NHỮNG ĐỨA TRẺ ĐỀU BIẾT NHẬN LỖI
- Thứ bảy - 02/07/2016 07:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Bố mẹ ngày hôm nay phải nhận lỗi trước các con vì đã không làm được nhiều hơn như bố mẹ đáng phải làm, để gửi lại cho con môi trường sống sạch sẽ hơn, để đặt những nền móng cho xã hội không chỉ giàu hơn, mà cần văn minh và an toàn hơn. Bố mẹ phải nhận lấy trách nhiệm của mình, ngày hôm nay, chứ không đùn đẩy nó cho con ngày mai”.
Ngày 30-6, khi thời sự nước nhà đang tập trung xung quanh câu chuyện một lời nhận lỗi và đền bù của một công ty lớn sau bao ngày trông đợi, thì cùng ngày, ở đây, một câu chuyện nhận lỗi bé tí xíu cứ vấn vương suy nghĩ mãi không thôi...
Như mọi đứa trẻ nào cũng phải trải qua, con bé bị ngã trầy mặt. Chỉ thời gian đầu nóng ruột vì chưa gặp trực tiếp để xem con ra làm sao, còn khi đón con về, mẹ cũng yên tâm và bình thản. Xây xước mặt, dập môi... cũng là nhẹ, coi như một câu chuyện đã xong.
Thế nhưng cô giáo gọi điện sau sự cố, báo tình hình và khuyên đi khám bác sĩ, rồi hẹn quay lại trường ngày hôm sau. Đến trường con với tờ giấy xét nghiệm thương tích của bác sĩ, cô giáo thì đang lụi hụi điền hồ sơ khai báo tường trình tai nạn cho con.
Nhìn cô giáo cuối ngày thứ Sáu còn chạy ngược xuôi trong hành lang trường hết qua phòng hiệu trưởng xin ý kiến, lại chạy đi tìm cô giám thị giờ chơi xin chữ ký làm chứng, gạch gạch xóa xóa viết bản tường trình hơn nửa trang giấy, vừa tranh thủ nói chuyện tổng kết tình hinh học hành của con một năm qua, cũng thấy ái ngại thay.
Bản tường trình sẽ được gửi lên inspecteur (ban kiểm sát/ thanh tra giáo dục) của thành phố, rồi gửi cho phụ huynh để làm bảo hiểm, gửi cho bảo hiểm y tế để đề phòng di chứng về sau sẽ được quyền lợi bảo hiểm lâu dài...
Trong khi viết tường trình, cô giáo kể lại câu chuyện con bé bị ngã khi đang nhảy với bạn, tuột tay ngã nhào, cô bạn kia ngã đè lên con, làm con bị đập mặt xuống sân. Nghe con kể là cô bé Soha ấy đã xin lỗi ngay sau đó, còn hôm nay cô giáo kể thêm là chính cô bé đó chạy lại chỗ cô và báo là mình làm bạn bị ngã.
Hôm qua khi nghe con kể bạn xin lỗi con, còn một bạn khác thì khóc khi con khóc, làm mẹ nhớ câu chuyện “Cafe thứ 7” mà mẹ ấn tượng hồi đi học, về cô bé kể chuyện đã “giúp" bạn bằng cách... ngồi khóc cùng bạn, không khỏi xúc động vì giờ lại có ngày đó là sự thật với con mình.
Nhưng chuyện một đứa trẻ đã không chần chừ nhận lỗi, rồi còn chạy đi tìm người lớn để nói điều đó với giáo viên, tìm sự trợ giúp cho bạn mình, làm một người lớn như mẹ phải nể phục!
Tối khi tắm cho con, mẹ gợi chuyện “nếu con làm bạn Soha ngã, con sẽ nói gì?” con trả lời không do dự “con sẽ xin lỗi bạn". Mẹ lại hỏi “vậy con sẽ ra nói với Isabelle (cô giáo) là chính con làm bạn ngã chứ?”, con chần chừ vài giây, rồi nói nhỏ và ít dõng dạc hơn hẳn câu trước “có ạ". Mẹ như trút được lo âu khi nghe câu trả lời ấy.
Mẹ rất hiểu sự do dự đó của con, mẹ thử đặt địa vị mình trong đó, hay trong những việc nếu mẹ phải nhận trách nhiệm trước an nguy của ai đó, có lẽ mẹ sẽ còn do dự hơn con nhiều, vì chắc là mẹ sẽ nhiều phần sợ hãi.
Còn những cô bé, cậu bé như con, ở cái tuổi mọi quan hệ giao tiếp xã hội mới bắt đầu, đây là thử thách đầu tiên của các con, có lẽ các con trong sáng nên hành động bản năng, chứ không phải tinh thần trách nhiệm cao cả nào hết, nhưng cũng không dễ dàng.
Nhưng một đứa trẻ bốn tuổi được giáo dục như thế nào để biết xin lỗi về mình? Để đứng trước người lớn và nói “chính con làm bạn bị đau”?
Giáo dục nhà trường như thế nào, cô giáo với học sinh ra sao, để chúng tin cậy tìm đến cô cầu cứu cho bạn mình, để không e ngại, sợ sệt trước cô giáo, nhận là mình gây ra tai nạn cho bạn? Để tụi trẻ luôn về nhà kể với bố mẹ “con yêu cô giáo”?
Và chúng ta đã lớn lên như thế nào, “học thành người" ra sao mà cái bản năng trong sáng và thiện lương, đứng ra nhận lỗi, nhận trách nhiệm của mình, lại thụt lùi so với con trẻ? Ta có sẵn sàng không do dự xin lỗi, nhận mình lao xe bị thương hay làm tổn hại ai đó, với mục đích đầu tiên là để cứu giúp người đó trước?
Tiếp tục câu chuyện bên bồn tắm, mẹ nói chuyện với con rằng Soha mới là cô bạn gentille (tốt) nhất, bạn đã lo tìm người giúp con khi con bị đau, con nhớ cảm ơn bạn ấy. Cũng hứa hẹn với con thêm lần nữa, rằng nếu con mắc một lỗi gì, đừng sợ bố mẹ mắng con, việc con nói với bố mẹ là tốt và mẹ sẽ không trách con. Thực ra là mẹ đang dặn mình không được làm con e sợ bố mẹ mà nói dối, sợ nhận lỗi.
Chuyện của con, mà mẹ mới là người “học" được nhiều nhất, mẹ dặn mình làm được như những cô cậu bé bốn tuổi ấy. Nghĩ trẻ em ở đâu cũng vậy, bản chất lúc bé thơ trong sáng và hiền lương, chỉ khác nhau là được bố mẹ, thầy cô và cái xã hội nơi chúng lớn lên, giáo dục để đừng làm vẩn đục nó đi thôi.
Những người lớn không chịu nhận ra lỗi, chối bỏ trách nhiệm, dù đứng trên cương vị dân thường hay quan chức ảnh hưởng đến bao con người, thì làm sao hy vọng lũ trẻ sau này sẽ thay đổi vận mệnh đất nước? Những tấm gương như thế, có gửi con cái đi học thật tốn kém xa xôi, hiểu biết đủ tinh hoa nhân loại, liệu có giữ được cho chúng nhân cách mà chúng vốn có từ bé thơ?
Vì thế bố mẹ ngày hôm nay phải nhận lỗi trước các con vì đã không làm được nhiều hơn như bố mẹ đáng phải làm, để gửi lại cho con môi trường sống sạch sẽ hơn, để đặt những nền móng cho xã hội không chỉ giàu hơn, mà cần văn minh và an toàn hơn. Bố mẹ phải nhận lấy trách nhiệm của mình, ngày hôm nay, chứ không đùn đẩy nó cho con ngày mai.
Để xứng đáng với các con, bố mẹ phải học nhiều và tự răn mình nhiều hơn!
Cảm ơn các con vì một bài học nữa dành cho người làm cha mẹ!
Như mọi đứa trẻ nào cũng phải trải qua, con bé bị ngã trầy mặt. Chỉ thời gian đầu nóng ruột vì chưa gặp trực tiếp để xem con ra làm sao, còn khi đón con về, mẹ cũng yên tâm và bình thản. Xây xước mặt, dập môi... cũng là nhẹ, coi như một câu chuyện đã xong.
Thế nhưng cô giáo gọi điện sau sự cố, báo tình hình và khuyên đi khám bác sĩ, rồi hẹn quay lại trường ngày hôm sau. Đến trường con với tờ giấy xét nghiệm thương tích của bác sĩ, cô giáo thì đang lụi hụi điền hồ sơ khai báo tường trình tai nạn cho con.
Nhìn cô giáo cuối ngày thứ Sáu còn chạy ngược xuôi trong hành lang trường hết qua phòng hiệu trưởng xin ý kiến, lại chạy đi tìm cô giám thị giờ chơi xin chữ ký làm chứng, gạch gạch xóa xóa viết bản tường trình hơn nửa trang giấy, vừa tranh thủ nói chuyện tổng kết tình hinh học hành của con một năm qua, cũng thấy ái ngại thay.
Bản tường trình sẽ được gửi lên inspecteur (ban kiểm sát/ thanh tra giáo dục) của thành phố, rồi gửi cho phụ huynh để làm bảo hiểm, gửi cho bảo hiểm y tế để đề phòng di chứng về sau sẽ được quyền lợi bảo hiểm lâu dài...
Trong khi viết tường trình, cô giáo kể lại câu chuyện con bé bị ngã khi đang nhảy với bạn, tuột tay ngã nhào, cô bạn kia ngã đè lên con, làm con bị đập mặt xuống sân. Nghe con kể là cô bé Soha ấy đã xin lỗi ngay sau đó, còn hôm nay cô giáo kể thêm là chính cô bé đó chạy lại chỗ cô và báo là mình làm bạn bị ngã.
Hôm qua khi nghe con kể bạn xin lỗi con, còn một bạn khác thì khóc khi con khóc, làm mẹ nhớ câu chuyện “Cafe thứ 7” mà mẹ ấn tượng hồi đi học, về cô bé kể chuyện đã “giúp" bạn bằng cách... ngồi khóc cùng bạn, không khỏi xúc động vì giờ lại có ngày đó là sự thật với con mình.
Nhưng chuyện một đứa trẻ đã không chần chừ nhận lỗi, rồi còn chạy đi tìm người lớn để nói điều đó với giáo viên, tìm sự trợ giúp cho bạn mình, làm một người lớn như mẹ phải nể phục!
Tối khi tắm cho con, mẹ gợi chuyện “nếu con làm bạn Soha ngã, con sẽ nói gì?” con trả lời không do dự “con sẽ xin lỗi bạn". Mẹ lại hỏi “vậy con sẽ ra nói với Isabelle (cô giáo) là chính con làm bạn ngã chứ?”, con chần chừ vài giây, rồi nói nhỏ và ít dõng dạc hơn hẳn câu trước “có ạ". Mẹ như trút được lo âu khi nghe câu trả lời ấy.
Mẹ rất hiểu sự do dự đó của con, mẹ thử đặt địa vị mình trong đó, hay trong những việc nếu mẹ phải nhận trách nhiệm trước an nguy của ai đó, có lẽ mẹ sẽ còn do dự hơn con nhiều, vì chắc là mẹ sẽ nhiều phần sợ hãi.
Còn những cô bé, cậu bé như con, ở cái tuổi mọi quan hệ giao tiếp xã hội mới bắt đầu, đây là thử thách đầu tiên của các con, có lẽ các con trong sáng nên hành động bản năng, chứ không phải tinh thần trách nhiệm cao cả nào hết, nhưng cũng không dễ dàng.
Nhưng một đứa trẻ bốn tuổi được giáo dục như thế nào để biết xin lỗi về mình? Để đứng trước người lớn và nói “chính con làm bạn bị đau”?
Giáo dục nhà trường như thế nào, cô giáo với học sinh ra sao, để chúng tin cậy tìm đến cô cầu cứu cho bạn mình, để không e ngại, sợ sệt trước cô giáo, nhận là mình gây ra tai nạn cho bạn? Để tụi trẻ luôn về nhà kể với bố mẹ “con yêu cô giáo”?
Và chúng ta đã lớn lên như thế nào, “học thành người" ra sao mà cái bản năng trong sáng và thiện lương, đứng ra nhận lỗi, nhận trách nhiệm của mình, lại thụt lùi so với con trẻ? Ta có sẵn sàng không do dự xin lỗi, nhận mình lao xe bị thương hay làm tổn hại ai đó, với mục đích đầu tiên là để cứu giúp người đó trước?
Tiếp tục câu chuyện bên bồn tắm, mẹ nói chuyện với con rằng Soha mới là cô bạn gentille (tốt) nhất, bạn đã lo tìm người giúp con khi con bị đau, con nhớ cảm ơn bạn ấy. Cũng hứa hẹn với con thêm lần nữa, rằng nếu con mắc một lỗi gì, đừng sợ bố mẹ mắng con, việc con nói với bố mẹ là tốt và mẹ sẽ không trách con. Thực ra là mẹ đang dặn mình không được làm con e sợ bố mẹ mà nói dối, sợ nhận lỗi.
Chuyện của con, mà mẹ mới là người “học" được nhiều nhất, mẹ dặn mình làm được như những cô cậu bé bốn tuổi ấy. Nghĩ trẻ em ở đâu cũng vậy, bản chất lúc bé thơ trong sáng và hiền lương, chỉ khác nhau là được bố mẹ, thầy cô và cái xã hội nơi chúng lớn lên, giáo dục để đừng làm vẩn đục nó đi thôi.
Những người lớn không chịu nhận ra lỗi, chối bỏ trách nhiệm, dù đứng trên cương vị dân thường hay quan chức ảnh hưởng đến bao con người, thì làm sao hy vọng lũ trẻ sau này sẽ thay đổi vận mệnh đất nước? Những tấm gương như thế, có gửi con cái đi học thật tốn kém xa xôi, hiểu biết đủ tinh hoa nhân loại, liệu có giữ được cho chúng nhân cách mà chúng vốn có từ bé thơ?
Vì thế bố mẹ ngày hôm nay phải nhận lỗi trước các con vì đã không làm được nhiều hơn như bố mẹ đáng phải làm, để gửi lại cho con môi trường sống sạch sẽ hơn, để đặt những nền móng cho xã hội không chỉ giàu hơn, mà cần văn minh và an toàn hơn. Bố mẹ phải nhận lấy trách nhiệm của mình, ngày hôm nay, chứ không đùn đẩy nó cho con ngày mai.
Để xứng đáng với các con, bố mẹ phải học nhiều và tự răn mình nhiều hơn!
Cảm ơn các con vì một bài học nữa dành cho người làm cha mẹ!