi vấn đề và được coi là “kẻ đứng ngoài” dù là chính khách lâu năm nhất ở Washington.
Người ủng hộ ông Sanders là những người trẻ thế hệ millenials (18-34). Họ không lấy thông tin từ các nguồn truyền thống mà thay vào đó là những kênh tin tức kỹ thuật số độc lập trên Internet như “The Young Turks” hay “Fusion”. Những người trẻ này muốn một sự thay đổi sau 8 năm của chính quyền Obama, và không ngại đứng lên tạo sự thay đổi.
Ông Sanders bắt đầu chiến dịch tranh cử với 0,3% ủng hộ, và đi suốt đến Đại hội Đảng Dân Chủ hồi tháng 7. Một điểm mạnh của Sanders là ông không nhận bất cứ tài trợ nào từ giới tài phiệt (super PACs). Toàn bộ tiền tài trợ cho ông đến từ những người đóng góp nhỏ, trung bình 27 USD một người. Cho đến tháng 6-2016, số tiền ông vận động được còn nhiều hơn tiền của Clinton quyên góp được, và lập kỷ lục về số tiền ủng hộ từ vận động.
Sanders công khai nhận mình là một “democratic socialist” (tạm dịch là người theo lý tưởng xã hội dân chủ), một khái niệm mà giới chính trị gia Mỹ coi là cấm kỵ. Ông muốn tăng thuế trên giới tài phiệt, bảo hiểm y tế cho toàn dân, miễn học phí bậc đại học và tạo công ăn việc làm cho người Mỹ bằng cách đầu tư vào xây dựng lại cơ sở hạ tầng, và chấm dứt chiến tranh.
Những điều trên nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ không những từ người trẻ, người lao động mà cả từ một số người bảo thủ cánh hữu. Bà Clinton không thể hứa hẹn những điều này vì còn phải lo cho lợi ích của những người rót tiền vào chiến dịch tranh cử của bà ta.
Khi Wikileaks hé lộ một số emails mà họ chiếm được từ nội bộ Đảng Dân Chủ chỉ ra rằng đảng này ưu ái bà Clinton và có kế hoạch tấn công cá nhân ông Sanders, cộng với những thiên vị chống lại ông (xem điểm số 1), một số đông người ủng hộ Sanders lập ra phong trào “Bernie or Bust” mà điểm chính là nếu ông không nhận được đề cử, họ sẽ không bầu cho bà Clinton.
Số người này sau đó bị tấn công, lăng mạ, đổ tội và gọi bằng đủ thứ danh từ trên các diễn đàn mà hầu hết đến từ những người ủng hộ bà Clinton. (Tôi chính là một BernieOrBuster!)
3. Chính quyền của Tổng thống Obama
Không thể chối cãi chính quyền ông Obama làm được rất nhiều điều tốt cho kinh tế và xã hội nước Mỹ trong 8 năm cầm quyền, nhưng có những thứ người ta muốn thay đổi.
Những người bảo thủ cho rằng 8 năm qua họ bị đàn áp và tước đi rất nhiều quyền. Một phần nhỏ trong số này là những kẻ kỳ thị, muốn nước Mỹ “trắng trở lại,” số còn lại đơn giản là không hài lòng với vị thế của nước Mỹ trên thế giới vì cho rằng ông Obama khá mềm yếu.
Một số không hài lòng với nợ công và kinh tế dù rằng kinh tế phục hồi rất tốt sau cơn Đại Suy Thoái dưới thời chính quyền Bush. Một điểm khác là bộ luật Affordable Care Act mà phe bảo thủ cho là vi hiến khi ép người dân phải mua bảo hiểm, và tiền phí cứ tăng nhanh mỗi năm. Họ cũng không hài lòng khi những nhóm thiểu số như người da màu và đồng tính nhận được sự ủng hộ đông đảo và giành được một số thắng lợi trong cuộc chiến đòi quyền bình đẳng.
Một điều chắc chắc, bài học có thể rút ra ở đây là không nên nhìn sự việc chỉ qua lăng kính của dòng truyền thông chính thống. Thông tin cần phải được mổ xẻ, kiểm chứng và xoi xét từ nhiều góc cạnh khác nhau để từ đó có một cái nhìn, hy vọng là đầy đủ hơn, về những vấn đề mà chúng ta quan tâm (NCTG).
Có vài lý do chính khiến Hillary thua cuộc:
1. Truyền thông và bộ máy Clinton
Có nhiều nguồn tin và dữ liệu cho thấy các ông trùm truyền thông đứng sau chống lưng và đổ tiền vào chiến dịch vận động của bà Hillary Clinton.
Các kênh tin tức mà nhất là CNN ủng hộ bà ta ra mặt và có phần thiên vị so với các ứng cử viên khác từ khi tranh cử sơ bộ. Rất nhiều người Mỹ ở độ tuổi trung niên và cao tuổi không có thời gian tìm hiểu về chính trị, nên thông tin chính của họ là từ truyền hình mà chủ yếu là các kênh tin tức chính thống. Thay vì thông tin chính xác và trung lập, thì những kênh tin tức này tập trung vào những vụ bê bối của ông Trump và gần như làm lu mờ các ứng viên khác, nhất là ông Bernie Sanders.
Theo quan điểm cá nhân, họ muốn dùng chiêu trò hù dọa cử tri để vẽ ra một tương lai u ám nếu Trump đắc cử, từ đó hy vọng người dân bầu cho bà Clinton. Người ta ước tính, ông Trump nhận được số lượng phủ sóng miễn phí tương đương với 2 tỷ USD trên các kênh này. Có thể tranh cãi đây là chiến lược khôn lanh của chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhưng rõ ràng điều này có tác động lớn đến những cử tri ít quan tâm đến chính trị.
Những cuộc thăm dò ý dư luận cũng tạo ra hiệu ứng tự tin giữa những cử tri khi 99% cuộc thăm dò đều cho rằng bà Clinton sẽ thắng, thậm chí thắng đậm. Điều này khiến một số cử tri không muốn đi bầu vì họ nghĩ rằng phiếu bầu của họ không có giá trị.
2. Bernie Sanders và những người ủng hộ ông
Ông Sanders không phải là là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại của bà Clinton nhưng không thể tranh cãi rằng ông và những người ủng hộ ông không đóng góp gì vào đó.
Bernie Sanders là người đã có hơn 30 năm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền từ thời Martin Luther King cho đến nay. Ông luôn luôn có cái nhìn tiến bộ trong mọi vấn đề và được coi là “kẻ đứng ngoài” dù là chính khách lâu năm nhất ở Washington.
Người ủng hộ ông Sanders là những người trẻ thế hệ millenials (18-34). Họ không lấy thông tin từ các nguồn truyền thống mà thay vào đó là những kênh tin tức kỹ thuật số độc lập trên Internet như “The Young Turks” hay “Fusion”. Những người trẻ này muốn một sự thay đổi sau 8 năm của chính quyền Obama, và không ngại đứng lên tạo sự thay đổi.
Ông Sanders bắt đầu chiến dịch tranh cử với 0,3% ủng hộ, và đi suốt đến Đại hội Đảng Dân Chủ hồi tháng 7. Một điểm mạnh của Sanders là ông không nhận bất cứ tài trợ nào từ giới tài phiệt (super PACs). Toàn bộ tiền tài trợ cho ông đến từ những người đóng góp nhỏ, trung bình 27 USD một người. Cho đến tháng 6-2016, số tiền ông vận động được còn nhiều hơn tiền của Clinton quyên góp được, và lập kỷ lục về số tiền ủng hộ từ vận động.
Sanders công khai nhận mình là một “democratic socialist” (tạm dịch là người theo lý tưởng xã hội dân chủ), một khái niệm mà giới chính trị gia Mỹ coi là cấm kỵ. Ông muốn tăng thuế trên giới tài phiệt, bảo hiểm y tế cho toàn dân, miễn học phí bậc đại học và tạo công ăn việc làm cho người Mỹ bằng cách đầu tư vào xây dựng lại cơ sở hạ tầng, và chấm dứt chiến tranh.
Những điều trên nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ không những từ người trẻ, người lao động mà cả từ một số người bảo thủ cánh hữu. Bà Clinton không thể hứa hẹn những điều này vì còn phải lo cho lợi ích của những người rót tiền vào chiến dịch tranh cử của bà ta.
Khi Wikileaks hé lộ một số emails mà họ chiếm được từ nội bộ Đảng Dân Chủ chỉ ra rằng đảng này ưu ái bà Clinton và có kế hoạch tấn công cá nhân ông Sanders, cộng với những thiên vị chống lại ông (xem điểm số 1), một số đông người ủng hộ Sanders lập ra phong trào “Bernie or Bust” mà điểm chính là nếu ông không nhận được đề cử, họ sẽ không bầu cho bà Clinton.
Số người này sau đó bị tấn công, lăng mạ, đổ tội và gọi bằng đủ thứ danh từ trên các diễn đàn mà hầu hết đến từ những người ủng hộ bà Clinton. (Tôi chính là một BernieOrBuster!)
3. Chính quyền của Tổng thống Obama
Không thể chối cãi chính quyền ông Obama làm được rất nhiều điều tốt cho kinh tế và xã hội nước Mỹ trong 8 năm cầm quyền, nhưng có những thứ người ta muốn thay đổi.
Những người bảo thủ cho rằng 8 năm qua họ bị đàn áp và tước đi rất nhiều quyền. Một phần nhỏ trong số này là những kẻ kỳ thị, muốn nước Mỹ “trắng trở lại,” số còn lại đơn giản là không hài lòng với vị thế của nước Mỹ trên thế giới vì cho rằng ông Obama khá mềm yếu.
Một số không hài lòng với nợ công và kinh tế dù rằng kinh tế phục hồi rất tốt sau cơn Đại Suy Thoái dưới thời chính quyền Bush. Một điểm khác là bộ luật Affordable Care Act mà phe bảo thủ cho là vi hiến khi ép người dân phải mua bảo hiểm, và tiền phí cứ tăng nhanh mỗi năm. Họ cũng không hài lòng khi những nhóm thiểu số như người da màu và đồng tính nhận được sự ủng hộ đông đảo và giành được một số thắng lợi trong cuộc chiến đòi quyền bình đẳng.
Phe cấp tiến, mặt khác, không hài lòng với những phản ứng chậm chạp từ phía ông Obama về vấn đề môi trường và chiến tranh. Một điều nữa có thể coi là điểm chung của cả hai phe cấp tiến và bảo thủ là tiền bôi trơn chính trị, tức là tham nhũng hợp pháp. Cả hai bên đều muốn có một sự thay đổi đến từ bên ngoài, và bà Clinton bị coi là đại diện cho tất cả những gì đã và đang xảy ra ở Washington.
4. Hillary là một ứng cử viên tồi tệ.
Tôi luôn nói điều này và sẽ bảo lưu nó: bà Hillary Clinton tuy là một chính trị gia lâu năm với bề dày kinh nghiệm, nhưng là một người vô cùng tệ hại ở mặt tranh cử.
- Bà đại diện cho đám chính trị gia nói láo ăn tiền ở Washington mà người ta đã chán ngấy và muốn thay đổi.
Năm 2008, bà Clinton chạy đua vào Nhà Trắng cũng bằng chiến thuật tương tự là tấn công cá nhân ông Obama (lúc này là Thượng nghị sĩ) để rồi thua cuộc, vì Obama biết cách thuyết phục người dân lao động bầu cho ông ta. Để rồi bà phải thỏa thuận nhận chức Bộ trưởng Ngoại giao với giao kèo là không chạy đua năm 2012. Khi làm Ngoại trưởng, Clinton dùng ảnh hưởng để nhận đóng góp từ các lãnh tụ nước ngoài, đổi lại bằng những hợp đồng vũ khí.
- Hillary Clinton quá tự tin vào bản thân và tham lam quyền lực khi nghĩ rằng mình nắm trong tay chiến thắng năm nay.
Bà đã không thèm vận động ở một số bang thiên hữu, và dành tiền vận động lên đến cả triệu USD thuê Internet trolls (một kiểu khá giống dư luận viên) để chỉnh sửa những thông tin “sai lệch” về bà ta trên các diễn đàn chính trị. Vẫn chiến lược cũ là tấn công cá nhân ông Bernie Sanders từ tranh cử sơ bộ để rồi làm chán nản những người ủng hộ ông ta, cho đến tấn công cá nhân ông Trump trong kỳ tranh cử chính thức.
Những khẩu hiệu sáo rỗng như “I'm with Her” với chữ “Her” viết hoa cho thấy sự cao ngạo, đặt mình vào trung tâm - vốn là thứ người Mỹ không cần. Khẩu hiệu của bà hoàn toàn trái với khẩu hiệu “Make America Great Again” của Trump, đặt nước Mỹ lên trên hết.
- Sau chiến thắng tại kỳ tranh cử sơ bộ, bà Clinton có một cơ hội để thống nhất những người ủng hộ ông Bernie Sanders bằng cách chọn ông hoặc một người cấp tiến như bà Elizabeth Warren (Thượng nghị sĩ bang Massachusetts) hay ông Julian Castro (cựu thị trưởng thành phố San Antonio, Texas nơi tôi ở, một chính khách trẻ gốc La Tinh và được cho là ngôi sao mới trên bầu trời chính trị Hoa Kỳ) làm phó tổng thống.
Nhưng vì những “ông chủ” của bà Clinton từ Wall Street lắc đầu, bà đã phải chọn Tim Kaine (Thượng nghị sĩ bang Virginia), một người không khác bà là mấy: da trắng, chán phèo, không nhiều người biết, chính trị gia truyền thống, chuyên nhận tiền từ các tài phiệt và làm việc cho họ. Còn có tin đồn là bà Hillary đã chuẩn bị cho nước cờ này từ lâu khi Tim Kaine còn là Chủ tịch Đảng Dân Chủ.
Tin đồn cho rằng bà Clinton hứa sẽ ưu đãi cho ông Kaine nếu ông chọn bà Debbie Wasserman Schultz (Nghị viên bang Florida) thay thế khi ông Kaine thôi chứ Chủ tịch đảng năm 2011, để Debbie Wasserman Schultz và Đảng Dân Chủ dành cái đề cử năm nay cho bà Clinton.
- Chính sách của bà Hillary Clinton không đại diện cho phe cấp tiến. Người ta gọi bà là neo-liberal vì so với những chính sách của ông Bernie Sanders, bà còn tuột lại khá xa. Chỉ sau khi giành được cương vị ứng viên, bà mới thay đổi một số chính sách hòng níu kéo những người ủng hộ ông Sanders, nhưng không thành công. Hillary Clinton được xem là người không trung thực, thay đổi quan điểm liên tục trong suốt nhiều năm qua.
- Hillary Clinton là người chán ngắt! Người ta nói năm nay là cuộc bầu cử về tính cách chứ không phải chính sách. Mỗi lần bà xuất hiện trên một show truyền hình hay phỏng vấn nào đó để vận động hay kêu gọi, bà luôn nói rập khuôn những bài bản đã được chuẩn bị sẵn. Mọi thứ đều tạo cho người đối diện cái cảm giác rằng bà giả tạo. Đến cả nụ cười của bà cũng giả tạo và có phần ghê rợn, khá giống mấy... mụ phù thủy trong phim Hollywood.
Điều này hoàn toàn trái ngược với ông Trump, người được cho là nghĩ sao nói vậy (dù vài thứ ông nghĩ không được sạch sẽ và lời ông “phun” ra cũng y như thế).
Trên là bốn lý do chính mà tôi cho là có thể lý giải cho câu hỏi tại sao bà Hillary Clinton thua và thua đậm so với ông Trump, người được cho là ứng viên bị chán ghét nhất lịch sử nước Mỹ. Lần thua cuộc này đặt bà vào danh hiệu “The Biggest Loser in American History”.