NÓI THÊM VỀ VỤ “NÓI NGỌNG”
- Thứ tư - 23/11/2016 15:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Tôi hiểu rằng việc giễu nhại Bộ trưởng thật ra chỉ là biểu hiện của một cảm giác ngán ngẩm lớn hơn trong lòng người Việt. Chúng ta chán ngấy các quan chức bất tài, ăn nói quàng xiên và không bao giờ có giải pháp thiết thực, gần đây nhất là Bộ trưởng Giáo dục lại có phát ngôn vô trách nhiệm và xem thường phụ nữ về việc đưa giáo viên đi “tiếp khách”.
Gần đây, cuộc tranh luận về “nói ngọng” vốn dai dẳng từ nhiều năm nay lại bùng lên trên các diễn đàn và mạng xã hội qua một phát ngôn của Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ liên quan tới việc một địa phương nọ buộc các cô giáo phải đi “tiếp khách”như một “vinh dự và nhiệm vụ chính trị”.
Tôi xin góp chút ý kiến về vấn đề này như sau:
1. Một số ý kiến cho rằng mọi nơi đều “nói ngọng” (ví dụ như tr/ch, r/d/gi v.v.).
Người Việt thường có suy nghĩ về “phát âm chuẩn lý tưởng” là một kiểu phát âm mà hầu như không ai nói trong thực tế, nhưng luôn dạy cho học sinh khi tập đọc, là kiểu phát âm rõ ràng những chữ như “ra giêng”, “ga giường”, “chuyên trách”, “rau muống”, “ham muốn”, v.v... Theo tiêu chuẩn khắt khe đó thì hầu như bất kỳ vùng miền hay người Việt nào cũng “ngọng” cả, và “ngọng” kiểu nào thì cũng như nhau cả. Tuy nhiên không phải vậy.
Về mặt ngôn ngữ học, một ngôn ngữ thường chia thành hai dạng là “phương ngữ chuẩn” và “phương ngữ không chuẩn”, sự phân biệt giữa hai loại phương ngữ này chỉ đơn giản là tùy theo sự ủng hộ của các thể chế ở quốc gia đó.
Ở Việt Nam, các phương tiện giao tiếp chính thống của chính phủ như Đài Truyền hình Quốc gia, sách báo, văn bản pháp luật, v.v... được viết/nói theo “giọng Hà Nội” (“giọng Bắc”), thì đây được xem là “phương ngữ chuẩn”. Kể cả ở miền Nam, mặc dù không ai nói giọng Bắc, nhưng điều này vẫn được phản ánh ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn như khi hát:
“Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng. Trong nắng vàng, khắp chốn tiếng reo vang” (*). Người Nam vẫn hát: “... khắp chốn tiếng dzeo vang” .Trong khi đây vốn dĩ là cách phát âm của người Bắc.
Trên văn bản, người Nam vẫn viết: “Chú ý khi đi sang đường”, trong khi họ không bao giờ nói như vậy. Họ sẽ nói: “Để ý lúc băng qua đường”.
“Phương ngữ chuẩn” thứ hai của tiếng Việt là “giọng Sài Gòn” (“giọng Nam”), mặc dù trên văn bản vẫn dùng kiểu viết của giọng Bắc. Điều này thể hiện rõ ở việc Đài Truyền hình VTV sau này đã chấp nhận phát thanh viên nói giọng Sài Gòn, và các đài truyền hình ở các tỉnh miền Nam cố gắng nói càng rõ ràng, càng giống “giọng Sài Gòn” càng tốt.
Như vậy, các kiểu phát âm khác “chuẩn lý tưởng” ở hai phương ngữ này không được xem là ngọng, chẳng hạn người Bắc có nói: “Lời dzu buồn nghe mênh mang mênh mang”, còn người Nam thì “Sau lủy che làng khiến lòng tôi xôn xao” (**), vẫn không phải là “ngọng”.
Tuy nhiên, các phương ngữ hoặc cách phát âm khác quá xa so với hai phương ngữ này sẽ được xem là “ngọng”, chẳng hạn như không có đài truyền hình nào chấp nhận phát thanh viên “nói nẫn nộn” giữa l/n ở miền Bắc hoặc phát âm “hông dỏ dàng” giữa r/d ở miền Nam cả.
2. Bộ trưởng Giáo dục nói ngọng có phải là vấn đề to tát không?
Một số ý kiến cho rằng “không thể chấp nhận giáo viên dạy học sinh mà nói ngọng, huống gì là bộ trưởng”, có lẽ với suy luận là “giáo viên nói sai thì sẽ dạy học sinh nói sai, vậy bộ trưởng nói sai thì sẽ làm cho toàn bộ bọn trẻ nói sai”. Điều này có lẽ là hơi nâng quan điểm, vì trẻ con học hỏi từ giáo viên hàng ngày chứ có nghe gì từ ông bộ trưởng mấy đâu.
Hay như ý tưởng “bộ trưởng không sửa được một lỗi nhỏ như vầy tức là không tự chấn chỉnh bản thân được, không chấn chỉnh bản thân được thì làm sao chấn chỉnh người khác được” là điều mà thật ra chúng ta có thể áp dụng với bất kỳ thứ gì. “Giáo viên nấu ăn dở à, không tự chấn chỉnh bản thân được thì làm sao chấn chỉnh người khác được”, “giáo viên hay để quên chìa khóa à, đầu óc thế kia thì làm sao nhớ bài giảng để dạy được”. Vậy có phải những người “nấu ăn dở” và “để quên chìa khóa” cũng không nên làm trong ngành Giáo dục?
Tôi nghĩ những người phát âm sai nên cố gắng chỉnh lại cho đúng nếu có thể, nhưng cái lỗi đó đâu có to tát đến thế. Dù sao thì ông Bộ trưởng đâu có đứng lớp dạy trẻ tập đọc, đâu có đại diện cho trình độ ngôn ngữ của cả nước Việt Nam, đâu có làm phát thanh viên, và hiếm hoi lắm mới thấy xuất hiện trên báo đài.
Tôi hiểu rằng việc giễu nhại Bộ trưởng thật ra chỉ là biểu hiện của một cảm giác ngán ngẩm lớn hơn trong lòng người Việt. Chúng ta chán ngấy các quan chức bất tài, ăn nói quàng xiên và không bao giờ có giải pháp thiết thực, gần đây nhất là Bộ trưởng Giáo dục lại có phát ngôn vô trách nhiệm và xem thường phụ nữ về việc đưa giáo viên đi “tiếp khách”.
Tôi không có ý bênh vực ông này, nhưng những lời chê trách tật “nói ngọng” có thể tạo ra mặc cảm không cần thiết cho những người nói “ngọng” hoặc phát âm không chuẩn khác. Mà những người này nhiều khi cũng chỉ là dân thường như chúng ta mà thôi.
Ghi chú (của NCTG):
(*) “Xuân đã về”, nhạc và lời Văn Phụng.
(**) “Sao em nỡ vội lấy chồng?”, nhạc Trần Tiến, ý thơ Hoàng Cầm.
Tôi xin góp chút ý kiến về vấn đề này như sau:
1. Một số ý kiến cho rằng mọi nơi đều “nói ngọng” (ví dụ như tr/ch, r/d/gi v.v.).
Người Việt thường có suy nghĩ về “phát âm chuẩn lý tưởng” là một kiểu phát âm mà hầu như không ai nói trong thực tế, nhưng luôn dạy cho học sinh khi tập đọc, là kiểu phát âm rõ ràng những chữ như “ra giêng”, “ga giường”, “chuyên trách”, “rau muống”, “ham muốn”, v.v... Theo tiêu chuẩn khắt khe đó thì hầu như bất kỳ vùng miền hay người Việt nào cũng “ngọng” cả, và “ngọng” kiểu nào thì cũng như nhau cả. Tuy nhiên không phải vậy.
Về mặt ngôn ngữ học, một ngôn ngữ thường chia thành hai dạng là “phương ngữ chuẩn” và “phương ngữ không chuẩn”, sự phân biệt giữa hai loại phương ngữ này chỉ đơn giản là tùy theo sự ủng hộ của các thể chế ở quốc gia đó.
Ở Việt Nam, các phương tiện giao tiếp chính thống của chính phủ như Đài Truyền hình Quốc gia, sách báo, văn bản pháp luật, v.v... được viết/nói theo “giọng Hà Nội” (“giọng Bắc”), thì đây được xem là “phương ngữ chuẩn”. Kể cả ở miền Nam, mặc dù không ai nói giọng Bắc, nhưng điều này vẫn được phản ánh ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn như khi hát:
“Xuân đã về, xuân vẫn mơ màng. Trong nắng vàng, khắp chốn tiếng reo vang” (*). Người Nam vẫn hát: “... khắp chốn tiếng dzeo vang” .Trong khi đây vốn dĩ là cách phát âm của người Bắc.
Trên văn bản, người Nam vẫn viết: “Chú ý khi đi sang đường”, trong khi họ không bao giờ nói như vậy. Họ sẽ nói: “Để ý lúc băng qua đường”.
“Phương ngữ chuẩn” thứ hai của tiếng Việt là “giọng Sài Gòn” (“giọng Nam”), mặc dù trên văn bản vẫn dùng kiểu viết của giọng Bắc. Điều này thể hiện rõ ở việc Đài Truyền hình VTV sau này đã chấp nhận phát thanh viên nói giọng Sài Gòn, và các đài truyền hình ở các tỉnh miền Nam cố gắng nói càng rõ ràng, càng giống “giọng Sài Gòn” càng tốt.
Như vậy, các kiểu phát âm khác “chuẩn lý tưởng” ở hai phương ngữ này không được xem là ngọng, chẳng hạn người Bắc có nói: “Lời dzu buồn nghe mênh mang mênh mang”, còn người Nam thì “Sau lủy che làng khiến lòng tôi xôn xao” (**), vẫn không phải là “ngọng”.
Tuy nhiên, các phương ngữ hoặc cách phát âm khác quá xa so với hai phương ngữ này sẽ được xem là “ngọng”, chẳng hạn như không có đài truyền hình nào chấp nhận phát thanh viên “nói nẫn nộn” giữa l/n ở miền Bắc hoặc phát âm “hông dỏ dàng” giữa r/d ở miền Nam cả.
2. Bộ trưởng Giáo dục nói ngọng có phải là vấn đề to tát không?
Một số ý kiến cho rằng “không thể chấp nhận giáo viên dạy học sinh mà nói ngọng, huống gì là bộ trưởng”, có lẽ với suy luận là “giáo viên nói sai thì sẽ dạy học sinh nói sai, vậy bộ trưởng nói sai thì sẽ làm cho toàn bộ bọn trẻ nói sai”. Điều này có lẽ là hơi nâng quan điểm, vì trẻ con học hỏi từ giáo viên hàng ngày chứ có nghe gì từ ông bộ trưởng mấy đâu.
Hay như ý tưởng “bộ trưởng không sửa được một lỗi nhỏ như vầy tức là không tự chấn chỉnh bản thân được, không chấn chỉnh bản thân được thì làm sao chấn chỉnh người khác được” là điều mà thật ra chúng ta có thể áp dụng với bất kỳ thứ gì. “Giáo viên nấu ăn dở à, không tự chấn chỉnh bản thân được thì làm sao chấn chỉnh người khác được”, “giáo viên hay để quên chìa khóa à, đầu óc thế kia thì làm sao nhớ bài giảng để dạy được”. Vậy có phải những người “nấu ăn dở” và “để quên chìa khóa” cũng không nên làm trong ngành Giáo dục?
Tôi nghĩ những người phát âm sai nên cố gắng chỉnh lại cho đúng nếu có thể, nhưng cái lỗi đó đâu có to tát đến thế. Dù sao thì ông Bộ trưởng đâu có đứng lớp dạy trẻ tập đọc, đâu có đại diện cho trình độ ngôn ngữ của cả nước Việt Nam, đâu có làm phát thanh viên, và hiếm hoi lắm mới thấy xuất hiện trên báo đài.
Tôi hiểu rằng việc giễu nhại Bộ trưởng thật ra chỉ là biểu hiện của một cảm giác ngán ngẩm lớn hơn trong lòng người Việt. Chúng ta chán ngấy các quan chức bất tài, ăn nói quàng xiên và không bao giờ có giải pháp thiết thực, gần đây nhất là Bộ trưởng Giáo dục lại có phát ngôn vô trách nhiệm và xem thường phụ nữ về việc đưa giáo viên đi “tiếp khách”.
Tôi không có ý bênh vực ông này, nhưng những lời chê trách tật “nói ngọng” có thể tạo ra mặc cảm không cần thiết cho những người nói “ngọng” hoặc phát âm không chuẩn khác. Mà những người này nhiều khi cũng chỉ là dân thường như chúng ta mà thôi.
Ghi chú (của NCTG):
(*) “Xuân đã về”, nhạc và lời Văn Phụng.
(**) “Sao em nỡ vội lấy chồng?”, nhạc Trần Tiến, ý thơ Hoàng Cầm.