QUỐC GIA KHÔNG THỂ PHÁT TRIỂN, HAY NỖI BUỒN SÂU THẲM
- Thứ bảy - 19/03/2016 02:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Suốt hơn gần một thế kỷ rưỡi qua, Việt Nam chưa bao giờ thiếu những bàn chân nhỏ bé dũng cảm bước vào con đường ngập tràn bóng tối của sự ngu muội và phía trước chưa thấy có ánh đèn rực rỡ nào chiếu sáng...”.
Loanh quanh hơn chục thập kỷ hiện đại, người Việt Nam cứ tự hỏi mình rồi lại hỏi người: làm thế nào để phát triển? Có lúc ta muốn nhìn thẳng vào mặt nhau mà rằng: hay là ta không thể phát triển được? Minh chứng về những quốc gia không thể phát triển tìm trong lịch sử thế giới có khiến ta giật mình.
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia mà tầng lớp lãnh đạo chỉ là đại diện cho nhân dân về mặt hình thức, tự mình trở thành một nhóm lợi ích khổng lồ và các quyết định của nó chủ yếu phục vụ cho lợi ích nhóm của mình hơn là phục vụ cho dân tộc.
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia sử dụng ngay chính những kẻ tham nhũng bậc nhất để... chống tham nhũng trong hệ thống khép kín của nó. Chúng ta hãy nhìn một số nước Châu Phi. Họ sẵn sàng bán rẻ cho Trung Quốc những mỏ tài nguyên khổng lồ, đổi lại những con đường rộng thênh thang mà chẳng có mấy ý nghĩa sử dụng cho người dân (nhưng được kết nối các mỏ với những cảng và khu vực mà người Trung Quốc đang dần bám rễ).
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia không có một cơ chế và quy trình lựa chọn lãnh đạo một cách công khai, minh bạch bằng nền văn hóa dựa trên tinh thần dân chủ và tôn trọng quyền con người. Hãy nhìn nước Syria đang chìm trong bể máu nội chiến, nơi Assad kế thừa ngôi tổng thống từ cha mình (cũng làm tổng thống của nước này đến 29 năm trước khi qua đời) bằng hai cuộc bầu cử (năm 2000 và 2007) mà ông là... ứng viên duy nhất.
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia mà người dân của nó chấp nhận tính đương nhiên của hệ thống chính quyền như một nhóm lợi ích mà không nghĩ đến việc đấu tranh để thay đổi. Ngược lại, một số đông dân chúng lợi dụng chính những tệ lậu của hệ thống chính quyền để thu vén những lợi ích nhỏ nhặt, khát khao trở thành một phần của nó và không biết sẽ sống như thế nào nếu hệ thống ấy biến mất. Tinh thần của họ bị thể chế hóa bởi cơ chế khách quan mà họ đã sinh ra từ đó, và không còn khả năng tiến hóa để thích ứng với bất kỳ một hoàn cảnh khách quan nào khác.
Hãy thử nhìn quốc gia Swaziland. Ông vua của nó, Mswati III, thừa kế ngôi báu từ cha, hàng năm tổ chức tuyển vợ từ khoảng hơn hai mươi nghìn trinh nữ khỏa thân trong lễ hội Umhlanga. Sẽ rất buồn cười nếu chúng ta nói với hai mươi ngàn trinh nữ đó về tình yêu, về quyền phụ nữ, về giá trị cá nhân... Đã sang thế kỷ 21 được 14 năm, chúng ta vẫn khó có thể phân biệt được đó là “quốc gia” hay “bộ lạc”. Có lẽ cả hai.
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia mà lãnh đạo coi sự thiếu trưởng thành ý thức công dân của số đông dân chúng như một điều kiện tốt để chế độ mình tồn tại. Nói cách khác, đó là quốc gia mà chủ nghĩa ngu dân đã tiến hóa một bước xa vừa đủ để xây dựng một diện mạo nhân văn giả, vừa đủ tăm tối để biến phần đông người dạy và người học thành một đàn bò.
Loại quốc gia này dĩ nhiên không thể xây dựng được một không gian giáo dục mà ở đó người học được thực tập, rèn luyện tinh thần dân chủ. Bởi lẽ, cái đuôi không thể đi trước con bò. Những kẻ mang đầu óc chủ nô hoặc nô lệ của xã hội cổ đại chỉ có thể ngơ ngác cười khi nghe con người hiện đại nói về hai chữ tự do.
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia mà lãnh đạo lúc nào cũng nói về sự phát triển nhưng lại có cả một bộ máy giữ cho tinh thần của nhân dân luôn xơ cứng như chính họ. Kết quả là ở đó mỗi nhóm cộng đồng nhỏ còn giữ nguyên tinh thần bộ lạc, chỉ có ý thức về bộ lạc “chúng nó” và bộ lạc “chúng mình”. Cơ cấu của bộ lạc định hình và duy trì cách nghĩ của mỗi cá nhân theo một khuôn mẫu nhất định. Con người bộ lạc không được phép có lựa chọn nào khác những gì thuộc về hệ ý thức của bộ lạc mình.
Còn ở Việt Nam, ai có thể quyết định việc Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển hay rơi vào hố thẳm của lịch sử? Mỗi người dân bình thường có ít khả năng để làm điều đó bởi mỗi cá nhân đều bị hạn chế trong những thiết chế mà lãnh đạo đất nước đã thiết lập và duy trì.
Nhưng, lịch sử dân tộc dạy ta vẫn nên mang theo một niềm hy vọng.
Trước khi giành độc lập, chủ nghĩa thực dân nói với chúng ta: chỉ có đồng đẳng mới bình đẳng. Thời ấy, đất nước đã có những con người “không đồng đẳng” dám chấp nhận thách thức này để thay đổi số phận dân tộc, tìm kiếm chân trời “bình đẳng”. Họ sinh ra nhìn mặt trời đã nhìn thấy một Việt Nam đen đúa, ngu muội, đói khát phải đối đầu với một ông chủ đứng ở thượng đỉnh của thời đại. Chủ nghĩa thực dân đàn áp những ngôi trường khai dân trí của họ dã man như đàn áp một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Nhưng cuối cùng, những con người “không đồng đẳng” đã dành được vị thế “bình đẳng”.
Tiếp theo họ, suốt hơn gần một thế kỷ rưỡi qua, Việt Nam chưa bao giờ thiếu những bàn chân nhỏ bé dũng cảm bước vào con đường ngập tràn bóng tối của sự ngu muội và phía trước chưa thấy có ánh đèn rực rỡ nào chiếu sáng. Rất nhiều người đã bỏ cuộc, mỗi ngày ngồi bên hiên gác trọ thả nỗi buồn vào đại dương và lặng nhìn một chiếc thuyền say lạc hướng đêm.
Nhưng nỗi buồn của họ có sức mạnh hơn triệu lần những lời kêu gọi sáo rỗng. Mỗi khi nỗi buồn gác trọ ấy dâng trào, ngoài kia lại có một chiếc thuyền nhỏ ra khơi dù người chèo thuyền biết rõ cái gì đang chờ đợi mình phía trước.
Những nỗi buồn nung nấu âm thầm như thế sẽ sinh thành trên bầu trời kia một niềm tin thoát khỏi hố thẳm của lịch sử.
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia mà tầng lớp lãnh đạo chỉ là đại diện cho nhân dân về mặt hình thức, tự mình trở thành một nhóm lợi ích khổng lồ và các quyết định của nó chủ yếu phục vụ cho lợi ích nhóm của mình hơn là phục vụ cho dân tộc.
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia sử dụng ngay chính những kẻ tham nhũng bậc nhất để... chống tham nhũng trong hệ thống khép kín của nó. Chúng ta hãy nhìn một số nước Châu Phi. Họ sẵn sàng bán rẻ cho Trung Quốc những mỏ tài nguyên khổng lồ, đổi lại những con đường rộng thênh thang mà chẳng có mấy ý nghĩa sử dụng cho người dân (nhưng được kết nối các mỏ với những cảng và khu vực mà người Trung Quốc đang dần bám rễ).
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia không có một cơ chế và quy trình lựa chọn lãnh đạo một cách công khai, minh bạch bằng nền văn hóa dựa trên tinh thần dân chủ và tôn trọng quyền con người. Hãy nhìn nước Syria đang chìm trong bể máu nội chiến, nơi Assad kế thừa ngôi tổng thống từ cha mình (cũng làm tổng thống của nước này đến 29 năm trước khi qua đời) bằng hai cuộc bầu cử (năm 2000 và 2007) mà ông là... ứng viên duy nhất.
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia mà người dân của nó chấp nhận tính đương nhiên của hệ thống chính quyền như một nhóm lợi ích mà không nghĩ đến việc đấu tranh để thay đổi. Ngược lại, một số đông dân chúng lợi dụng chính những tệ lậu của hệ thống chính quyền để thu vén những lợi ích nhỏ nhặt, khát khao trở thành một phần của nó và không biết sẽ sống như thế nào nếu hệ thống ấy biến mất. Tinh thần của họ bị thể chế hóa bởi cơ chế khách quan mà họ đã sinh ra từ đó, và không còn khả năng tiến hóa để thích ứng với bất kỳ một hoàn cảnh khách quan nào khác.
Hãy thử nhìn quốc gia Swaziland. Ông vua của nó, Mswati III, thừa kế ngôi báu từ cha, hàng năm tổ chức tuyển vợ từ khoảng hơn hai mươi nghìn trinh nữ khỏa thân trong lễ hội Umhlanga. Sẽ rất buồn cười nếu chúng ta nói với hai mươi ngàn trinh nữ đó về tình yêu, về quyền phụ nữ, về giá trị cá nhân... Đã sang thế kỷ 21 được 14 năm, chúng ta vẫn khó có thể phân biệt được đó là “quốc gia” hay “bộ lạc”. Có lẽ cả hai.
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia mà lãnh đạo coi sự thiếu trưởng thành ý thức công dân của số đông dân chúng như một điều kiện tốt để chế độ mình tồn tại. Nói cách khác, đó là quốc gia mà chủ nghĩa ngu dân đã tiến hóa một bước xa vừa đủ để xây dựng một diện mạo nhân văn giả, vừa đủ tăm tối để biến phần đông người dạy và người học thành một đàn bò.
Loại quốc gia này dĩ nhiên không thể xây dựng được một không gian giáo dục mà ở đó người học được thực tập, rèn luyện tinh thần dân chủ. Bởi lẽ, cái đuôi không thể đi trước con bò. Những kẻ mang đầu óc chủ nô hoặc nô lệ của xã hội cổ đại chỉ có thể ngơ ngác cười khi nghe con người hiện đại nói về hai chữ tự do.
Quốc gia không thể phát triển là quốc gia mà lãnh đạo lúc nào cũng nói về sự phát triển nhưng lại có cả một bộ máy giữ cho tinh thần của nhân dân luôn xơ cứng như chính họ. Kết quả là ở đó mỗi nhóm cộng đồng nhỏ còn giữ nguyên tinh thần bộ lạc, chỉ có ý thức về bộ lạc “chúng nó” và bộ lạc “chúng mình”. Cơ cấu của bộ lạc định hình và duy trì cách nghĩ của mỗi cá nhân theo một khuôn mẫu nhất định. Con người bộ lạc không được phép có lựa chọn nào khác những gì thuộc về hệ ý thức của bộ lạc mình.
Còn ở Việt Nam, ai có thể quyết định việc Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển hay rơi vào hố thẳm của lịch sử? Mỗi người dân bình thường có ít khả năng để làm điều đó bởi mỗi cá nhân đều bị hạn chế trong những thiết chế mà lãnh đạo đất nước đã thiết lập và duy trì.
Nhưng, lịch sử dân tộc dạy ta vẫn nên mang theo một niềm hy vọng.
Trước khi giành độc lập, chủ nghĩa thực dân nói với chúng ta: chỉ có đồng đẳng mới bình đẳng. Thời ấy, đất nước đã có những con người “không đồng đẳng” dám chấp nhận thách thức này để thay đổi số phận dân tộc, tìm kiếm chân trời “bình đẳng”. Họ sinh ra nhìn mặt trời đã nhìn thấy một Việt Nam đen đúa, ngu muội, đói khát phải đối đầu với một ông chủ đứng ở thượng đỉnh của thời đại. Chủ nghĩa thực dân đàn áp những ngôi trường khai dân trí của họ dã man như đàn áp một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Nhưng cuối cùng, những con người “không đồng đẳng” đã dành được vị thế “bình đẳng”.
Tiếp theo họ, suốt hơn gần một thế kỷ rưỡi qua, Việt Nam chưa bao giờ thiếu những bàn chân nhỏ bé dũng cảm bước vào con đường ngập tràn bóng tối của sự ngu muội và phía trước chưa thấy có ánh đèn rực rỡ nào chiếu sáng. Rất nhiều người đã bỏ cuộc, mỗi ngày ngồi bên hiên gác trọ thả nỗi buồn vào đại dương và lặng nhìn một chiếc thuyền say lạc hướng đêm.
Nhưng nỗi buồn của họ có sức mạnh hơn triệu lần những lời kêu gọi sáo rỗng. Mỗi khi nỗi buồn gác trọ ấy dâng trào, ngoài kia lại có một chiếc thuyền nhỏ ra khơi dù người chèo thuyền biết rõ cái gì đang chờ đợi mình phía trước.
Những nỗi buồn nung nấu âm thầm như thế sẽ sinh thành trên bầu trời kia một niềm tin thoát khỏi hố thẳm của lịch sử.