ÔNG OBAMA ĐÃ LÀM VAI TRÒ CỦA MỸ MỜ NHẠT TRÊN CHÍNH TRƯỜNG THẾ GIỚI
- Chủ nhật - 18/12/2016 05:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Mỹ đã không duy trì sức mạnh vốn có trên thế giới, bởi trong 8 năm cầm quyền, ông Obama luôn lấy chiến lược “hòa bình, đàm phán, giải pháp chính trị” để làm kim chỉ nan hành động. Chính vì vậy vai trò của Mỹ trên thế giới đã trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết. Đã đến lúc Mỹ cần phải xem xét lại chiến lược để lấy lại sức mạnh của mình nhằm duy trì sự an ninh ổn định trên thế giới”.
Báo chí đang ca ngợi ông Putin đưa nước Nga trở lại tâm điểm thế giới. Cũng đúng thôi, Liên bang Nga đã có không ít hành động “trêu ngươi”, từ xâm lược Ukraine, một mình chống lại Phương Tây khi củng cố chiếc ghế cho Assad, đáp trả trừng phạt của Phương Tây, ngấm ngầm gây chia rẽ ở EU và đặc biệt thò bàn tay vào cuộc bầu cử Mỹ.
Tất cả những gì ông Putin làm đã thoát khỏi cái bóng của Liên Xô, vì ông không theo bất kỳ nguyên tắc nào. Tất cả những thành công đó đều do sự nhu nhược và yếu đuối của chính quyền Obama. Việc Mỹ thông báo rút quân ồ ạt khỏi Afganistan và Iraq khiến các chính quyền “cua bấy” của hai nước bất lực trước các tổ chức Hồi giáo cực đoan, cụ thể là Al Qeda, sau đó IS bắt đầu xuất hiện.
Trong cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga - Georgia, Nga đã thiết lập luôn hai khu vực của đất nước này thành “quốc gia”. Khi đó Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice lên tiếng cảnh báo Nga rằng họ có thể bị thế giới cô lập nếu không tuân thủ lệnh ngừng bắn với Georgia và rút quân về nước, còn các nước thuộc NATO cũng cho rằng họ “không thể tiếp tục quan hệ như cũ” với Nga. Đồng thời EU và NATO cũng lo ngại rằng sau hai vùng ly khai của Georgia, Nga sẽ nhắm tới các nước khác, chẳng hạn như Ukraina.
Nhưng ngay khi trúng cử, ông Obama đã có lập trường nịnh bợ Nga và Trung Quốc. Cử người thân tín nhất là bà Ngoại trưởng Hillary Clinton sang Nga để nối lại quan hệ, các nước Châu Âu cũng đổ hàng tỷ đô-la cùng công nghệ cao kể cả về quân sự vào nước này.
Sau khi ông Obama bước vào Phòng Bầu dục, gần như vai trò quốc tế của Mỹ mờ nhạt đến thảm hại. Trung Quốc theo chân Nga bành trướng ở Biển Đông, Nga bắt đầu trỗi dậy đe dọa Châu Âu bằng các cuộc nắn gân như cho máy bay tầu quân sự tiến sát thậm chí xâm phạm sát lãnh thổ khối NATO. Ông Putin hiểu rằng ông Obama luôn lấy luật pháp Quốc tế để làm kim chỉ nan giao giảng nên cứ thế âm thầm xây dựng các chiến lược bất quy tắc. Đỉnh điểm là việc sáp nhập Crimea và xâm lược miền Đông Ukraine.
Đến mức này ông Obama mới chịu hành động bằng những đòn “cho dân Nga khổ”, khốn nỗi Tổng thống Mỹ không hiểu rằng Putin và phe nhóm không phải là toàn bộ dân Nga. Dân Nga có thể trở nên đói nghèo, thiếu thốn nhưng họ vẫn ủng hộ lãnh đạo độc tài Putin để tiếp tục chống lại Phương Tây như một kẻ thù. Ông Obama đã thể hiện sự nhu nhược khi phủ quyết toàn bộ ý muốn của Lưỡng viện, và chỉ ủng hộ cho Ukraine lều bạt, xe chỉ huy... và tệ nhất là chỉ cho rada xác định tọa độ pháo binh có tầm xa 5-8 km trong khi các loại pháo và Grad của phe ly khai (thực tế là quân đội Nga) bắn xa thậm chí tới 30 km.
Nhiều đại biểu trong Lưỡng viện, nhiều nhà quân sự kêu gào phải “bơm” vũ khí sát thương cho Ukraine để chặn bước tiến của Nga nhưng ông Obama đã phớt lờ. Kết quả là ngay trước cuộc đàm phán để đưa ra Thỏa thuận Minsk, ông Putin cười vào mũi ông Obama và bà Merkel khi phát biểu ở Hungary “hôm nay thật vui vì những người thợ mỏ đã giành chiến thắng”. Đó là cuộc chiến đẫm máu ở Debaltseve. Sau này, một số thông tin được tiết lộ cho hay, quân chính phủ Ukraine không có vũ khí hữu hiệu để chống lại tăng Nga khi họ bao vây các các ngả xung quanh Debaltseve.
Về Syria, ông Obama luôn mồm tuyên bố “Assad phải ra đi”. Để thực hiện tuyên bố này ông đã cử Ngoại trưởng Kerry liên tục... năn nỉ người đồng cấp của Nga, ông Lavrov ngồi vào bàn đàm phán. Thật nực cười khi một người hành động theo quy tắc lại luôn muốn đàm phán với người bất quy tắc theo kiểu “đừng vậy mà, tôi năn nỉ đấy” và cho rằng những kết quả đó là thành công.
Hầu hết những cuộc đàm phán mà Nga - Mỹ ký kết đều không thực hiện được, nhưng ông Obama vẫn theo đuổi chiến lược này khiến ngay cả dân Mỹ cũng bất bình. Kết quả là những người đấu tranh vì dân chủ ở Syria đã đi vào diệt vong qua việc thất thủ Aleppo. Điều nực cười nữa là trong khi Putin - Assad đang thắng như chẻ tre ở Aleppo, ông Kerry lại tiếp tục năn nỉ Nga đàm phán bằng cách kêu gọi... lòng trắc ẩn.
Hầu như trong nhiệm kỳ cuối của Tổng thống Hoa Kỳ các nước luôn nhắm vào ông Obama để xỉ vả, từ Rodrigo Duterte của Philippines cho đến Recep Tayyip Erdoğan của Thổ. Ở Biển Đông, sau khi các đồng minh kêu gọi thảm thiết ông Obama mới cảm thấy sự an nguy về sức mạnh của Mỹ bị đe dọa nên mới cắt cử 3-6 tháng một lần cho tàu vè vè qua mấy đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây bất hợp pháp. Mỗi lần tàu Mỹ diễu hành đều có tàu Trung Quốc hộ tống. Nhiều nhà phân tích cho rằng hành động của chính quyền Mỹ không khác con sư tử già bị đuổi ra khỏi đàn, đi đến đâu “tè” một bãi để khẳng định “vùng bất khả xâm phạm”.
Chưa khi nào thế giới lâm vào tình trạng hỗn loạn như hiện nay, cũng do Trung Quốc sau thời gian dài âm thầm “ẩn mình chờ thời” đã đến lúc khẳng định mình bằng cách củng cố quân sự ở Biển Đông. Sau một thời gian dài Nga tích lũy tài chính do giá năng lượng cao, Putin đã trỗi dậy khi chà đạp luật pháp quốc tế, xé bỏ bản hiệp ước bảo vệ Ukraine. Các tổ chức Hồi giáo cực đoan hợp thành cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” (IS) thách thức toàn thế giới.
Tuy nhiên, cũng có một phần quan trọng khi Mỹ không duy trì sức mạnh vốn có trên thế giới, bởi trong 8 năm cầm quyền, ông Obama luôn lấy chiến lược “hòa bình, đàm phán, giải pháp chính trị” để làm kim chỉ nan hành động. Chính vì vậy vai trò của Mỹ trên thế giới đã trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết, gây sự hoài nghi cho các đồng minh.
Đã đến lúc Mỹ cần phải xem xét lại chiến lược để lấy lại sức mạnh của mình nhằm duy trì sự an ninh ổn định trên thế giới (*).
(*) Tác giả Chuyên Dương là một CTV của NCTG, đã đóng góp nhiều bài viết về cuộc chiến Ukraine. Bài viết này được tác giả gửi tặng nhân sinh nhật tròn 15 tuổi của báo. Chân thành cám ơn anh!
Tất cả những gì ông Putin làm đã thoát khỏi cái bóng của Liên Xô, vì ông không theo bất kỳ nguyên tắc nào. Tất cả những thành công đó đều do sự nhu nhược và yếu đuối của chính quyền Obama. Việc Mỹ thông báo rút quân ồ ạt khỏi Afganistan và Iraq khiến các chính quyền “cua bấy” của hai nước bất lực trước các tổ chức Hồi giáo cực đoan, cụ thể là Al Qeda, sau đó IS bắt đầu xuất hiện.
Trong cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga - Georgia, Nga đã thiết lập luôn hai khu vực của đất nước này thành “quốc gia”. Khi đó Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice lên tiếng cảnh báo Nga rằng họ có thể bị thế giới cô lập nếu không tuân thủ lệnh ngừng bắn với Georgia và rút quân về nước, còn các nước thuộc NATO cũng cho rằng họ “không thể tiếp tục quan hệ như cũ” với Nga. Đồng thời EU và NATO cũng lo ngại rằng sau hai vùng ly khai của Georgia, Nga sẽ nhắm tới các nước khác, chẳng hạn như Ukraina.
Nhưng ngay khi trúng cử, ông Obama đã có lập trường nịnh bợ Nga và Trung Quốc. Cử người thân tín nhất là bà Ngoại trưởng Hillary Clinton sang Nga để nối lại quan hệ, các nước Châu Âu cũng đổ hàng tỷ đô-la cùng công nghệ cao kể cả về quân sự vào nước này.
Sau khi ông Obama bước vào Phòng Bầu dục, gần như vai trò quốc tế của Mỹ mờ nhạt đến thảm hại. Trung Quốc theo chân Nga bành trướng ở Biển Đông, Nga bắt đầu trỗi dậy đe dọa Châu Âu bằng các cuộc nắn gân như cho máy bay tầu quân sự tiến sát thậm chí xâm phạm sát lãnh thổ khối NATO. Ông Putin hiểu rằng ông Obama luôn lấy luật pháp Quốc tế để làm kim chỉ nan giao giảng nên cứ thế âm thầm xây dựng các chiến lược bất quy tắc. Đỉnh điểm là việc sáp nhập Crimea và xâm lược miền Đông Ukraine.
Đến mức này ông Obama mới chịu hành động bằng những đòn “cho dân Nga khổ”, khốn nỗi Tổng thống Mỹ không hiểu rằng Putin và phe nhóm không phải là toàn bộ dân Nga. Dân Nga có thể trở nên đói nghèo, thiếu thốn nhưng họ vẫn ủng hộ lãnh đạo độc tài Putin để tiếp tục chống lại Phương Tây như một kẻ thù. Ông Obama đã thể hiện sự nhu nhược khi phủ quyết toàn bộ ý muốn của Lưỡng viện, và chỉ ủng hộ cho Ukraine lều bạt, xe chỉ huy... và tệ nhất là chỉ cho rada xác định tọa độ pháo binh có tầm xa 5-8 km trong khi các loại pháo và Grad của phe ly khai (thực tế là quân đội Nga) bắn xa thậm chí tới 30 km.
Nhiều đại biểu trong Lưỡng viện, nhiều nhà quân sự kêu gào phải “bơm” vũ khí sát thương cho Ukraine để chặn bước tiến của Nga nhưng ông Obama đã phớt lờ. Kết quả là ngay trước cuộc đàm phán để đưa ra Thỏa thuận Minsk, ông Putin cười vào mũi ông Obama và bà Merkel khi phát biểu ở Hungary “hôm nay thật vui vì những người thợ mỏ đã giành chiến thắng”. Đó là cuộc chiến đẫm máu ở Debaltseve. Sau này, một số thông tin được tiết lộ cho hay, quân chính phủ Ukraine không có vũ khí hữu hiệu để chống lại tăng Nga khi họ bao vây các các ngả xung quanh Debaltseve.
Về Syria, ông Obama luôn mồm tuyên bố “Assad phải ra đi”. Để thực hiện tuyên bố này ông đã cử Ngoại trưởng Kerry liên tục... năn nỉ người đồng cấp của Nga, ông Lavrov ngồi vào bàn đàm phán. Thật nực cười khi một người hành động theo quy tắc lại luôn muốn đàm phán với người bất quy tắc theo kiểu “đừng vậy mà, tôi năn nỉ đấy” và cho rằng những kết quả đó là thành công.
Hầu hết những cuộc đàm phán mà Nga - Mỹ ký kết đều không thực hiện được, nhưng ông Obama vẫn theo đuổi chiến lược này khiến ngay cả dân Mỹ cũng bất bình. Kết quả là những người đấu tranh vì dân chủ ở Syria đã đi vào diệt vong qua việc thất thủ Aleppo. Điều nực cười nữa là trong khi Putin - Assad đang thắng như chẻ tre ở Aleppo, ông Kerry lại tiếp tục năn nỉ Nga đàm phán bằng cách kêu gọi... lòng trắc ẩn.
Hầu như trong nhiệm kỳ cuối của Tổng thống Hoa Kỳ các nước luôn nhắm vào ông Obama để xỉ vả, từ Rodrigo Duterte của Philippines cho đến Recep Tayyip Erdoğan của Thổ. Ở Biển Đông, sau khi các đồng minh kêu gọi thảm thiết ông Obama mới cảm thấy sự an nguy về sức mạnh của Mỹ bị đe dọa nên mới cắt cử 3-6 tháng một lần cho tàu vè vè qua mấy đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây bất hợp pháp. Mỗi lần tàu Mỹ diễu hành đều có tàu Trung Quốc hộ tống. Nhiều nhà phân tích cho rằng hành động của chính quyền Mỹ không khác con sư tử già bị đuổi ra khỏi đàn, đi đến đâu “tè” một bãi để khẳng định “vùng bất khả xâm phạm”.
Chưa khi nào thế giới lâm vào tình trạng hỗn loạn như hiện nay, cũng do Trung Quốc sau thời gian dài âm thầm “ẩn mình chờ thời” đã đến lúc khẳng định mình bằng cách củng cố quân sự ở Biển Đông. Sau một thời gian dài Nga tích lũy tài chính do giá năng lượng cao, Putin đã trỗi dậy khi chà đạp luật pháp quốc tế, xé bỏ bản hiệp ước bảo vệ Ukraine. Các tổ chức Hồi giáo cực đoan hợp thành cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” (IS) thách thức toàn thế giới.
Tuy nhiên, cũng có một phần quan trọng khi Mỹ không duy trì sức mạnh vốn có trên thế giới, bởi trong 8 năm cầm quyền, ông Obama luôn lấy chiến lược “hòa bình, đàm phán, giải pháp chính trị” để làm kim chỉ nan hành động. Chính vì vậy vai trò của Mỹ trên thế giới đã trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết, gây sự hoài nghi cho các đồng minh.
Đã đến lúc Mỹ cần phải xem xét lại chiến lược để lấy lại sức mạnh của mình nhằm duy trì sự an ninh ổn định trên thế giới (*).
(*) Tác giả Chuyên Dương là một CTV của NCTG, đã đóng góp nhiều bài viết về cuộc chiến Ukraine. Bài viết này được tác giả gửi tặng nhân sinh nhật tròn 15 tuổi của báo. Chân thành cám ơn anh!