SỰ LỰA CHỌN CỦA BÁO CHÍ
- Thứ hai - 10/10/2016 07:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Một quốc gia không có một nền báo chí tự do đúng nghĩa thì không thể có điều kiện và cơ sở cho những cuộc tranh luận tư tưởng có chất lượng. Mong gì đến chuyện nâng dân trí và cải thiện xã hội”.
Tin nóng ở quê nhà mấy hôm trước là hai anh chị tai to mặt lớn đầu ngành báo bị rút thẻ, sa thải hay cách chức gì đấy. Nhiều người lý giải theo kiểu thâm cung bí sử, đọc cũng vui.
Nhưng Việt Nam làm gì có ngành báo chí. Tất cả chỉ là cơ quan tuyên truyền. Cái bộ Bốn Tê (4T) gì đấy cũng chẳng giấu chuyện “báo chí” phải tuyên truyền phục vụ cho chính quyền. Cho đăng bài phản biện, dân chủ cấp tiến thì đăng. Khi hô rút là lập tức rút ngay. Các đồng chí diễn viên đóng vai nhà báo đều có vòng kim cô trên đầu, 4T muốn rút, muốn phạt thì cứ niệm chú “chống phá chính quyền, xúc phạm lãnh đạo”. Rất vớ vẩn nhưng chẳng ai dám hó hé phản đối.
Cũng khó mà trách họ. Muốn được bổng lộc, chu du nước ngoài, tán chuyện văn hóa nghệ thuật xứ người thì phải cam tâm mang vòng kim cô, chịu làm loa phường cải trang như nhà báo, theo đúng đường lối của chính quyền. Đâu có thể đòi hỏi họ phải khẳng khái vất thẻ báo, từ chức không thèm đóng tuồng “báo chí” làm công tác tuyên truyền theo lệnh trên. Quần chúng chưa chắc đã thấu hiểu nổi lòng và ủng hộ những nhà báo như thế. Báo chí tự do đúng nghĩa có lẽ vẫn bị coi là một món hàng xa xỉ chứ không phải là một nhu yếu phẩm trong xã hội.
Người đọc cũng có những nhu cầu khác. Đời sống gia đình, thời trang người mẫu, ca nhạc múa hát, thơ dài truyện ngắn, phóng sự xinh xinh, cảm động... Lại thêm những thông báo chính phủ, xen lẫn tin giật gân tình tiền tù tội và chuyện đấu đá vặt “chốn cung đình”. Cũng đủ để giúp vui cho quần chúng, đúng chỉ tiêu “truyền thông tuyên truyền”. Không phải tất cả đều vô bổ. Cũng có thể có giá trị văn hóa và nghệ thuật. Nhưng vẫn không thể thay thế được báo chí đúng nghĩa, không thể là “quyền lực thứ tư” có khả năng tìm hiểu và nói lên sự thật, nhất là sự thật bất tiện cho kẻ đang cầm quyền.
Nhưng Việt Nam làm gì có ngành báo chí. Tất cả chỉ là cơ quan tuyên truyền. Cái bộ Bốn Tê (4T) gì đấy cũng chẳng giấu chuyện “báo chí” phải tuyên truyền phục vụ cho chính quyền. Cho đăng bài phản biện, dân chủ cấp tiến thì đăng. Khi hô rút là lập tức rút ngay. Các đồng chí diễn viên đóng vai nhà báo đều có vòng kim cô trên đầu, 4T muốn rút, muốn phạt thì cứ niệm chú “chống phá chính quyền, xúc phạm lãnh đạo”. Rất vớ vẩn nhưng chẳng ai dám hó hé phản đối.
Cũng khó mà trách họ. Muốn được bổng lộc, chu du nước ngoài, tán chuyện văn hóa nghệ thuật xứ người thì phải cam tâm mang vòng kim cô, chịu làm loa phường cải trang như nhà báo, theo đúng đường lối của chính quyền. Đâu có thể đòi hỏi họ phải khẳng khái vất thẻ báo, từ chức không thèm đóng tuồng “báo chí” làm công tác tuyên truyền theo lệnh trên. Quần chúng chưa chắc đã thấu hiểu nổi lòng và ủng hộ những nhà báo như thế. Báo chí tự do đúng nghĩa có lẽ vẫn bị coi là một món hàng xa xỉ chứ không phải là một nhu yếu phẩm trong xã hội.
Người đọc cũng có những nhu cầu khác. Đời sống gia đình, thời trang người mẫu, ca nhạc múa hát, thơ dài truyện ngắn, phóng sự xinh xinh, cảm động... Lại thêm những thông báo chính phủ, xen lẫn tin giật gân tình tiền tù tội và chuyện đấu đá vặt “chốn cung đình”. Cũng đủ để giúp vui cho quần chúng, đúng chỉ tiêu “truyền thông tuyên truyền”. Không phải tất cả đều vô bổ. Cũng có thể có giá trị văn hóa và nghệ thuật. Nhưng vẫn không thể thay thế được báo chí đúng nghĩa, không thể là “quyền lực thứ tư” có khả năng tìm hiểu và nói lên sự thật, nhất là sự thật bất tiện cho kẻ đang cầm quyền.
Một quốc gia không có một nền báo chí tự do đúng nghĩa thì không thể có điều kiện và cơ sở cho những cuộc tranh luận tư tưởng có chất lượng. Mong gì đến chuyện nâng dân trí và cải thiện xã hội.
Vấn đề là người trí thức, nhà báo cũng như độc giả, có coi trọng báo chí tự do đủ để trả cái giá cần thiết: Thà vất thẻ, bẻ bút, tắt đèn còn hơn tiếp tục đóng tuồng. Đòi hỏi sự hợp pháp để có thể làm việc tự do một cách quang minh chính đại. Bảo đảm sự trung thực và chất lượng thông tin bằng danh dự của chính mình trước công chúng chứ không phải sự bảo kê của chính quyền.
Đây là một sự chọn lựa khó khăn, đòi hỏi người trong cuộc không những phải có trí tuệ và dũng khí mà còn phải chịu hy sinh tiền tài, địa vị. Một sự chọn lựa mà người sống ngoài vòng cương tỏa của chính quyền độc tài không có tư cách để phán xét, chỉ xin có một nhận định tương đối khách quan rằng người trí thức trung thực phải biết bản chất của sự chọn lựa và không thể ngụy biện, đánh bóng cho sự chọn lựa đó.
Khoảng trống của báo chí tự do hợp pháp sẽ luôn được lấp bởi nhân viên tuyên truyền của chính quyền và những tin đồn, đúng sai không rõ của phe chống đối. Lời nói chân thật sẽ bị đánh đồng với những lời xuyên tạc nặc danh và giật gân để khích động cảm xúc tùy phe phái. Xã hội hoang man, con người sẽ đầy nghi ngờ vì không có cở sở cho niềm tin. Chổ dựa duy nhất cho tư duy và hành động trong hoàn cảnh này là cảm tính và thành kiến cá nhân, một chổ dựa rất đáng ngờ vì thường sai.
Những gì đang xảy ra ở miền Trung hôm nay, những gì đã xảy ra và những gì sẽ tiếp nối đều là những tiếng thét đòi hỏi sự có mặt của nền báo chí tự do. Có lẽ nào đây là những tiếng thét mà âm tần lại quá cao cho tai người Việt, vốn chỉ quen nghe những lời thóa mạ, những tin vặt, những ngôn từ đạo đức nhàn nhạt, và những lý luận xà quành theo phe phái?