PHỤ NỮ VIỆT CÒN MUỐN ÁP BỨC THẾ NÀO MỚI THỎA?
- Thứ sáu - 09/03/2018 04:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Từ mấy ngàn năm nay, ở nước Việt thấm đẫm Nho giáo này, các bạn, các em, các chị đã ngồi lên đầu lên cổ chúng tôi, giờ còn muốn giải phóng gì nữa, muốn áp bức chúng tôi như thế nào mới thỏa? Ngày 8-3, nhất loạt đàn ông Việt đều bày tỏ lòng kính yêu phụ nữ, thậm chí hùa theo kêu giải phóng nữ quyền, kỳ thực vì chúng tôi... sợ quá đấy thôi!”.
Dạo này thấy người ta rên la vì việc phụ nữ Việt khổ ải không chừng, họ bị Tam Tòng, Tứ Đức trói buộc, bị đàn ông bóc lột nên cơ hội thăng tiến trong công việc, danh vọng không thể bằng đàn ông. Nhiều phụ nữ Việt bày tỏ lòng ngưỡng mộ với trai Tây và coi rẻ đàn ông Việt. Họ cho rằng đàn ông Việt lười, không ga-lăng, không biết trân trọng phụ nữ. Rồi họ đòi giải phóng, đòi bình quyền...
... Thật là quá đáng, quá thể!
Thẳng thắn mà nói với nhau rằng vì còn chưa giầu, nên ngai thờ sống vợ của đàn ông Việt nó chưa được to đẹp, đàng hoàng đấy thôi. Chứ thân phận đàn ông xứ này thật khổ, đúng với câu: “Nhất vợ, nhì giời, ba tao, bét bố”.
Xã hội Việt vận hành theo nguyên tắc phụ hệ mẫu quyền, đàn ông chỉ được cái họ còn ra toàn bộ tài sản, thậm chí cả tính mạng, danh dự đều do người phụ nữ nắm bằng sạch. Người Việt nói “đường cái” nghĩa là đường lớn, to đẹp nhất làng, nhất nước; nói “sông cái” nghĩa là con sông lớn, cội nguồn của làng xã; có ai nói “đường đực”, “sông đực” đâu?
Anh có vận com-lê, đi giày đen, ngồi xe hạng sang, trợn mắt lên khiến người ta phải cúi đầu, thì về nhà bao nhiêu tiền lương anh cũng phải nộp cho vợ bằng sạch. Ở những gia đình kinh tế hạng trung, người chồng chỉ được vợ chiết khấu lại 10%, hay 15% thu nhập (của chính anh ta) để anh có thể trả tiền bữa nhậu với bạn bè, mua bao thuốc lá hay ngồi trà đá vỉa hè. Còn như có dịp giỗ chạp, cưới xin, tiền phong bao đều phải ngửa tay xin vợ.
Khổ nhất là có vô khối anh chàng muốn mua cho mẹ mình món quà, cũng phải xin sống xin chết vợ duyệt ngân sách mới được. Giận lên, tết nhất vợ cắt bằng sạch quà, tiền mừng tuổi mẹ cũng không còn. Thảm lắm!
Có anh quẫn quá phải lập quỹ đen một hai nơm nớp lo sợ bị vợ phát hiện ra thì không biết vợ bạo hành mình thế nào đây?
Vì cái sự thống trị tuyệt đối về kinh tế, nên chồng mới sợ vợ. Có chuyện ông sợ vợ quá mà đột tử, có chuyện ông bị vợ lùa gắt chui xuông gầm giường mà trốn, vợ lấy cán chổi lùa ra. Nhục quá hắn bèn thét to: “Nhà này của tao, tao muốn nằm đâu thì nằm”.
Làm gì có tiếu lâm vợ sợ chồng bao giờ?
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà Lý số bậc nhất của nước Việt, là thầy của vua nhà Mạc, vậy mà sợ vợ một phép. Một hôm cụ mua được một cái quạt, về nhà đếm số nan, tính ngày giờ mua, ra được ngày cái quạt ấy chết. Cụ treo nó lên, chốc chốc lại phủi bụi, ngắm nghía, chờ ngày quạt chết. Vợ cụ tức mắt, nhảy xổ vào xé tan cái quạt.
Vậy mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nói câu gì đâu, chỉ lẩm bẩm: “Té ra là nó chết như vậy!”.
Đấy là chuyện cụ Nguyễn Bình Khiêm, còn cụ Nguyễn Khuyến là Tam Nguyên làng Yên Đổ danh tiếng vang lừng. Hôm bạn từ xa đến chơi nhà, vợ đi vắng thảm đến nỗi, không có cả cơm rau tiếp bạn, đến miếng trầu cũng không có nốt.
Kinh hoàng chưa?
Mấy bạn lại viện dẫn cái việc các bạn ấy phải làm việc nhà nhiều hơn, phải sinh con đẻ cái, nói đâu xa ngay một chương trình trên VTV1 nói rằng một năm có 12 tháng, phụ nữ mất 7 tháng cho các việc không lương. Nào sinh con, chăm sóc người già, nào nấu cơm giặt là các kiểu...
Nhưng xin nói thẳng, lựa chọn một con đường mà mình biết đó là hạnh phúc, rồi lại kêu than khổ, vất vả, thế là thế nào? Đàn ông chúng tôi có ép buộc gì đâu?
Việc đàn ông lười làm việc nhà, không nói lên điều gì cả. Nguyên nhân là bởi nhà cai trị (các bà vợ) quản chồng không nghiêm, phép tắc không rõ ràng phù hợp nên người bị trị (ông chồng) mới biếng làm, ham chơi. Việc này hoàn toàn không liên quan đến việc ai áp bức ai hay trong gia đình, ai có quyền lực hơn ai.
Việc nhà toàn quyền chị em, thì chị em phải nhìn lại mình, chứ sao lại hắt lỗi sang chúng tôi?
Từ mấy ngàn năm nay, ở nước Việt thấm đẫm Nho giáo này, các bạn, các em, các chị đã ngồi lên đầu lên cổ chúng tôi, giờ còn muốn giải phóng gì nữa, muốn áp bức chúng tôi như thế nào mới thỏa? Ngày 8-3, nhất loạt đàn ông Việt đều bày tỏ lòng kính yêu phụ nữ, thậm chí hùa theo kêu giải phóng nữ quyền, kỳ thực vì chúng tôi... sợ quá đấy thôi!
... Thật là quá đáng, quá thể!
Thẳng thắn mà nói với nhau rằng vì còn chưa giầu, nên ngai thờ sống vợ của đàn ông Việt nó chưa được to đẹp, đàng hoàng đấy thôi. Chứ thân phận đàn ông xứ này thật khổ, đúng với câu: “Nhất vợ, nhì giời, ba tao, bét bố”.
Xã hội Việt vận hành theo nguyên tắc phụ hệ mẫu quyền, đàn ông chỉ được cái họ còn ra toàn bộ tài sản, thậm chí cả tính mạng, danh dự đều do người phụ nữ nắm bằng sạch. Người Việt nói “đường cái” nghĩa là đường lớn, to đẹp nhất làng, nhất nước; nói “sông cái” nghĩa là con sông lớn, cội nguồn của làng xã; có ai nói “đường đực”, “sông đực” đâu?
Anh có vận com-lê, đi giày đen, ngồi xe hạng sang, trợn mắt lên khiến người ta phải cúi đầu, thì về nhà bao nhiêu tiền lương anh cũng phải nộp cho vợ bằng sạch. Ở những gia đình kinh tế hạng trung, người chồng chỉ được vợ chiết khấu lại 10%, hay 15% thu nhập (của chính anh ta) để anh có thể trả tiền bữa nhậu với bạn bè, mua bao thuốc lá hay ngồi trà đá vỉa hè. Còn như có dịp giỗ chạp, cưới xin, tiền phong bao đều phải ngửa tay xin vợ.
Khổ nhất là có vô khối anh chàng muốn mua cho mẹ mình món quà, cũng phải xin sống xin chết vợ duyệt ngân sách mới được. Giận lên, tết nhất vợ cắt bằng sạch quà, tiền mừng tuổi mẹ cũng không còn. Thảm lắm!
Có anh quẫn quá phải lập quỹ đen một hai nơm nớp lo sợ bị vợ phát hiện ra thì không biết vợ bạo hành mình thế nào đây?
Vì cái sự thống trị tuyệt đối về kinh tế, nên chồng mới sợ vợ. Có chuyện ông sợ vợ quá mà đột tử, có chuyện ông bị vợ lùa gắt chui xuông gầm giường mà trốn, vợ lấy cán chổi lùa ra. Nhục quá hắn bèn thét to: “Nhà này của tao, tao muốn nằm đâu thì nằm”.
Làm gì có tiếu lâm vợ sợ chồng bao giờ?
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà Lý số bậc nhất của nước Việt, là thầy của vua nhà Mạc, vậy mà sợ vợ một phép. Một hôm cụ mua được một cái quạt, về nhà đếm số nan, tính ngày giờ mua, ra được ngày cái quạt ấy chết. Cụ treo nó lên, chốc chốc lại phủi bụi, ngắm nghía, chờ ngày quạt chết. Vợ cụ tức mắt, nhảy xổ vào xé tan cái quạt.
Vậy mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nói câu gì đâu, chỉ lẩm bẩm: “Té ra là nó chết như vậy!”.
Đấy là chuyện cụ Nguyễn Bình Khiêm, còn cụ Nguyễn Khuyến là Tam Nguyên làng Yên Đổ danh tiếng vang lừng. Hôm bạn từ xa đến chơi nhà, vợ đi vắng thảm đến nỗi, không có cả cơm rau tiếp bạn, đến miếng trầu cũng không có nốt.
Kinh hoàng chưa?
Mấy bạn lại viện dẫn cái việc các bạn ấy phải làm việc nhà nhiều hơn, phải sinh con đẻ cái, nói đâu xa ngay một chương trình trên VTV1 nói rằng một năm có 12 tháng, phụ nữ mất 7 tháng cho các việc không lương. Nào sinh con, chăm sóc người già, nào nấu cơm giặt là các kiểu...
Nhưng xin nói thẳng, lựa chọn một con đường mà mình biết đó là hạnh phúc, rồi lại kêu than khổ, vất vả, thế là thế nào? Đàn ông chúng tôi có ép buộc gì đâu?
Việc đàn ông lười làm việc nhà, không nói lên điều gì cả. Nguyên nhân là bởi nhà cai trị (các bà vợ) quản chồng không nghiêm, phép tắc không rõ ràng phù hợp nên người bị trị (ông chồng) mới biếng làm, ham chơi. Việc này hoàn toàn không liên quan đến việc ai áp bức ai hay trong gia đình, ai có quyền lực hơn ai.
Việc nhà toàn quyền chị em, thì chị em phải nhìn lại mình, chứ sao lại hắt lỗi sang chúng tôi?
Từ mấy ngàn năm nay, ở nước Việt thấm đẫm Nho giáo này, các bạn, các em, các chị đã ngồi lên đầu lên cổ chúng tôi, giờ còn muốn giải phóng gì nữa, muốn áp bức chúng tôi như thế nào mới thỏa? Ngày 8-3, nhất loạt đàn ông Việt đều bày tỏ lòng kính yêu phụ nữ, thậm chí hùa theo kêu giải phóng nữ quyền, kỳ thực vì chúng tôi... sợ quá đấy thôi!