SUY NGHĨ TỪ ĐỒNG TÂM
- Thứ bảy - 11/01/2020 03:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Từ Vân Giang, đến Đồng Tâm, Lộc Hưng, Thủ Thiêm... dù bối cảnh nào, ai đúng sai, thì dùng vũ lực đàn áp thay cho đối thoại, vẫn chỉ là minh chứng cho sự yếu kém của chính quyền trong giải quyết tranh chấp khiếu nại dân sự”.
“Đồng Tâm” chắc chắn là từ được nhắc đến nhiều nhất từ hôm nay và trong ít nhất vài ngày tới. Nhưng nghịch lý thay, chẳng có sự “đồng lòng”, “đồng tâm” nào trong câu chuyện này.
Mới hôm qua thôi, tôi nhớ mãi hình ảnh hàng vạn người Iran đổ ra đường, trong tuần đầu của năm mới. Những khuôn mặt ngùn ngụt căm hận, đáp lời hiệu triệu “báo thù” nước Mỹ, và coi mọi hành động của lính Mỹ trên lãnh thổ Iran là hành động khủng bố.
Đây là cuộc “khai chiến” giữa hai nước, chưa bao giờ là bạn. Tuy nhiên, để cơn hận thù và lửa chiến tranh công khai rừng rực trong ánh mắt mỗi người dân, là sự thất bại của tất cả những chính quyền có liên quan, là nỗi buồn cho tất cả.
Nhưng hôm nay, ở nước mình, cả ngàn người chọn bao vây đánh úp một ngôi làng, vào 3-4h đêm - giờ người ta ngủ say nhất. Để có người thiệt mạng, ở cả hai phía.
Ở một quốc gia trong thời bình, ngay tại Thủ đô.
Lực lượng Công an Nhân dân đánh vào Nhân dân, cùng người một nước.
Chính quyền chính danh, có pháp luật, tuyên bố phần lý thuộc về mình, sao cần phải đàn áp bằng vũ trang, vào đêm hôm lén lút? Sao bắt tại nhà riêng, trong khi tranh chấp, cưỡng chế xảy ra ngoài ruộng? Ngay cả quy kết là “chống người thi hành công vụ” sao không bắt lúc đó ? Người thi hành công vụ có hành xử theo pháp luật không?
Phe này gọi phe kia là giặc, bên nọ hô “quyết tử”, bên này hòng “xóa sổ cả làng chúng nó”. Đến nông nỗi nào mà chính quyền coi dân như kẻ thù? Công an gọi dân là “giặc”? Dân “quyết tử” như thời chống ngoại xâm? Lòng người chia hai chiến tuyến?
Có khác nào một cuộc chiến tranh?
“Cuộc chiến” nào vinh quang khi đánh vào người dân mình? Từ Vân Giang, đến Đồng Tâm, Lộc Hưng, Thủ Thiêm... dù bối cảnh nào, ai đúng sai, thì dùng vũ lực đàn áp thay cho đối thoại, vẫn chỉ là minh chứng cho sự yếu kém của chính quyền trong giải quyết tranh chấp khiếu nại dân sự.
Xung đột xoay quanh đất đai đặt câu hỏi về sự bất hợp lý của các chính sách sử dụng, đền bù đất trong quy hoạch. Mà gốc rễ sâu hơn, là chính sự “sở hữu toàn dân” về đất đai. Theo Hiến pháp Việt Nam, đất là của sở hữu toàn dân, trao cho nhà nước đại diện sở hữu và quản lý, lại được hiểu và hành xử, bởi đại đa số, như đất thuộc sở hữu của chính quyền, mọi sự không đồng thuận của người dân - chủ sở hữu thực của đất đai, trở thành “chống phá nhà nước”.
Trên một khía cạnh khác, nguồn cơn từ đâu, ai đúng ai sai, rồi thì kết quả ra sao, bao nhiêu người thiệt mạng, thông tin cũng mập mờ hỗn loạn. Báo chính thống một đằng, tin từ địa phương một nẻo, cũng chẳng rõ thực hư. Để rồi người dân tìm kiếm theo dõi thông tin từ những nguồn khác nhau, chia thành hai phe đối lập, lao vào thóa mạ nhau.
Bao giờ thì người dân được tiếp cận thông tin minh bạch hơn? Bao giờ thì báo chí được “cởi trói”? Để chúng ta có nhận định tranh cãi bớt cảm tính? Bớt chửi rủa nhau chẳng chút lập luận, cơ sở nào?
Mới hôm qua thôi, tôi nhớ mãi hình ảnh hàng vạn người Iran đổ ra đường, trong tuần đầu của năm mới. Những khuôn mặt ngùn ngụt căm hận, đáp lời hiệu triệu “báo thù” nước Mỹ, và coi mọi hành động của lính Mỹ trên lãnh thổ Iran là hành động khủng bố.
Đây là cuộc “khai chiến” giữa hai nước, chưa bao giờ là bạn. Tuy nhiên, để cơn hận thù và lửa chiến tranh công khai rừng rực trong ánh mắt mỗi người dân, là sự thất bại của tất cả những chính quyền có liên quan, là nỗi buồn cho tất cả.
Nhưng hôm nay, ở nước mình, cả ngàn người chọn bao vây đánh úp một ngôi làng, vào 3-4h đêm - giờ người ta ngủ say nhất. Để có người thiệt mạng, ở cả hai phía.
Ở một quốc gia trong thời bình, ngay tại Thủ đô.
Lực lượng Công an Nhân dân đánh vào Nhân dân, cùng người một nước.
Chính quyền chính danh, có pháp luật, tuyên bố phần lý thuộc về mình, sao cần phải đàn áp bằng vũ trang, vào đêm hôm lén lút? Sao bắt tại nhà riêng, trong khi tranh chấp, cưỡng chế xảy ra ngoài ruộng? Ngay cả quy kết là “chống người thi hành công vụ” sao không bắt lúc đó ? Người thi hành công vụ có hành xử theo pháp luật không?
Phe này gọi phe kia là giặc, bên nọ hô “quyết tử”, bên này hòng “xóa sổ cả làng chúng nó”. Đến nông nỗi nào mà chính quyền coi dân như kẻ thù? Công an gọi dân là “giặc”? Dân “quyết tử” như thời chống ngoại xâm? Lòng người chia hai chiến tuyến?
Có khác nào một cuộc chiến tranh?
“Cuộc chiến” nào vinh quang khi đánh vào người dân mình? Từ Vân Giang, đến Đồng Tâm, Lộc Hưng, Thủ Thiêm... dù bối cảnh nào, ai đúng sai, thì dùng vũ lực đàn áp thay cho đối thoại, vẫn chỉ là minh chứng cho sự yếu kém của chính quyền trong giải quyết tranh chấp khiếu nại dân sự.
Xung đột xoay quanh đất đai đặt câu hỏi về sự bất hợp lý của các chính sách sử dụng, đền bù đất trong quy hoạch. Mà gốc rễ sâu hơn, là chính sự “sở hữu toàn dân” về đất đai. Theo Hiến pháp Việt Nam, đất là của sở hữu toàn dân, trao cho nhà nước đại diện sở hữu và quản lý, lại được hiểu và hành xử, bởi đại đa số, như đất thuộc sở hữu của chính quyền, mọi sự không đồng thuận của người dân - chủ sở hữu thực của đất đai, trở thành “chống phá nhà nước”.
Trên một khía cạnh khác, nguồn cơn từ đâu, ai đúng ai sai, rồi thì kết quả ra sao, bao nhiêu người thiệt mạng, thông tin cũng mập mờ hỗn loạn. Báo chính thống một đằng, tin từ địa phương một nẻo, cũng chẳng rõ thực hư. Để rồi người dân tìm kiếm theo dõi thông tin từ những nguồn khác nhau, chia thành hai phe đối lập, lao vào thóa mạ nhau.
Bao giờ thì người dân được tiếp cận thông tin minh bạch hơn? Bao giờ thì báo chí được “cởi trói”? Để chúng ta có nhận định tranh cãi bớt cảm tính? Bớt chửi rủa nhau chẳng chút lập luận, cơ sở nào?
*
Tại Pháp, chỉ mới hơn 1 năm trước, dự án xây sân bay Notre Dame de Landres đình đám gây tranh cãi hàng chục năm trời, kết thúc bằng việc chính phủ rút dự án, do gặp phải phản đối dữ dội của người dân.
Nhiều người phản đối đã đến cắm trại và ăn ngủ trên khu đất dự án nhiều tháng ròng rã. Trong số các lý do phản đối, người nông dân lo ngại việc xây dựng và vận hành sân bay sẽ ảnh hưởng lâu dài đến môi trường và hoạt động nông nghiệp của họ..
Cùng lúc này, ở Pháp, Bộ trưởng Nội vụ tuyên bố có cơ sở để điều tra hành vi của cảnh sát, sau khi một người tham gia biểu tình bị cảnh sát trấn áp, đã từ trần tại nhà, có xét nghiệm dập thận.
Vụ án cảnh sát ném lựu đạn vào đoàn biểu tình làm chết một dân thường đang đưa ra xét xử. Và việc sử dụng lựu đạn của cảnh sát đã bị cấm hoàn toàn sau cái chết của người này.
Một thi thể thanh niên tìm thấy dưới sông cùng thời gian với một vụ can thiệp của cảnh sát, cũng khiến một cuộc điều tra được mở vì sự tình nghi có liên quan.
Ở Mỹ, nơi súng ống tự do, dù tấn công cảnh sát bị khép tội nặng hơn Châu Âu, những vụ dân thường thiệt mạng bởi trấn áp của cảnh sát luôn dấy lên những cuộc phản đối, bạo động lớn.
Dù dân hay cảnh sát, cũng là mạng người cả. Nhưng trong các vùng chiến sự, các cuộc khủng bố, sinh mạng người dân thường luôn được đảm bảo trước, thống kê thiệt hại đầu tiên. Nhất là phụ nữ và trẻ em...
*
Mỗi lần chỉ ra những khác biệt, sẽ luôn có ai đó bắt đầu bằng mệnh đề “đã (bỏ) sang nước ngoài rồi thì...”. Mọi so sánh đều khập khiễng, hãy chấp nhận mạng người và nhân phẩm, quả thật có “giá” khác nhau. Làm gì có có cái gọi là “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”? Người ta khước từ mơ ước hướng về nó từ trong suy nghĩ rồi còn đâu?
Nếu sống ở nước ngoài là không có quyền nói, thì chỉ xin được thở dài...