SỐ PHẬN
- Thứ hai - 28/02/2022 17:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Phải chăng sự vô cảm của chúng ta và còn hơn nữa, sự thần tượng của một số người đối với những tên độc tài đã dẫn đến thảm hại cho nhân loại?” - suy tư của tác giả Nguyễn Đức Huy từ TP. Lviv về cuộc chiến Ukraine.
Tiếng còi báo tín hiệu “bình an” kéo dài đưa mình trở lại với hiện thực, từ tầng hầm tránh bom mình về căn hộ mà từ 5 ngày nay trở nên quý báu hơn bao giờ hết. Biết bao người tỵ nạn vất vả, hối hả chạy từ thủ đô, những thành phố đang có chiến sự về miền Tây lánh nạn.
Dù sao chăng nữa, vài lần trong ngày đối mặt với những bức tường dày đặt chống đạn bom vẫn còn may mắn hơn rất nhiều so với đồng loại đang ngày đêm thom thóp lo sợ bom bay, đạn lạc ở nhiều tỉnh thành Ukraine.
Vội vã mở trang “phây”, tìm nhanh trong Mesenger thông tin các anh chị em ở Kharkiv, Kyiv, Odessa... Giá mà mình không đọc và không biết những thông tin ấy!
- Nó bắn tên lửa ạ? - một chị ở Kiev hỏi.
- Em ơi, tất cả sẽ bị nó phá hoại hết không còn gì nữa cả, như Grozny thôi - một anh ở Kharkiv trả lời.
Lòng đau như cắt, chị ấy nói từ “tên lửa” đáng sợ đó một cách khá thản nhiên. Bởi lẽ, đó không phải quả tên lửa đầu tiên mà quân xâm lược Nga nã vào người dân Ukraine. Và không chỉ tên lửa, người Nga anh em (???) đã “tặng” cho “người thân” của mình nhiều loại bom đạn tối tân khác.
Trước mắt mình như hiện ra hình ảnh một Grozny - thủ đô Chechnia thuộc Liên bang Xô-viết cũ - đã bị san bằng bởi đạn pháo hạng nặng, bằng máy bay ném bom của nước Nga trong những năm 1990. Không quan trọng là dùng vũ khí tân hiện đại ngày nay hay vũ khí cũ xưa ngày ấy, kết quả cũng như nhau: một đống đất gạch ngổn ngang thoảng mùi máu.
Hôm nay, giữa lòng Châu Âu thế kỷ 21, bạo chúa của một đất nước với những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng đã không ngần ngại ra lệnh phá hủy sự sống của người láng giềng không một chút thương tiếc. Có điều gì đó sai sai. Phải chăng sự vô cảm của chúng ta và còn hơn nữa, sự thần tượng của một số người đối với những tên độc tài đã dẫn đến thảm hại cho nhân loại?
Dù sao chăng nữa, vài lần trong ngày đối mặt với những bức tường dày đặt chống đạn bom vẫn còn may mắn hơn rất nhiều so với đồng loại đang ngày đêm thom thóp lo sợ bom bay, đạn lạc ở nhiều tỉnh thành Ukraine.
Vội vã mở trang “phây”, tìm nhanh trong Mesenger thông tin các anh chị em ở Kharkiv, Kyiv, Odessa... Giá mà mình không đọc và không biết những thông tin ấy!
- Nó bắn tên lửa ạ? - một chị ở Kiev hỏi.
- Em ơi, tất cả sẽ bị nó phá hoại hết không còn gì nữa cả, như Grozny thôi - một anh ở Kharkiv trả lời.
Lòng đau như cắt, chị ấy nói từ “tên lửa” đáng sợ đó một cách khá thản nhiên. Bởi lẽ, đó không phải quả tên lửa đầu tiên mà quân xâm lược Nga nã vào người dân Ukraine. Và không chỉ tên lửa, người Nga anh em (???) đã “tặng” cho “người thân” của mình nhiều loại bom đạn tối tân khác.
Trước mắt mình như hiện ra hình ảnh một Grozny - thủ đô Chechnia thuộc Liên bang Xô-viết cũ - đã bị san bằng bởi đạn pháo hạng nặng, bằng máy bay ném bom của nước Nga trong những năm 1990. Không quan trọng là dùng vũ khí tân hiện đại ngày nay hay vũ khí cũ xưa ngày ấy, kết quả cũng như nhau: một đống đất gạch ngổn ngang thoảng mùi máu.
Hôm nay, giữa lòng Châu Âu thế kỷ 21, bạo chúa của một đất nước với những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng đã không ngần ngại ra lệnh phá hủy sự sống của người láng giềng không một chút thương tiếc. Có điều gì đó sai sai. Phải chăng sự vô cảm của chúng ta và còn hơn nữa, sự thần tượng của một số người đối với những tên độc tài đã dẫn đến thảm hại cho nhân loại?
Có ai đó đã nói với mình, người Nga và người Ukraine vẫn sẽ là anh em. Không , bạn ạ, sẽ chẳng bao giờ! Nỗi đau người mẹ mất đứa con yêu quý, người vợ mất một nửa thương yêu của mình, người con mất một người cha mạnh mẽ sẽ không dễ dàng vơi đi sau đôi lần trăng lăn.
Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được điều đó nếu không cảm nhận được ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết như nhiều người Việt ở Ukraine hiện nay. Họa chăng phải chờ vài thế kỷ nữa, khi tờ giấy cuối với những buồn đau rơi đi, một trang giấy lịch mới mở ra cùng thế hệ mới với trái tim nồng hậu hơn, với bộ não thông minh hơn, biết phân biệt trắng - đen, xấu - tốt.
Bây giờ, chắc bạn đã hiểu vì sao tội ác ấy sẽ chẳng bao giờ được tha thứ. Ukraine, Chechnia chưa phải là tất cả các dân tộc mà nước Nga “vĩ đại” đã “chăm sóc”. Hàng vài trăm ngàn sinh mạng đã nằm xuống trên các nước láng giềng, nơi quân đội Nga đã để lại dấu chân.
Rồi thì chiến tranh sẽ qua đi, để lại sau lưng đống hoang tàn đổ nát và thương tan. Vào chính ngày hôm nay, chúng ta chỉ nghĩ đến sự sống còn. Nhưng ngày mai, khi người “anh em” đã bỏ đi, một cuộc sống mới đầy thách thức và gian truân sẽ đến.
Tại sao cứ phải là chiến tranh? Phải chăng đó là số phận?