Sổ tay NCTG: BÙI TÍN
- Chủ nhật - 12/08/2018 16:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Với những con người có tấm lòng, tâm huyết cho đất nước, xa xứ nhiều khi chính là lúc họ giữ gìn nguyên vẹn nhất quê hương trong lòng...”.
Nhà báo Bùi Tín vừa qua đời, để lại sự tiếc thương lớn trong lòng nhiều người quan tâm đến những vấn đề và vận mệnh Việt Nam. Rất nhiều status, note... về ông xuất hiện dồn dập trên mạng Facebook, cho thấy vai trò và sự nghiệp của ông đã được đánh giá và nhìn nhận thỏa đáng.
Như thường lệ, mình không quen, cũng chưa bao giờ có cơ hội được gặp ông, cho dù mấy chục năm trước ông đã gửi tặng mình hai cuốn “Hoa xuyên tuyết” và “Mặt thật” với lời nhắn “tặng thế hệ trẻ anh em sinh viên Đông Âu”. Hai cuốn đó, tiếc là đã bị ai trộm không cánh mà bay!
Xã hội Việt Nam hiện tại, với bộn bề những vấn đề nan giải và cả những vấn nạn nghe chừng không thể vượt qua nổi, trong thực tế, cũng đã có những bước tiến dài kể từ ngày nhà báo Bùi Tín “thức tỉnh” và cho xuất bản những cuốn sách rất quan trọng mang tính “bản lề” ấy.
Rất nhiều những sự kiện mà ông đề cập tới trong hai cuốn sách đó, vào thời ấy còn hết sức mang tính cấm kỵ, đa phần chỉ lan truyền qua đường truyền khẩu, thì tới nay, cùng với sự phát triển của mạng Internet, đã trở thành những điều chỉ-ai-không-muốn-biết-thì-mới-không-biết.
Để có được điều đó - dân chủ hóa và đa dạng hóa thông tin và quyền tiếp cận sự thật (cho dù có thể mới chỉ mang tính tương đối) - nhà báo Bùi Tín đã đóng một vai trò to lớn, “đầu tầu” và mình nghĩ, trên tư cách một ký giả, đây là điều rất đáng vinh danh ông, bên cạnh những nỗ lực khác.
Đọc nhiều bài viết về Bùi Tín trên mạng Facebook, rất hay, rất đầy đủ nhiều mặt, mình dừng lại hồi lâu trước thông tin, rằng những năm cuối đời, sống trong nỗi cô đơn, ông đã mong mỏi và chờ đợi biết chừng nào cho một chuyến về thăm quê, nhưng rồi ông đã không có được.
Tự nhiên mình nhớ câu chuyện những trí thức hàng đầu của nước Nga, sau cuộc chính biến tháng 10-1917 ít lâu, đã bị Lenin dùng hình thức đày ải ngược đời và vô cùng tàn ác, là trục xuất khỏi chính quê hương họ, tạo nên làn sóng di dân lớn đầu tiên của dân tộc Nga thời hiện đại.
Trong số đó, có người suốt đời vẫn giữ nguyên trong phòng chiếc va-li mang theo khi bị xua đuổi, với hy vọng một lúc nào đó có thể hồi hương, cho dù với năm tháng họ cũng đạt được những cương vị trọng vọng nơi xứ người. Cố nhiên, không một ai trong số họ chờ được tới ngày đó.
Tất cả mọi liên tưởng theo hướng ấy hẳn nhiên đều khập khiễng, nhưng câu chuyện của người trí thức Nga hay Bùi Tín luôn khiến mình nghĩ rằng, với những con người có tấm lòng, tâm huyết cho đất nước, xa xứ nhiều khi chính là lúc họ giữ gìn nguyên vẹn nhất quê hương trong lòng...
Vĩnh biệt ông với tất cả sự kính trọng và tri ân...
Như thường lệ, mình không quen, cũng chưa bao giờ có cơ hội được gặp ông, cho dù mấy chục năm trước ông đã gửi tặng mình hai cuốn “Hoa xuyên tuyết” và “Mặt thật” với lời nhắn “tặng thế hệ trẻ anh em sinh viên Đông Âu”. Hai cuốn đó, tiếc là đã bị ai trộm không cánh mà bay!
Xã hội Việt Nam hiện tại, với bộn bề những vấn đề nan giải và cả những vấn nạn nghe chừng không thể vượt qua nổi, trong thực tế, cũng đã có những bước tiến dài kể từ ngày nhà báo Bùi Tín “thức tỉnh” và cho xuất bản những cuốn sách rất quan trọng mang tính “bản lề” ấy.
Rất nhiều những sự kiện mà ông đề cập tới trong hai cuốn sách đó, vào thời ấy còn hết sức mang tính cấm kỵ, đa phần chỉ lan truyền qua đường truyền khẩu, thì tới nay, cùng với sự phát triển của mạng Internet, đã trở thành những điều chỉ-ai-không-muốn-biết-thì-mới-không-biết.
Để có được điều đó - dân chủ hóa và đa dạng hóa thông tin và quyền tiếp cận sự thật (cho dù có thể mới chỉ mang tính tương đối) - nhà báo Bùi Tín đã đóng một vai trò to lớn, “đầu tầu” và mình nghĩ, trên tư cách một ký giả, đây là điều rất đáng vinh danh ông, bên cạnh những nỗ lực khác.
Đọc nhiều bài viết về Bùi Tín trên mạng Facebook, rất hay, rất đầy đủ nhiều mặt, mình dừng lại hồi lâu trước thông tin, rằng những năm cuối đời, sống trong nỗi cô đơn, ông đã mong mỏi và chờ đợi biết chừng nào cho một chuyến về thăm quê, nhưng rồi ông đã không có được.
Tự nhiên mình nhớ câu chuyện những trí thức hàng đầu của nước Nga, sau cuộc chính biến tháng 10-1917 ít lâu, đã bị Lenin dùng hình thức đày ải ngược đời và vô cùng tàn ác, là trục xuất khỏi chính quê hương họ, tạo nên làn sóng di dân lớn đầu tiên của dân tộc Nga thời hiện đại.
Trong số đó, có người suốt đời vẫn giữ nguyên trong phòng chiếc va-li mang theo khi bị xua đuổi, với hy vọng một lúc nào đó có thể hồi hương, cho dù với năm tháng họ cũng đạt được những cương vị trọng vọng nơi xứ người. Cố nhiên, không một ai trong số họ chờ được tới ngày đó.
Tất cả mọi liên tưởng theo hướng ấy hẳn nhiên đều khập khiễng, nhưng câu chuyện của người trí thức Nga hay Bùi Tín luôn khiến mình nghĩ rằng, với những con người có tấm lòng, tâm huyết cho đất nước, xa xứ nhiều khi chính là lúc họ giữ gìn nguyên vẹn nhất quê hương trong lòng...
Vĩnh biệt ông với tất cả sự kính trọng và tri ân...