PHẢI TRẢ GIÁ DO LẠC HẬU VÀ “TRÁI TIM LẦM LỠ”
- Chủ nhật - 13/11/2022 03:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Họ thua vì trong chính tâm tưởng, tâm thức xã hội Nga, Phương Đông đã chiến thắng Phương Tây, xã hội - tư duy thế kỷ 19 lại thắng xã hội - tư duy của thế kỷ 21. Họ thua vì đã sử dụng tư duy - chiến thuật của chiến tranh kiểu Stalin trong những trận chiến của thế kỷ 21” - góc nhìn của tác giả Quang Phan từ Hà Nội.
Người Nga thua vì sự lạc hậu của chính họ. Người ta có thể nhìn thấy Nga đã thua kể từ 3 ngày sau khi họ khởi chiến. Và quân Nga sẽ còn tiếp tục thua đau nữa. Thua trận ở đây đó chính là kéo thụt lùi sự phát triển của quốc gia, những mục tiêu chiến lược của “Chiến dịch đặc biệt” bị phá sản.
Muốn chiến thắng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, trước hết mình phải ưu việt (phải mạnh) hơn đối thủ đã. Điều tiếp theo khởi chiến cần phải tuân thủ những nguyên tắc khoa học của chiến tranh. Với người Nga, ta không tìm thấy những nguyên tắc khoa học trong “Chiến dịch đặc biệt”. Nhưng điều đó không nguy hiểm bằng sự lạc hậu trong tâm tính Nga.
Họ thua vì trong chính tâm tưởng, tâm thức xã hội Nga, Phương Đông đã chiến thắng Phương Tây, xã hội - tư duy thế kỷ 19 lại thắng xã hội - tư duy của thế kỷ 21. Họ thua vì đã sử dụng tư duy - chiến thuật của chiến tranh kiểu Stalin trong những trận chiến của thế kỷ 21.
Bản thân Putin cầm quyền hơn hai thập kỷ đã là sự thất bại của nước Nga.
Họ thua vì sương mù chiến tranh bao trùm điện Kremlin. Moscow đã nhận thức sai về đối thủ về quyết tâm khẳng định bản sắc quốc gia của người Ukraine, về năng lực phản ứng của Phương Tây với sự dẫn dắt của Hoa Kỳ. Họ thua vì công nghệ và niềm tin hão huyền rằng họ có sứ mệnh được Chúa ban rằng sẽ chống lại sự lan tỏa quyền lực Phương Tây.
Tác chiến thực tế trên chiến trường, họ cũng bị sương mù bao phủ nốt. Không khó để những người Việt Nam dù xa cách chiến trường hàng ngàn cây số vẫn có thể dự đoán khá chính xác về diễn tiến cuộc chiến. Nhận định Nga thua ở đâu thì tất yếu sẽ thua ở đó, chỉ là sớm hay muộn mà thôi!
Sai hay đúng của một cuộc chiến tranh, chính nghĩa hay phi nghĩa vẫn chỉ là các khái niệm... tương đối. Kể cả luật pháp quốc tế. Nhưng thế kỷ 21 rồi mà Putin còn đòi “phi quân sự hóa” một quốc gia, đòi đặt một quốc gia 40 triệu dân trong vòng cương tỏa của của mình thì đó là ngớ ngẩn.
Và bất chấp những khái niệm mang thuộc tính Tương Đối, thì việc phát động một cuộc đại xâm lăng với mục đích nô dịch một quốc gia khác vẫn là hành động trái đạo đức. Sự lạc hậu trong bất cứ hình thái nào sẽ phải trả giá bằng việc đặt quốc gia của mình bên bờ tồn vong.
Chúc mừng Ukraine giải phóng Kherson và họ sẽ còn tiếp tục tiến bước! Chia buồn với Putin vì ông đã thua kể từ ngày... quyết định khởi chiến!
Muốn chiến thắng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, trước hết mình phải ưu việt (phải mạnh) hơn đối thủ đã. Điều tiếp theo khởi chiến cần phải tuân thủ những nguyên tắc khoa học của chiến tranh. Với người Nga, ta không tìm thấy những nguyên tắc khoa học trong “Chiến dịch đặc biệt”. Nhưng điều đó không nguy hiểm bằng sự lạc hậu trong tâm tính Nga.
Họ thua vì trong chính tâm tưởng, tâm thức xã hội Nga, Phương Đông đã chiến thắng Phương Tây, xã hội - tư duy thế kỷ 19 lại thắng xã hội - tư duy của thế kỷ 21. Họ thua vì đã sử dụng tư duy - chiến thuật của chiến tranh kiểu Stalin trong những trận chiến của thế kỷ 21.
Bản thân Putin cầm quyền hơn hai thập kỷ đã là sự thất bại của nước Nga.
Họ thua vì sương mù chiến tranh bao trùm điện Kremlin. Moscow đã nhận thức sai về đối thủ về quyết tâm khẳng định bản sắc quốc gia của người Ukraine, về năng lực phản ứng của Phương Tây với sự dẫn dắt của Hoa Kỳ. Họ thua vì công nghệ và niềm tin hão huyền rằng họ có sứ mệnh được Chúa ban rằng sẽ chống lại sự lan tỏa quyền lực Phương Tây.
Tác chiến thực tế trên chiến trường, họ cũng bị sương mù bao phủ nốt. Không khó để những người Việt Nam dù xa cách chiến trường hàng ngàn cây số vẫn có thể dự đoán khá chính xác về diễn tiến cuộc chiến. Nhận định Nga thua ở đâu thì tất yếu sẽ thua ở đó, chỉ là sớm hay muộn mà thôi!
Sai hay đúng của một cuộc chiến tranh, chính nghĩa hay phi nghĩa vẫn chỉ là các khái niệm... tương đối. Kể cả luật pháp quốc tế. Nhưng thế kỷ 21 rồi mà Putin còn đòi “phi quân sự hóa” một quốc gia, đòi đặt một quốc gia 40 triệu dân trong vòng cương tỏa của của mình thì đó là ngớ ngẩn.
Và bất chấp những khái niệm mang thuộc tính Tương Đối, thì việc phát động một cuộc đại xâm lăng với mục đích nô dịch một quốc gia khác vẫn là hành động trái đạo đức. Sự lạc hậu trong bất cứ hình thái nào sẽ phải trả giá bằng việc đặt quốc gia của mình bên bờ tồn vong.
Chúc mừng Ukraine giải phóng Kherson và họ sẽ còn tiếp tục tiến bước! Chia buồn với Putin vì ông đã thua kể từ ngày... quyết định khởi chiến!
Về phần người Việt?
Nhiều người Việt Nam ủng hộ Nga và Pu là vì “trái tim lầm lỡ để trên đầu”. Người Việt trong mối thù “trăm năm ô nhục” - một mối hận rất kiểu Tầu, trong mối hờn ghen về “Phương Tây vượt trội”. Hay trong tâm tưởng nước Nga kẻ kế thừa hoài bão Liên Xô.
Hoặc vì tình cảm, sự gắn kết với văn hóa - con người - giáo dục Nga. Hoặc đơn giản cho rằng chính quyền Ukraine là một khối nghịch mắt mình! Hoặc rất có thể đó là hành động nào đó trong chuỗi phản ứng khẳng định bản sắc quốc gia chính quyền Kyiv đã làm thương tổn quyền lợi Nga trên đất Ukraine.
Nhưng chung quy, Việt Nam và Nga mặc dù địa lý cách trở nhưng tìm thấy nhau ở tâm hồn - tư duy Phương Đông đồng điệu. Ở niềm tin vào chân lý... chống lại Phương Tây hoặc chống lại Hoa Kỳ.
Không sao mà! Ai chẳng có niềm tin? Ai chẳng tin, chẳng yêu vào một giá trị quá khứ nào đó? Nhưng tương lai vẫn là điều chúng ta cần hướng tới. Và đừng biến nạn nhân thành hung thủ!
Người Việt trong quá khứ gần 500 năm về trước cũng phải bắt đầu một cuộc chiến như Ukraine chống lại Nga hôm nay. Đó là cuộc chiến 1407-1428. Một cuộc chiến tích hợp trong đó cả chiến tranh giải phóng quốc gia với sự xung đột giữa các tệp quyền lực - ngôn ngữ: Trại và Kinh Lộ, “Kinh Lộ đa tùng tặc dĩ phản” và tập đoàn Ngô Việt xứ Đông.
Đại Việt tiền thế kỷ 15 là một quốc gia đa văn hóa, đa ngôn ngữ, rốt thùng sau năm 1428 đã trở thành một quốc gia nói ngôn ngữ Vietic với một thiết chế trung ương tập quyền sâu sắc. Và ý thức Việt nhân ngày thêm rõ ràng xác quyết.
Sự trả giá để hình thành căn cước quốc gia là không hề nhỏ. Thậm chí nhiều khi là sự chối bỏ những căn cước ruột rà của mình.
Ukraine ngày nay cũng vậy! Chiến tranh sẽ làm họ trưởng thành hơn nhưng cũng rồi cũng sẽ đem đến thương tổn nhiều hơn cho người...”Kinh Lộ” kiểu Ukraine.
Thế kỷ 21 rồi, Toàn Cầu Hóa là ngàn năm không phải ngày một ngày hai. “Phương Tây vượt trội” là xu thế cũng ngàn năm không phải mới một hai trăm năm gần đây. Ta chỉ có thể...”bơi nổi, hưởng lạc cùng nền văn minh ấy” đừng để những tồn đọng quá khứ, những tù đọng ám ảnh, kìm hãm chính mình!
Chúc mừng Ukaine vì căn cước quốc gia đang dần hoàn thiện qua lần thử lửa khốc liệt này. Tương lai chờ đón họ dĩ nhiên thử thách hàn gắn quốc gia - vấn đề hậu chiến - vẫn còn là thách thức. Chiến tranh Vệ quốc thì dân tộc chủ nghĩa là động lực, nhưng kiến quốc thịnh vượng - tự do thì cần nhiều hơn thế.