Người Việt ở Ukraine di tản chiến tranh: NGA HAY EU?
- Thứ sáu - 22/04/2022 17:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Với đa số, Ukraine là tình yêu của họ mà họ đã chọn làm nơi sinh kế, thậm chí là quê hương thứ hai, còn Nga là nước xâm lược, gây ra biết bao nhiêu đau thương mất mát, thiệt hại cho mỗi gia đình...”.
Trước chiến tranh ở Ukraine có khoảng 5.000 người gốc Việt sinh sống. Đầu tháng 4/2022, đại đa số bà con ta đã đi di tản chiến tranh ra nước ngoài. Đoàn cuối cùng là nhóm bà con người Việt Nam từ thành phố Kherson đang bị quân Nga chiếm đóng. Trước đó là các gia đình từ Mariupol đang trong vòng vây của quân Nga.
Tất cả những ai muốn đi di tản đã đi. Còn lại tầm khoảng ba bốn trăm người không muốn đi hoặc không thể đi được.
Điều thú vị là trong số khoảng 4.600 người ra nước ngoài lánh nạn thì tuyệt đại đa số đã sang các nước Liên Âu và Canada. Một số ít đã về Việt Nam trên các chuyến bay cứu trợ của nhà nước Việt Nam tổ chức từ Đông Âu. Chỉ có... 14 (!) người từ Kherson di tản sang Nga, được Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tổ chức đưa đón và họ cũng đã về Việt Nam. (*)
Tóm lại, cuộc chiến tranh này cho thấy rất cụ thể: người Việt ở Ukraine muốn sống với ai và không muốn sống với ai?
Đáng chú ý là kể cả những anh ngày thường lên mạng xã hội chửi bới thậm tệ Ukraine và ủng hộ Putin cũng không chọn nơi di tản là nước Nga. Lý do rất đơn giản: sang Nga để mà đói và để bị bắt đi lính trận như những người Việt đã nhận quốc tịch Nga ở vùng Donetsk à? Nước Nga không thể cung cấp cho mỗi người tỵ nạn chỗ ở và 500-600 USD/ tháng tiền sinh hoạt như ở các nước EU được.
Vả lại, với đa số, Ukraine là tình yêu của họ mà họ đã chọn làm nơi sinh kế, thậm chí là quê hương thứ hai, còn Nga là nước xâm lược, gây ra biết bao nhiêu đau thương mất mát, thiệt hại cho mỗi gia đình: cháy chợ, cháy “công”, bể nhà sập cửa, trắng tay và bồng bế con chen chỗ lên cửa tàu di tản, tan tành mái ấm, không còn hy vọng quay về nhà...
Chính vì vậy mà trong cộng đồng Việt Nam tại Ukraine, việc sang Nga được hiểu ngầm là một sự phản bội.
Cũng xin nói thêm rằng: ĐSQ Việt Nam ở Ukraine đã thông báo rất cụ thể cho công dân Việt sinh sống tại Ukraine biết chương trình cứu trợ người di tản sang Nga. Có người đưa đón bên cửa khẩu Nga, có máy bay đưa về Việt Nam, có thông báo đến từng người, nhưng đại đa số bà con ta đã không chọn hướng này.
Và có lẽ là sự lựa chọn của họ là chuẩn!
(*) Các số liệu trên có thể có sai số, nhưng không nhiều.
Tất cả những ai muốn đi di tản đã đi. Còn lại tầm khoảng ba bốn trăm người không muốn đi hoặc không thể đi được.
Điều thú vị là trong số khoảng 4.600 người ra nước ngoài lánh nạn thì tuyệt đại đa số đã sang các nước Liên Âu và Canada. Một số ít đã về Việt Nam trên các chuyến bay cứu trợ của nhà nước Việt Nam tổ chức từ Đông Âu. Chỉ có... 14 (!) người từ Kherson di tản sang Nga, được Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tổ chức đưa đón và họ cũng đã về Việt Nam. (*)
Tóm lại, cuộc chiến tranh này cho thấy rất cụ thể: người Việt ở Ukraine muốn sống với ai và không muốn sống với ai?
Đáng chú ý là kể cả những anh ngày thường lên mạng xã hội chửi bới thậm tệ Ukraine và ủng hộ Putin cũng không chọn nơi di tản là nước Nga. Lý do rất đơn giản: sang Nga để mà đói và để bị bắt đi lính trận như những người Việt đã nhận quốc tịch Nga ở vùng Donetsk à? Nước Nga không thể cung cấp cho mỗi người tỵ nạn chỗ ở và 500-600 USD/ tháng tiền sinh hoạt như ở các nước EU được.
Vả lại, với đa số, Ukraine là tình yêu của họ mà họ đã chọn làm nơi sinh kế, thậm chí là quê hương thứ hai, còn Nga là nước xâm lược, gây ra biết bao nhiêu đau thương mất mát, thiệt hại cho mỗi gia đình: cháy chợ, cháy “công”, bể nhà sập cửa, trắng tay và bồng bế con chen chỗ lên cửa tàu di tản, tan tành mái ấm, không còn hy vọng quay về nhà...
Chính vì vậy mà trong cộng đồng Việt Nam tại Ukraine, việc sang Nga được hiểu ngầm là một sự phản bội.
Cũng xin nói thêm rằng: ĐSQ Việt Nam ở Ukraine đã thông báo rất cụ thể cho công dân Việt sinh sống tại Ukraine biết chương trình cứu trợ người di tản sang Nga. Có người đưa đón bên cửa khẩu Nga, có máy bay đưa về Việt Nam, có thông báo đến từng người, nhưng đại đa số bà con ta đã không chọn hướng này.
Và có lẽ là sự lựa chọn của họ là chuẩn!
(*) Các số liệu trên có thể có sai số, nhưng không nhiều.