NIỀM TIN VÀ NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP: CÒN HAY MẤT?
- Thứ năm - 25/02/2016 19:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Với bậc làm cha làm mẹ và người lớn chúng ta, làm gì để xây dựng và giữ cho con cái niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống. Làm thế nào để có thể mang lại cuộc sống an lành, trong veo cho con trẻ. Làm gì để đưa tới cho con những trải nghiệm đẹp từ khi được sinh ra tới lúc trưởng thành...”.
Những ngày sau Tết, rất nhiều người chúng ta đi đây đó tham gia lễ hội, vãn cảnh chùa, cúng bái thành tâm mong cho một năm mới hạnh phúc, bình an và may mắn. Trong lát cắt khung cảnh yên bình, con người tĩnh tâm và thảnh thơi, thanh tịnh thì cũng có những chớp hình gây xót xa, hoài nghi về niềm tin vào những điều tốt đẹp. Và rằng trong cuộc sống này, người ta tin vào những gì? Những điều tốt đẹp còn hay mất?
Từ chuyện cướp phết ở lễ hội làng: Sự “may mắn” mang tên cướp giật
Nếu xem đoạn clip được chia sẻ nhiều trên mạng quay cảnh cướp phết tại một lễ hội, bạn sẽ thấy nhiều lát cắt xót xa ấy với câu hỏi còn bỏ ngỏ câu trả lời. Cả đám đàn ông thanh niên trai trẻ hùa nhau chạy, không ngại nhảy xô, dẫm đạp, xông phi trèo lên đầu, lên người nhau, dang tay thụi liên tục kẻ ở dưới để giành giật cướp phết, thứ được-cho-là-mang-lại may mắn.
Sóng người ào tới ào lui tạo ra sự bát nháo, hỗn loạn và cả máu đổ. Đi kèm với cảnh một thanh niên cười tươi vô tư trả lời “chưa sợ anh ạ” là cảnh những người nằm thở dốc với quần áo mặt mũi dính máu be bét. Một người đàn ông trung niên khác vô tư trả lời: “Cướp được quả đấy là lộc vào mình là thần ban cho mình may mắn cả năm và mình làm ăn được”.
Chẳng xót xa sao khi một phong tục mà ban đầu có thể là hầu mong mang lại sự may mắn tới mọi người trong năm mới thì bây giờ đã bị biến tướng. May mắn đâu chưa thấy. Lộc cả năm đâu chưa thấy ngoài cảnh người máu me nằm bệt trên nền cát. Họ có hối hận chút nào khi bị lôi kéo vào đám đông ấy? Họ cướp được gì hay chỉ mang lại sự lo lắng cho người thân. Rõ ràng, ngày đầu năm đã không may mắn!
Nhìn sâu hơn vào bên trong sự vụ này và những gì đang xảy ra quanh cuộc sống hàng ngày, bạn không thể không tự hỏi điều gì khiến những con người ấy (và có thể cả chúng ta) rơi vào cảnh đó. Phải chăng là cuộc sống hiện tại quá khó khăn, là niềm tin trong họ bị đổ vỡ nên phải tìm một nơi nào đó để bấu víu. Nhưng thánh thần có phải là một cứu cánh? Niềm tin nào sẽ giúp họ?
Tới chuyện nhà báo công khai “ăn tiền” khi viết bài, đăng status: “Chuyện thường ngày ở huyện”
Cũng trong những ngày này lại rộ lên chuyện ngoại tình của một người đàn ông giàu có (đang có vợ, hai con) và một cô ca sĩ nổi tiếng kèm nhiều tai tiếng. Rất nhiều tầng lớp bị cuốn vào cơn lốc bình luận gồm cả nhà báo, chuyên gia (cả có uy tín và cả tự phong), người hâm mộ và những bà mẹ bị-bỉ-bai “bà mẹ bỉm sữa”.
Cuộc tranh cãi qua lại hẳn là cuộc chiến không cân sức. Bắt đầu từ lâu và âm ỉ tới giờ lại bùng và chưa biết bao giờ là hồi kết, làn sóng tẩy chay của các bà mẹ bị-gọi-là-bỉm-sữa được phát động tự phát trên mạng xã hội.
Từ chuyện cướp phết ở lễ hội làng: Sự “may mắn” mang tên cướp giật
Nếu xem đoạn clip được chia sẻ nhiều trên mạng quay cảnh cướp phết tại một lễ hội, bạn sẽ thấy nhiều lát cắt xót xa ấy với câu hỏi còn bỏ ngỏ câu trả lời. Cả đám đàn ông thanh niên trai trẻ hùa nhau chạy, không ngại nhảy xô, dẫm đạp, xông phi trèo lên đầu, lên người nhau, dang tay thụi liên tục kẻ ở dưới để giành giật cướp phết, thứ được-cho-là-mang-lại may mắn.
Sóng người ào tới ào lui tạo ra sự bát nháo, hỗn loạn và cả máu đổ. Đi kèm với cảnh một thanh niên cười tươi vô tư trả lời “chưa sợ anh ạ” là cảnh những người nằm thở dốc với quần áo mặt mũi dính máu be bét. Một người đàn ông trung niên khác vô tư trả lời: “Cướp được quả đấy là lộc vào mình là thần ban cho mình may mắn cả năm và mình làm ăn được”.
Chẳng xót xa sao khi một phong tục mà ban đầu có thể là hầu mong mang lại sự may mắn tới mọi người trong năm mới thì bây giờ đã bị biến tướng. May mắn đâu chưa thấy. Lộc cả năm đâu chưa thấy ngoài cảnh người máu me nằm bệt trên nền cát. Họ có hối hận chút nào khi bị lôi kéo vào đám đông ấy? Họ cướp được gì hay chỉ mang lại sự lo lắng cho người thân. Rõ ràng, ngày đầu năm đã không may mắn!
Nhìn sâu hơn vào bên trong sự vụ này và những gì đang xảy ra quanh cuộc sống hàng ngày, bạn không thể không tự hỏi điều gì khiến những con người ấy (và có thể cả chúng ta) rơi vào cảnh đó. Phải chăng là cuộc sống hiện tại quá khó khăn, là niềm tin trong họ bị đổ vỡ nên phải tìm một nơi nào đó để bấu víu. Nhưng thánh thần có phải là một cứu cánh? Niềm tin nào sẽ giúp họ?
Tới chuyện nhà báo công khai “ăn tiền” khi viết bài, đăng status: “Chuyện thường ngày ở huyện”
Cũng trong những ngày này lại rộ lên chuyện ngoại tình của một người đàn ông giàu có (đang có vợ, hai con) và một cô ca sĩ nổi tiếng kèm nhiều tai tiếng. Rất nhiều tầng lớp bị cuốn vào cơn lốc bình luận gồm cả nhà báo, chuyên gia (cả có uy tín và cả tự phong), người hâm mộ và những bà mẹ bị-bỉ-bai “bà mẹ bỉm sữa”.
Cuộc tranh cãi qua lại hẳn là cuộc chiến không cân sức. Bắt đầu từ lâu và âm ỉ tới giờ lại bùng và chưa biết bao giờ là hồi kết, làn sóng tẩy chay của các bà mẹ bị-gọi-là-bỉm-sữa được phát động tự phát trên mạng xã hội.
Không đi sâu vào chi tiết vụ việc, tôi chỉ muốn nói tới sự đánh mất bản thân và tự trọng nghề nghiệp, công khai thách thức dư luận của một số nhà báo, sự lên ngôi của trơ trẽn, của những điều cấm trong nghề nghiệp thì giờ được coi là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Không chỉ còn là những tiếng nói cảnh cáo, cáo buộc nhà báo nọ, tòa báo kia ăn tiền viết bài (20 triệu/bài) hòng pha loãng thông tin, dập tắt dư luận hòng chìm xuồng vụ tình tang của cô ca sĩ mà còn là sự ngang nhiên của một số nhà báo sẵn sàng giật status trên Facebook, công khai “nhận biên tút bênh sao giá 5 củ” (5 triệu?).
Dù status đó có là để đùa hoặc mỉa mai hoặc là thật thì những điều này phản ánh một sự không bình thường! Tệ hơn, bao nhiêu điều không bình thường ấy đang biến thành điều bình thường, được coi là đi kịp thời đại và làm nên “chuẩn mực mới”. Nói những điều đó để thấy, xã hội thực sự đã xuống cấp.
Là tôi không cập nhật và cứng đầu không tuân theo những “chuẩn mực mới” ấy? Từ bao giờ, người ta đánh mất sự liêm chính, tự trọng bản thân. Để nổi tiếng ư? Để có tiền ư? Họ chạy theo những cái bóng, vờn qua vờn lại. Họ văng đủ mọi thứ lên mặt họ và văng vãi ra ngoài. Họ là đại diện của một lớp trí thức mới đó, lớp nhà báo, nhà truyền thông, nhà giáo, nhà giải quyết khủng hoảng tới uy tín cho người có tiền.
Đạp lên những giá trị cơ bản của đạo đức, của gia đình khi tung hô người xen vào phá vỡ gia đình, hoặc coi những người vợ mới là người có tội vì đã tranh giành chồng với cô bồ. Nguy hiểm hơn, những người này lại đang có trong tay quyền ăn quyền nói, quyền sinh quyền sát sẵn sàng ăn miếng trả miếng. Tất cả các giá trị cơ bản đang hỗn loạn và bị đảo lộn?
Làm gì để giữ lại sự trong lành?
Tôi nhớ lại câu chuyện bên mâm cơm tối qua. Nhìn những cảnh TV đưa tin về lễ hội đầu năm, đứa trẻ lên tám đã vô tư nói: “Chỉ là quả bóng thôi mà tranh cướp nhau. Con người thật tham lam. Có gì là may mắn đâu!”.
Trong suy nghĩ của trẻ, đúng là mọi việc người lớn làm thật khó hiểu. Chúng nhìn cuộc sống đơn giản và trong lành lắm. Bạn nghĩ thế nào? Chúng ta đã từng như thế. Cuộc sống đã nhào nặn, đưa tới những thử thách nào để chúng ta trở thành người như ngày hôm nay?
Với một niềm tin sâu thẳm từ tâm, tôi tin sự tốt đẹp hẳn vẫn còn. Có thể nhiều, có thể ít. Nơi này, nơi kia vẫn còn bao người đáng trọng.
Câu trả lời của tôi cho con hẳn chưa đầy đủ. Nói bao nhiêu để cho hết cái xấu, bao nhiêu cho đủ cái đẹp. Và với bậc làm cha làm mẹ và người lớn chúng ta, làm gì để xây dựng và giữ cho con cái niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống. Làm thế nào để có thể mang lại cuộc sống an lành, trong veo cho con trẻ. Làm gì để đưa tới cho con những trải nghiệm đẹp từ khi được sinh ra tới lúc trưởng thành. Đây là câu hỏi không dễ cho chúng ta.
Nhưng không thể không làm gì.
Cuộc sống là sự tiếp nối. Và con trẻ là cuộc sống, là tương lai của chúng ta, bạn ạ!