“PUTIN, ÔNG SAI RỒI!”
- Thứ ba - 01/03/2022 17:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Năm ngày ngã ngũ, pourboire (tip) cho Putin thêm 2 ngày cho tròn tuần là phải rút” – tác giả Phúc Lai từ Hà Nội “đánh cược” về thất bại của Putin trong cuộc chiến xâm lược Ukraine.
Lúc đầu, tôi định đặt tựa đề cho bài viết này là “Hoạt động quân sự đặc biệt của Putin chống Ukraine: cái nhìn sau 4 ngày” nhưng ngẫm kỹ ra, ngồi ở Hà Nội hóng tin mà dám có “cái nhìn” thì hơi liều.
Do đó tôi sẽ tiếp cận theo một cách khác: thuật lại những nhận định từ ban đầu cũng như trong suốt 4 ngày đầu khắc khoải, lo lắng và cả buồn nữa. Tuy nhiên trong suốt 4 ngày chết chóc đó, cũng không thiếu những chuyện vui vui, vì thế nên nếu viết một bài dạng chính luận, ắt hẳn sẽ làm bạn đọc chán chăng?
Ngay từ những giờ đầu tiên, anh em quan tâm đến tình hình và có cái nhìn không thiên lệch, ít nhất là những người có cái nhìn không ủng hộ chiến tranh, đã trao đổi với tôi: “Tình hình căng quá anh ạ, nó tấn công như thế này thì Ukraine nguy, thua mất!”.Tôi trả lời: “Cứ bình tĩnh, không nên vội theo chủ nghĩa bi quan như thế.”
Tôi nhắc lại với người anh em là từ cách đây tôi đã dự đoán kịch bản của cuộc tấn công từ phía Nga sang, và nếu như nó diễn ra như vậy, thì câu chuyện không hoàn toàn sẽ đi theo hướng bi quan ngay lập tức.
Nếu như Nga tiến hành một cuộc chiến phá hoại lâu dài (kiểu Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam ngày xưa) chủ yếu nhằm vào hạ tầng, thì trước mắt khi lực lượng quân sự Ukraine chưa có đủ khí tài phòng không sẽ khó đáp trả thích đáng. Một cuộc chiến như thế sẽ kéo dài và mệt mỏi, đặc biệt là cho bên bị tấn công. Còn nếu Nga đưa lục quân vào, thì tình hình sẽ khác và có một loạt cái “nếu” xảy ra.
Đến bây giờ thì chúng ta đã rõ rằng kế hoạch của Putin chính là tấn công mạnh mẽ kiểu dằn mặt, phủ đầu mong bên trong có sự biến đổi to lớn về chính trị. Ông ta ht vọng thứ nhất là có sự ủng hộ của người Ukraine gốc Nga (“Đón chào quân Nga bằng bánh mì và muối!”) giống như người dân các vùng bị chiếm đóng trước đây chào đón Hồng quân khi giải phóng họ khỏi ách phát-xít.
Tiếp theo, ông ta hy vọng với thế tấn công như vũ bão sẽ đem lại tác động rung chuyển hệ thống chính trị đất nước dẫn đến biến cố dạng lật đổ của các lực lượng đối lập.
Tiếc là kế hoạch “Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 2022” của ông ta đã không, à chưa thành công, ít nhất cho đến thời điểm buổi sáng ngày 28/2/2022.
Về yếu tố thứ nhất, thì chắc chắn Putin phải hiểu rõ hơn chúng ta là những người Việt Nam ở xa tít. Nhiều người trong số chúng ta vẫn còn nhớ và ấn tượng với truyện vừa “Người thứ 41” đọc từ rất lâu và xem cả phim nữa, về tình cảm nảy nở giữa cô gái Hồng quân và người sĩ quan Bạch Vệ. Rất nhiều phim ảnh và sách truyện kể về khía cạnh này: người Nga với người Nga nếu khác nhau về hệ tư tưởng, về ý thức hệ… thì còn ác với nhau hơn nhiều so với người Đức (quốc xã) với người Nga (trong thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc).
Vì thế tôi nói với một người anh em khác, là hy vọng đó cũng không đơn giản mà thành sự thật: tôi hỏi bác, nếu bây giờ tôi sang nhà bác đốt nhà, đòi giết con tôi, hãm hiếp vợ tôi, thì kể cả bác là đồng bào, tôi có để bác yên không? Đây người ta đang sinh sống ở đó, nhà người ta đó, hàng xóm họ hàng người ta ở đó, sự nghiệp của người ta ở đó, ông vác súng đạn sang chưa thấy “giải phóng” đâu, trước mắt ông phá tan hoang, cay bỏ mẹ!
Nếu ông muốn người ta nổi dậy thì ít nhất ông phải vượt trội về rất nhiều yếu tố: mức sống, độ văn minh xã hội, quyền con người… và bên này thường phải có những yếu tố thậm tệ kiểu cường quyền áp bức, sưu cao thuế nặng, phải bán chó để làm thịt, bán con đi ở đợ… thì hẵng tính. Đây ông có khi còn chưa bằng người ta về tất cả các phương diện đó, thời “bốn chấm không” rồi chứ có phải thời Trung cổ đâu mà người ta không biết bên nước ông người dân sống như thế nào!
Về yếu tố thứ hai, thì tôi phải nói thật là tôi… không biết. Chẳng biết chính quyền Ukraine có lực lượng đối lập hay không, có đoàn kết hay không, và “anh hề” Zelensky có đủ sức cầm quyền trong thời chiến hay không, có đủ sức đoàn kết nhân dân để tiến hành kháng chiến hay không… Thậm chí những tấm ảnh ông ra tận nơi có chiến sự, cũng không nói lên điều gì cả (tôi không nói tôi tin hay không tin, cá nhân tôi không chia sẻ những hình ảnh đó trên mạng hay ca ngợi cá nhân).
Nhưng đến hôm qua, sau khi nghe phát biểu của ông trước quốc dân đồng bào, giản dị nhưng xúc động và có lẽ, rất xác đáng với tình hình, tôi khẳng định đây là một lãnh đạo xuất sắc, và người dân Ukraine đã không lầm khi bầu ông ấy lên. Tôi đặc biệt ấn tượng khi ông chia sẻ: đã làm việc với các doanh nghiệp Ukraine để họ ở lại và từ bây giờ sẽ xây dựng cho Ukraine “một nền kinh tế ái quốc”.
Đó chính xác là một trong những việc cần, rất cần làm trong những ngày này – nếu tất cả những thành tố quan trọng của đất nước kéo đi thì tan rã quốc gia là không tránh khỏi.
Tình hình đã không diễn ra như Putin mong muốn.
Quay lại với những nhận định cá nhân, nhiều anh em bạn Facebook của tôi có thể xác nhận luôn ở dưới bài viết này, rằng từ đầu tôi đã dự đoán: Putin đưa lục quân vào là hỏng rồi, cuộc tấn công này sẽ kéo dài khoảng 5 ngày thì ngã ngũ. Đến hôm qua (27/4) sau 4 ngày, “Chiến dịch quân sự đặc biệt” đã bộc lộ khá rõ nó sẽ phá sản. Tôi còn nói: Putin thất bại ngay từ khi đưa quân vào, nếu… (lại “nếu” tiếp).
Nếu như lục quân Nga lao vào Ukraine, cũng đồng nghĩa với việc họ lao vào một thế trận xung đột quân sự phi đối xứng (đối đầu với chiến tranh du kích của quân Ukraine) và chiến tranh quy ước kiểu dàn quân chơi “đôi công” không diễn ra.
Trong lịch sử thế giới hiện đại, có lẽ lần cuối cùng chúng ta chứng kiến cuộc chiến tranh kiểu này là cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991) (Chiến dịch “Bão táp sa mạc”) khi Mỹ và Đồng minh áp dụng đúng lý thuyết tiến hành chiến dịch truyền thống: có chuẩn bị chiến trường bằng các loại hỏa lực tầm xa tầm trung đến tầm gần, sau đó là thiết giáp và bộ binh…
Áp dụng hình thức này hồi đó, Mỹ và Đồng minh có lý do là họ đối đầu với một đội quân chính quy của Iraq và chiến sự chủ yếu diễn ra ở sa mạc đồng không mông quạnh. Chỉ sau đó vài năm, khi NATO can dự vào cuộc nội chiến ở Nam Tư, cách thức tiến hành chiến tranh đã khác. Nếu nhìn từ bên ngoài vào sẽ khó nhận ra sự khác nhau, nhưng đã bắt đầu có thể nhận thấy sự xuất hiện của các yếu tố mới về công nghệ trong quân sự, ảnh hưởng lớn đến cách thức tiến hành chiến tranh.
Khi tìm hiểu về khía cạnh này, tôi đã lờ mờ nhận ra sự khác biệt cũng như yêu cầu cấp thiết phải thay đổi thậm chí có tính cách mạng đối với nền quốc phòng các nước, dù là cường quốc về quân sự hay nước nhỏ cả về quy mô kinh tế lẫn tiềm lực quốc phòng.
Thông thường thì chúng ta hay nghe thấy những lời hoa mỹ như “Nga là nước mạnh thứ hai thế giới về quân sự” chẳng hạn, và từ đó cảm thấy phấn chấn vì Nga, nước kế thừa của Liên Xô cũ “là đồng minh và đối tác truyền thống trong chiến tranh cũng như trong hòa bình”. Nga là cường quốc quân sự thì rõ rồi, không ai phủ nhận chuyện đó, thậm chí Phương Tây thông qua giới phát ngôn quân sự của mình với hệ thống truyền thông “trùm om xòm” thường xuyên “thổi phồng” các tiềm lực còn chưa bộc lộ về quân sự của Nga, đến mức Nga như một “con ngoáo ộp”.
Gần đây trên Youtube chẳng hạn, còn xuất hiện rất nhiều kênh về quân sự mà nhiều kênh trong đó ca ngợi quân sự Nga, đặc biệt là về sức mạnh của vũ khí Nga thường là kiểu “Xem giàn pháo phản lực của Nga có sức mạnh hủy diệt”.
Tất cả có đúng chăng? Nhìn chung là đúng, rất đúng, nhưng để hiểu vấn đề cũng cần phải có suy xét một chút. Nếu như hai bên giàn quân để đánh nhau kiểu chiến tranh quy ước, thì Nga không phải là mạnh nhì thế giới, mà cho ông ấy mạnh nhất thế giới đi cho nó đỡ phải cãi nhau. Xét về vũ khí hạt nhân thì ông ấy có khi còn nhiều nhất thế giới, cơ mà chắc chắn chẳng ai mang ra dùng cả, nên trong câu chuyện này chúng ta chỉ bàn xung quanh vũ khí chiến tranh quy ước thôi.
Xuất phát từ việc Nga có một đất nước quá rộng lớn và trống trải khó bảo vệ theo tất cả các hướng, thì việc phát triển quốc phòng theo hướng truyền thống như Liên Xô cũ là không thể tránh khỏi. Vì thế nếu có đạo quân nào tổ chức tấn công vào nước Nga theo kiểu như phát-xít Đức ngày xưa ở thời điểm này, thì chắc chắn sẽ thất bại. Tất cả sẽ lại diễn ra theo đúng như lý thuyết quân sự Nga, không có gì khác.
Khổ cái là ở đầu thế kỷ 21 này, liệu có ông nào dại gì mà đi đánh cái ông Nga ấy không, và nếu đánh thì đánh theo kiểu đó không? Không ạ, nói nhanh cho nó vuông, thậm chí ngay cả khi súng đã nổ trên đất Ukraine thì Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vẫn phát biểu là không can dự quân sự, hiểu chính xác là sẽ không đối đầu trực tiếp với Nga về quân sự.
Thậm chí chúng ta có thể hiểu xa hơn là Hoa Kỳ không có lý do gì để trở thành thù địch với Nga, ổng nói thế là để Nga khỏi có cớ vác tên lửa nhằm vào nước Mỹ (còn thực tế có ngăn được Putin hay không ta không xét).
Đến cuộc “Chiến tranh 5 ngày” năm 2008 giữa Nga và Georgia, mọi thứ không thể hiện rõ nét vì nó là cuộc chiến tranh quy ước có tính đối xứng, nhưng giữa một bên là lực lượng Nga và Nam Ossetia rất mạnh với bên kia là quân đội Georgia rất yếu. Nhưng đến lúc này khi quan sát cuộc chiến tôi đã nhận ra là Nga vẫn tiến hành chiến tranh bằng những phương tiện và công nghệ truyền thống, mà nếu như vậy thì chỉ có thể bắt nạt được những đội quân nhỏ yếu hơn chứ nó đã bắt đầu tỏ ra lỗi thời, lạc hậu.
Nếu như anh có đủ vũ khí công nghệ cao, thì việc gì phải kéo sang toàn những Mi-24 (dùng từ 1976) và Su-24 (dùng từ 1970) với T-72 (cùng thời Su-24) như thế. Nếu như xung đột này gặp một lực lượng cứng cựa, lôi Nga vào một cuộc chiến phi đối xứng với những vũ khí chống tăng và phòng không hiện đại đánh theo lối du kích “không đôi công” thì người thua phải là Nga.
Vì vậy, khi nhìn thấy những video trên Youtube và cả những Fanpage trên Facebook như “Bão lửa”, “Tác chiến điện tử” lập ra chủ yếu để ca ngợi vũ khí Nga, gián tiếp ca ngợi “sức mạnh của quân đội Việt Nam” tôi cảm thấy vừa thương hại (có cả sự thương xót của một Phật tử đối với sự háo sát của chúng sinh) vừa lo ngại.
Thương hại vì có thể họ không nhận ra hoặc có nhận ra nhưng không được phép nói ra về những điểm yếu của cái người ta đang ca ngợi. Lo ngại vì những điều họ đang nói, lại là những gì đang diễn ra trên thực tế với quân sự Việt Nam, khi đang dựa trên chính công nghệ quân sự của Nga!
Đến đây người ta có thể phản bác tôi: “Nhưng chúng ta tiến hành chiến tranh theo thế trận chiến tranh nhân dân!”. Đúng rồi, tôi có nói điều đó sai đâu! Khổ cái bây giờ người ta không đánh chúng ta theo kiểu đó, mà sẽ “leo thang bắn phá” theo kiểu cũ như đã làm ở miền Bắc nhưng ở một tầm cao hơn nhiều về công nghệ. Người ta sẽ không đem quân vào làm gì, mà cứ phá cho cuộc sống của nhân dân trong nước liêng biêng ăn không ngon ngủ không yên, khỏi làm ăn, chứng khoán lúc nào cũng đỏ sàn là đủ chết.
Hơn thế nữa, từ đầu thập niên 1970, người ta đã một đòn thọc sâu vào tận… Sơn Tây, nghĩa là chỉ còn có đâu như 30 phút bay nữa là đến thủ đô Hà Nội. Với tình trạng tàn phá môi sinh như của chúng ta lúc này, làm gì còn “rừng che bộ đội rừng vây quân thù” nữa!
Do đó tôi sẽ tiếp cận theo một cách khác: thuật lại những nhận định từ ban đầu cũng như trong suốt 4 ngày đầu khắc khoải, lo lắng và cả buồn nữa. Tuy nhiên trong suốt 4 ngày chết chóc đó, cũng không thiếu những chuyện vui vui, vì thế nên nếu viết một bài dạng chính luận, ắt hẳn sẽ làm bạn đọc chán chăng?
Ngay từ những giờ đầu tiên, anh em quan tâm đến tình hình và có cái nhìn không thiên lệch, ít nhất là những người có cái nhìn không ủng hộ chiến tranh, đã trao đổi với tôi: “Tình hình căng quá anh ạ, nó tấn công như thế này thì Ukraine nguy, thua mất!”.Tôi trả lời: “Cứ bình tĩnh, không nên vội theo chủ nghĩa bi quan như thế.”
Tôi nhắc lại với người anh em là từ cách đây tôi đã dự đoán kịch bản của cuộc tấn công từ phía Nga sang, và nếu như nó diễn ra như vậy, thì câu chuyện không hoàn toàn sẽ đi theo hướng bi quan ngay lập tức.
Nếu như Nga tiến hành một cuộc chiến phá hoại lâu dài (kiểu Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam ngày xưa) chủ yếu nhằm vào hạ tầng, thì trước mắt khi lực lượng quân sự Ukraine chưa có đủ khí tài phòng không sẽ khó đáp trả thích đáng. Một cuộc chiến như thế sẽ kéo dài và mệt mỏi, đặc biệt là cho bên bị tấn công. Còn nếu Nga đưa lục quân vào, thì tình hình sẽ khác và có một loạt cái “nếu” xảy ra.
Đến bây giờ thì chúng ta đã rõ rằng kế hoạch của Putin chính là tấn công mạnh mẽ kiểu dằn mặt, phủ đầu mong bên trong có sự biến đổi to lớn về chính trị. Ông ta ht vọng thứ nhất là có sự ủng hộ của người Ukraine gốc Nga (“Đón chào quân Nga bằng bánh mì và muối!”) giống như người dân các vùng bị chiếm đóng trước đây chào đón Hồng quân khi giải phóng họ khỏi ách phát-xít.
Tiếp theo, ông ta hy vọng với thế tấn công như vũ bão sẽ đem lại tác động rung chuyển hệ thống chính trị đất nước dẫn đến biến cố dạng lật đổ của các lực lượng đối lập.
Tiếc là kế hoạch “Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 2022” của ông ta đã không, à chưa thành công, ít nhất cho đến thời điểm buổi sáng ngày 28/2/2022.
Về yếu tố thứ nhất, thì chắc chắn Putin phải hiểu rõ hơn chúng ta là những người Việt Nam ở xa tít. Nhiều người trong số chúng ta vẫn còn nhớ và ấn tượng với truyện vừa “Người thứ 41” đọc từ rất lâu và xem cả phim nữa, về tình cảm nảy nở giữa cô gái Hồng quân và người sĩ quan Bạch Vệ. Rất nhiều phim ảnh và sách truyện kể về khía cạnh này: người Nga với người Nga nếu khác nhau về hệ tư tưởng, về ý thức hệ… thì còn ác với nhau hơn nhiều so với người Đức (quốc xã) với người Nga (trong thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc).
Vì thế tôi nói với một người anh em khác, là hy vọng đó cũng không đơn giản mà thành sự thật: tôi hỏi bác, nếu bây giờ tôi sang nhà bác đốt nhà, đòi giết con tôi, hãm hiếp vợ tôi, thì kể cả bác là đồng bào, tôi có để bác yên không? Đây người ta đang sinh sống ở đó, nhà người ta đó, hàng xóm họ hàng người ta ở đó, sự nghiệp của người ta ở đó, ông vác súng đạn sang chưa thấy “giải phóng” đâu, trước mắt ông phá tan hoang, cay bỏ mẹ!
Nếu ông muốn người ta nổi dậy thì ít nhất ông phải vượt trội về rất nhiều yếu tố: mức sống, độ văn minh xã hội, quyền con người… và bên này thường phải có những yếu tố thậm tệ kiểu cường quyền áp bức, sưu cao thuế nặng, phải bán chó để làm thịt, bán con đi ở đợ… thì hẵng tính. Đây ông có khi còn chưa bằng người ta về tất cả các phương diện đó, thời “bốn chấm không” rồi chứ có phải thời Trung cổ đâu mà người ta không biết bên nước ông người dân sống như thế nào!
Về yếu tố thứ hai, thì tôi phải nói thật là tôi… không biết. Chẳng biết chính quyền Ukraine có lực lượng đối lập hay không, có đoàn kết hay không, và “anh hề” Zelensky có đủ sức cầm quyền trong thời chiến hay không, có đủ sức đoàn kết nhân dân để tiến hành kháng chiến hay không… Thậm chí những tấm ảnh ông ra tận nơi có chiến sự, cũng không nói lên điều gì cả (tôi không nói tôi tin hay không tin, cá nhân tôi không chia sẻ những hình ảnh đó trên mạng hay ca ngợi cá nhân).
Nhưng đến hôm qua, sau khi nghe phát biểu của ông trước quốc dân đồng bào, giản dị nhưng xúc động và có lẽ, rất xác đáng với tình hình, tôi khẳng định đây là một lãnh đạo xuất sắc, và người dân Ukraine đã không lầm khi bầu ông ấy lên. Tôi đặc biệt ấn tượng khi ông chia sẻ: đã làm việc với các doanh nghiệp Ukraine để họ ở lại và từ bây giờ sẽ xây dựng cho Ukraine “một nền kinh tế ái quốc”.
Đó chính xác là một trong những việc cần, rất cần làm trong những ngày này – nếu tất cả những thành tố quan trọng của đất nước kéo đi thì tan rã quốc gia là không tránh khỏi.
Tình hình đã không diễn ra như Putin mong muốn.
Quay lại với những nhận định cá nhân, nhiều anh em bạn Facebook của tôi có thể xác nhận luôn ở dưới bài viết này, rằng từ đầu tôi đã dự đoán: Putin đưa lục quân vào là hỏng rồi, cuộc tấn công này sẽ kéo dài khoảng 5 ngày thì ngã ngũ. Đến hôm qua (27/4) sau 4 ngày, “Chiến dịch quân sự đặc biệt” đã bộc lộ khá rõ nó sẽ phá sản. Tôi còn nói: Putin thất bại ngay từ khi đưa quân vào, nếu… (lại “nếu” tiếp).
Nếu như lục quân Nga lao vào Ukraine, cũng đồng nghĩa với việc họ lao vào một thế trận xung đột quân sự phi đối xứng (đối đầu với chiến tranh du kích của quân Ukraine) và chiến tranh quy ước kiểu dàn quân chơi “đôi công” không diễn ra.
Trong lịch sử thế giới hiện đại, có lẽ lần cuối cùng chúng ta chứng kiến cuộc chiến tranh kiểu này là cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991) (Chiến dịch “Bão táp sa mạc”) khi Mỹ và Đồng minh áp dụng đúng lý thuyết tiến hành chiến dịch truyền thống: có chuẩn bị chiến trường bằng các loại hỏa lực tầm xa tầm trung đến tầm gần, sau đó là thiết giáp và bộ binh…
Áp dụng hình thức này hồi đó, Mỹ và Đồng minh có lý do là họ đối đầu với một đội quân chính quy của Iraq và chiến sự chủ yếu diễn ra ở sa mạc đồng không mông quạnh. Chỉ sau đó vài năm, khi NATO can dự vào cuộc nội chiến ở Nam Tư, cách thức tiến hành chiến tranh đã khác. Nếu nhìn từ bên ngoài vào sẽ khó nhận ra sự khác nhau, nhưng đã bắt đầu có thể nhận thấy sự xuất hiện của các yếu tố mới về công nghệ trong quân sự, ảnh hưởng lớn đến cách thức tiến hành chiến tranh.
Khi tìm hiểu về khía cạnh này, tôi đã lờ mờ nhận ra sự khác biệt cũng như yêu cầu cấp thiết phải thay đổi thậm chí có tính cách mạng đối với nền quốc phòng các nước, dù là cường quốc về quân sự hay nước nhỏ cả về quy mô kinh tế lẫn tiềm lực quốc phòng.
Thông thường thì chúng ta hay nghe thấy những lời hoa mỹ như “Nga là nước mạnh thứ hai thế giới về quân sự” chẳng hạn, và từ đó cảm thấy phấn chấn vì Nga, nước kế thừa của Liên Xô cũ “là đồng minh và đối tác truyền thống trong chiến tranh cũng như trong hòa bình”. Nga là cường quốc quân sự thì rõ rồi, không ai phủ nhận chuyện đó, thậm chí Phương Tây thông qua giới phát ngôn quân sự của mình với hệ thống truyền thông “trùm om xòm” thường xuyên “thổi phồng” các tiềm lực còn chưa bộc lộ về quân sự của Nga, đến mức Nga như một “con ngoáo ộp”.
Gần đây trên Youtube chẳng hạn, còn xuất hiện rất nhiều kênh về quân sự mà nhiều kênh trong đó ca ngợi quân sự Nga, đặc biệt là về sức mạnh của vũ khí Nga thường là kiểu “Xem giàn pháo phản lực của Nga có sức mạnh hủy diệt”.
Tất cả có đúng chăng? Nhìn chung là đúng, rất đúng, nhưng để hiểu vấn đề cũng cần phải có suy xét một chút. Nếu như hai bên giàn quân để đánh nhau kiểu chiến tranh quy ước, thì Nga không phải là mạnh nhì thế giới, mà cho ông ấy mạnh nhất thế giới đi cho nó đỡ phải cãi nhau. Xét về vũ khí hạt nhân thì ông ấy có khi còn nhiều nhất thế giới, cơ mà chắc chắn chẳng ai mang ra dùng cả, nên trong câu chuyện này chúng ta chỉ bàn xung quanh vũ khí chiến tranh quy ước thôi.
Xuất phát từ việc Nga có một đất nước quá rộng lớn và trống trải khó bảo vệ theo tất cả các hướng, thì việc phát triển quốc phòng theo hướng truyền thống như Liên Xô cũ là không thể tránh khỏi. Vì thế nếu có đạo quân nào tổ chức tấn công vào nước Nga theo kiểu như phát-xít Đức ngày xưa ở thời điểm này, thì chắc chắn sẽ thất bại. Tất cả sẽ lại diễn ra theo đúng như lý thuyết quân sự Nga, không có gì khác.
Khổ cái là ở đầu thế kỷ 21 này, liệu có ông nào dại gì mà đi đánh cái ông Nga ấy không, và nếu đánh thì đánh theo kiểu đó không? Không ạ, nói nhanh cho nó vuông, thậm chí ngay cả khi súng đã nổ trên đất Ukraine thì Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vẫn phát biểu là không can dự quân sự, hiểu chính xác là sẽ không đối đầu trực tiếp với Nga về quân sự.
Thậm chí chúng ta có thể hiểu xa hơn là Hoa Kỳ không có lý do gì để trở thành thù địch với Nga, ổng nói thế là để Nga khỏi có cớ vác tên lửa nhằm vào nước Mỹ (còn thực tế có ngăn được Putin hay không ta không xét).
Đến cuộc “Chiến tranh 5 ngày” năm 2008 giữa Nga và Georgia, mọi thứ không thể hiện rõ nét vì nó là cuộc chiến tranh quy ước có tính đối xứng, nhưng giữa một bên là lực lượng Nga và Nam Ossetia rất mạnh với bên kia là quân đội Georgia rất yếu. Nhưng đến lúc này khi quan sát cuộc chiến tôi đã nhận ra là Nga vẫn tiến hành chiến tranh bằng những phương tiện và công nghệ truyền thống, mà nếu như vậy thì chỉ có thể bắt nạt được những đội quân nhỏ yếu hơn chứ nó đã bắt đầu tỏ ra lỗi thời, lạc hậu.
Nếu như anh có đủ vũ khí công nghệ cao, thì việc gì phải kéo sang toàn những Mi-24 (dùng từ 1976) và Su-24 (dùng từ 1970) với T-72 (cùng thời Su-24) như thế. Nếu như xung đột này gặp một lực lượng cứng cựa, lôi Nga vào một cuộc chiến phi đối xứng với những vũ khí chống tăng và phòng không hiện đại đánh theo lối du kích “không đôi công” thì người thua phải là Nga.
Vì vậy, khi nhìn thấy những video trên Youtube và cả những Fanpage trên Facebook như “Bão lửa”, “Tác chiến điện tử” lập ra chủ yếu để ca ngợi vũ khí Nga, gián tiếp ca ngợi “sức mạnh của quân đội Việt Nam” tôi cảm thấy vừa thương hại (có cả sự thương xót của một Phật tử đối với sự háo sát của chúng sinh) vừa lo ngại.
Thương hại vì có thể họ không nhận ra hoặc có nhận ra nhưng không được phép nói ra về những điểm yếu của cái người ta đang ca ngợi. Lo ngại vì những điều họ đang nói, lại là những gì đang diễn ra trên thực tế với quân sự Việt Nam, khi đang dựa trên chính công nghệ quân sự của Nga!
Đến đây người ta có thể phản bác tôi: “Nhưng chúng ta tiến hành chiến tranh theo thế trận chiến tranh nhân dân!”. Đúng rồi, tôi có nói điều đó sai đâu! Khổ cái bây giờ người ta không đánh chúng ta theo kiểu đó, mà sẽ “leo thang bắn phá” theo kiểu cũ như đã làm ở miền Bắc nhưng ở một tầm cao hơn nhiều về công nghệ. Người ta sẽ không đem quân vào làm gì, mà cứ phá cho cuộc sống của nhân dân trong nước liêng biêng ăn không ngon ngủ không yên, khỏi làm ăn, chứng khoán lúc nào cũng đỏ sàn là đủ chết.
Hơn thế nữa, từ đầu thập niên 1970, người ta đã một đòn thọc sâu vào tận… Sơn Tây, nghĩa là chỉ còn có đâu như 30 phút bay nữa là đến thủ đô Hà Nội. Với tình trạng tàn phá môi sinh như của chúng ta lúc này, làm gì còn “rừng che bộ đội rừng vây quân thù” nữa!
Trong bài “Hoạt động quân sự đặc biệt của Putin chống Ukraine: cái nhìn đầu tiên”, tôi có giả định Việt Nam có chiến tranh, nhưng cũng cho rằng nó chưa xảy ra trong thực tế, ít nhất với quan hệ hiện tại về chính trị giữa hai nước. Nhưng nếu ở Việt Nam xảy ra những biến cố chính trị thay đổi chế độ, hoặc cũng có thể điều đó xảy ra ở… Trung Quốc mà chính quyền mới lại là quân phiệt và độc tài, thì chiến tranh hoàn toàn có thể xảy ra.
Cuộc “Chiến tranh Nga – Ukraine 2022” lần này là bài học rất lớn đối với nhiều nước, mà chắc chắn người học đầu tiên là… Trung Quốc. Cần phải đoạn tuyệt với tư duy chiến tranh kiểu cũ một cách dứt điểm, nói chính xác là đến giai đoạn này, Trung Quốc vẫn đi theo đúng con đường mà Đặng Tiểu Bình vạch ra từ cách đây hơn 30 năm: thế giới là đa cực, Trung Quốc phải là một cực nhưng sẽ đứng ngoài bất cứ cuộc xung đột quân sự nào.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ phải lớn mạng có hạng về quân sự trên thế giới và tùy thuộc vào tình hình mà vươn dần ra toàn cầu, trong đó không loại trừ việc tiến hành các biện pháp yếm trá, thi hành chiến lược “xâm lược mềm” bằng di dân, xâm lăng văn hóa, gây bất ổn cho các đối thủ cạnh tranh, xâm chiếm dần dần kiểu tằm ăn lá dâu…
Vì thế chúng ta sẽ khó thấy được một Trung Quốc đem quân đi “dạy cho láng giềng một bài học” như đã làm với Việt Nam năm 1979, mà họ sẽ làm như người Mỹ đang làm hiện nay ở Trung Đông trong cuộc chiến chống khủng bố, hay ở Syria chẳng hạn.
Tôi đã từng viết trong bài “Từ chiếc T-90 bị bắn cháy nghĩ về nhãn quan quân sự Nga” là dần dần các nước phải giảm dần chế độ nghĩa vụ quân sự và hướng dần tới chuyên nghiệp hóa. Hiện nay nước có tốc độ giảm quân số nhanh nhất là Trung Quốc, chỉ trong vòng 10 năm đã giảm cỡ 1/3 quân số thường trực để chuyển dần sang chuyên nghiệp hóa và công nghệ cao.
Hoa Kỳ là nước phải duy trì sự có mặt ở rất nhiều điểm trên thế giới mà cũng chỉ duy trì quân số thường trực bằng già nửa Trung Quốc (1,4 triệu quân so với 2,2 triệu quân). Trong khi đó Liên bang Nga vẫn duy trì một quân số khoảng hơn 1 triệu, trong khi cả dân số và GDP thì thua xa hai nước đã dẫn.
Năm 2008. ở Mocow tôi gặp mấy người lính nghĩa vụ trẻ của Nga, đều đang phục vụ tại Quân khu Moscow tôi rất bất ngờ. Thứ nhất là về trình độ của họ, cả mấy người đều có học thức khá thấp, không rõ học hết lớp mấy đó rồi đi bộ đội. Sau đó, tôi bất ngờ về trang bị của họ: quân phục cũ rách, đặc biệt có cậu mặc quần quân phục rách phía sau chỗ nối mông với đùi, mà ta có thể gọi là mặc quần thủng đít. Nhìn kỹ thì quân phục đều được may bằng vải khá tồi.
Tôi không biết những lời đồn thổi về tham nhũng trong quân đội Nga ở đâu, nhưng nhìn mấy chú lính Nga như thế này, thật ngán ngẩm mà nghĩ bụng: chưa nói trang bị, trình độ như thế thì đánh nhau với ai được. Bây giờ là thời của “chiến tranh bấm nút”, mà mỗi người lính đều có trình độ tương đương đại học; lính tráng ngộc ngà ngộc nghệch như thế này thì chỉ đánh nhau kiểu cũ thôi chứ.
Những người nhận ra sự thật tiếp theo sau thất bại của Nga ở Ukraine lần này, nên là anh em “Bão lửa” với “Tác chiến điện tử.” Sức mạnh của vũ khí vẫn là hủy diệt các anh em ạ, nhưng thời nay người ta biết rõ điểm mạnh đó của ông, người ta đánh ông bằng kinh tế, ông đã đủ liêng biêng rồi. Mà đấy, rõ ràng là ông mạnh hơn người ta nhiều lần, mà vào bị nện cho sắp đến đoạn “ôm đầu máu bỏ chạy” đến nơi rồi còn gì.
Nếu không tính vũ khí hạt nhân mà chỉ xét về vũ khí chiến tranh quy ước, thì rõ ràng ông quá lỗi thời. Còn nếu lý do lý trấu, là “tại Ukraine họ đánh du kích chứ nếu không thì thua chắc!” thì “Ơ kìa, nếu ông giỏi thế thì ông phải biết thừa để bắt người ta đánh theo cách của ông, chứ tại sao lại lao vào để người ta diệt theo cách của người ta vậy?”.
Cách đánh tài tình và quả cảm của người Ukraine hiện nay đã làm phá sản cả kế hoạch của Putin lẫn “Bão lửa” và “Tác chiến điện tử.” Đó cũng là cách chúng ta nên học.
Khi anh bạn tôi nói, “xe tăng Nga họ tiến nhanh như thế, cũng nguy ngập lắm anh ạ”. Tất nhiên là nguy ngập rồi, ai nói là không nguy đâu. Cơ mà tiến nhanh như thế thì hậu cần sẽ như thế nào? Vừa trả lời xong thì xem một video rất… hòa bình, là lính Ukraine túm được cả một đoàn xe chở nhu yếu phẩm và thậm chí trong đó có đến 4, 5 xe nhà bếp. Đấy người anh em, bây giờ bên đó đang lạnh… sun vòi, đánh nhau cả ngày mà không có thức ăn nóng thì đến tối mắt trắng dã ra với nhau chứ đùa à.
Anh ta hỏi tiếp, nhưng thấy bên đó báo về là lực lượng họ đông lắm cơ mà, có đến mấy trăm xe tăng, không phải là nguy mà là cực kỳ nguy ấy. Đúng rồi, cực kỳ nguy ấy chứ. Bây giờ tôi ước tính thế này, là riêng qua hướng Chernigiv lao vào tấn công thành phố Sumy trong ngày đầu, bên đó báo về có đến 300 cả xe tăng lẫn các phương tiện khác, và trong ngày đó bên Ukraine đã diệt đến 70 xe.
Còn có nguồn khác là ngày đó trên toàn mặt trận, người ta diệt đến 170 xe cơ giới “không phải xe tăng”. Như vậy có thể đoán được là quân Nga ngoài tổn thất về xe tăng, chắc chắn con số tổn thất về người không nhỏ, vì quân Ukraine đã nhằm vào xe chở quân để tấn công.
“Ấy anh ơi, nhưng mà họ vừa bổ sung thêm 40.000 quân rồi kìa…”.
Tôi ước đoán trên toàn mặt trận, Nga có thể tung vào trận cỡ hai tập đoàn quân xe tăng nguyên vẹn, tức là khoảng 600 xe tăng và phục vụ chúng có hàng nghìn xe quân sự khác, như xe bọc thép chở quân (bộ binh cơ giới thuộc tập đoàn quân) và xe cộ thuộc các lực lượng hậu cần. Một sư đoàn xe tăng khoảng 100 xe, vài tiểu đoàn phòng không, quân y, công binh, bộ binh cơ giới, hậu cần… tất cả là quãng 15 – 16.000 người do đó một tập đoàn quân xe tăng của Nga có khoảng 50.000 người.
Con số là như vậy nhưng như bạn nói, bước vào bắn nhau thực chiến chỉ có 20%. Trên toàn mặt trận dùng 100.000 quân đánh chưa ăn thua, bây giờ thêm 40.000 quân, thực chiến từ 1 vạn đến hẳn 1 vạn 2 đi, thì liệu “ăn” được người ta không? Bổ sung quân mới tinh không phải là nó biến thành 140.000 quân đánh tiếp được đâu.
Anh bạn nên hình dung là 100 xe tăng sau 2 ngày chiến đấu, tổn thất 25% còn 75% thì cái số ba phần tư đó, có khi chỉ còn được 1 nửa là còn sức chiến đấu. Nó là xe hỏng chỗ nọ hóc chỗ kia, cái thiếu dầu cái thiếu đạn, còn về tinh thần của lính thì đảm bảo là oải. Vì thế nếu đơn vị có còn, cũng phải cho ra nghỉ để bọn khác vào… “đá tiếp”.
Anh bạn bảo: công nhận Nga như thế thì lạc hậu thật, bây giờ còn đánh nhau kiểu công thành. Đúng rồi, nhưng để tôi dẫn lời một anh bạn khác: lo quá anh ạ, hôm nay Kharkiv họ (Nga) đánh mạnh chắc mai lại đến Kyiv. Có khi Kharkiv còn bị chiếm ấy! Đến cuối ngày hôm qua (27/2) Kharkiv vẫn chưa bị chiếm thậm chí lực lượng Nga còn bị tổn thất nặng.
Tôi nói với cả hai anh bạn: đến Kharkiv cách biên giới Nga có 50 km, lại ở vùng địa hình thuận lợi (thành phố nằm trong thung lũng, có 4 quận thấp hơn và 4 quận cao hơn) cho tấn công, mà còn chưa chiếm được thì Kyiv làm sao họ chiếm được. Thủ đô của người ta có hai nửa hai bên sông Dnepr, đến nửa bên này còn chưa vào được nói gì đến vượt sông sang nửa kia.
Ngày xưa đến Hồng quân vượt sông Dnepr còn chết hàng vạn nữa là bây giờ. Chúng ta cũng cần nhớ là Hồng quân để chiếm Kyiv năm 1943 cần ít nhất cho giai đoạn đầu là một Phương diện quân (Phương diện quân Voronezh, Tư lệnh là Đại tướng Vatutin) trong đó có 2 tập đoàn quân xe tăng và 6 tập đoàn quân bộ binh, không phải như hôm trước tôi nói với các ông là để đánh chiếm Kyiv, Nga bây giờ cần chuẩn bị ít nhất 1 triệu quân khỏe mạnh tinh tráng à? Mà hồi đó người ta cũng phải đánh làm hai gọng kìm bao vây thành phố, vượt sông Dnepr làm bao nhiêu chỗ các vị trí quanh thành phố, rồi mới đánh chiếm chứ.
So với Vatutin hồi đó Putin bây giờ làm sao có lực lượng bằng được mà đòi chiếm Kyiv!
Vì thế tôi kiên trì nói với anh bạn khác còn bi quan hơn anh bạn lúc đầu kể, khi anh bạn này nhất quyết cho rằng chính quyền Zelensky sẽ bị bắt sống vì… Nga mạnh quá. Tôi bảo: nói có tôi có ông, không bắt được đâu.
Trái lại (và nhắc lại) ngay từ đầu tôi đoán Nga sẽ thua, và cỡ 5 ngày sẽ ngã ngũ. Đến hôm qua thực tiễn chiến trường đã cho thấy tôi nói không có sai. Có ông bạn sửng sốt: tiến như chẻ tre thế mà bảo thua? Đánh đến tận thủ đô rồi còn gì? Ừ, nếu thế thì cứ để Putin tuyên bố thắng lợi và rút quân đi cho thoải mái tư tưởng và đỡ xấu hổ, chứ đánh nhau mà không đạt được mục đích thì là thua chứ thắng ở đâu.
Thi hành một chiến dịch như thế này người ta phải nhằm mấy mục đích: (1) lật đổ chính quyền bằng quân sự, cụ thể là túm được tổng thống và Chính phủ, bét ra là tiêu diệt được họ (2) Chiếm dân và (3) Chiếm được đất.
Hiện nay chưa thấy có thông tin nào về ông Zelenski và nội các của ông ấy đã di tản khỏi thủ đô (đem theo 16 tấn vàng, he he) mà vẫn còn ở đó và lãnh đạo rất tốt cuộc kháng chiến, còn chiếm dân thì có vẻ cũng không đạt được. Cuối cùng là chiếm đất, thì bây giờ có phải là thời trung cổ đâu mà vẫn lưu luyến với chiếm đất. Chiếm được nhưng mà rồi có giữ được đâu.
Ngay từ lúc dự đoán ban đầu, tôi bao giờ cũng nói có một chữ “nếu”, điều mà tôi lo lắng nhất là quân đội và nhân dân Ukraine ngã lòng. Nếu họ ngã lòng và hàng, nhất là hàng từng đơn vị lớn của quân đội, thì đúng là thua thật. Nhưng đến ngày thứ ba của cuộc chiến, rõ ràng là câu chuyện không như vậy.
Tôi bảo mấy người bạn: hôm qua hôm nay viện trợ kìn kìn kéo sang từ các nước Châu Âu và cả Thổ Nhĩ Kỳ, rồi cả những người tình nguyện sang Ukraine chiến đấu và cuối cùng là trừng phạt kinh tế… Nga bị cô lập tuyệt đối như thế, thì chẳng có lý gì người Ukraine đã rất vững từ đầu đến giờ, lại có thể ngã lòng cả.
Vì thế nên sáng hôm nay (28/2), ngày thứ năm của cuộc chiến, lại có thêm tin Belarus tham chiến đưa quân vào “đánh hôi” chung sức với quân Nga. Đến đây mấy anh bạn có vẻ yên tâm hơn. Để trả lời một bình luận đâu đó trên mạng là “Chắc họ nghỉ giải lao để dồn sức đánh tiếp”, tôi viết: “Bây giờ là lúc càng đánh tiếp, Nga và đồng minh càng xuống tinh thần binh lính, còn người Ukraine thì càng đánh càng lên tinh thần”. Đến lính Nga, Checchen đánh còn chẳng được nữa là mấy anh Belarus!
Vì thế, Putin, ông sai rồi ông ạ!
Và tôi bây giờ thì liều được rồi: “Năm ngày ngã ngũ, pourboire (tip) cho Putin thêm 2 ngày cho tròn tuần là phải rút”.