NHỮNG CHIẾC GIÀY BAY
- Chủ nhật - 21/10/2018 04:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Chiếc giày đó xứng đáng được đưa vào viện bảo tàng Thủ Thiêm để con cháu đời sau nhớ đất nước chúng ta từng có những con người như thế, từng trải qua những giai đoạn thế này. Và lịch sử, nhân dân sẽ ghi nhận công tội rất công bằng…”.
Lâu rồi mới thấy giày bay.
Nhớ lần đầu thấy hình ảnh này là khi một phóng viên ném liên tiếp hai chiếc giày vào cựu Tổng thống Mỹ George Bush trong cuộc họp báo ở Iraq năm 2008. Hành động này được châm chọc là “quà tặng Baghdad” trước khi Bush chuyển giao quyền lực cho người kết nhiệm Barack Obama. Người phóng viên có hành động trên đã bị bắt nhưng anh được cộng đồng Ả Rập tung hô như người hùng.
Lần thứ hai là trong chương trình Q&A của đài ABC do nhà báo Tony Johns chủ xị, cựu Thủ tướng Úc John Howard làm khách mời vào năm 2012. Do không hài lòng với câu trả lời về quyết định tham chiến ở Iraq, một khán giả cũng không ngần ngại ném giày về phía John Howard. Điều làm mình ấn tượng và nhớ cho đến giờ đó là khả năng kết nối, phản ứng tình huống tuyệt vời của nhà báo Tony Jones lúc đó. Sau hành động của khán giả này, Tony Johns nói một câu đơn giản: “Ok, you’re watching relax” (Vâng, các bạn đang theo dõi tiết mục giải trí). Cả khán phòng đều vỗ tay tán thưởng người dẫn hài hước, chương trình phỏng vấn tiếp tục diễn ra và kết thúc thành công như dự kiến.
Khoảng ba năm trước, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang diễn thuyết tại một khách sạn ở Las Vegas, bà cũng là đích ngắm và bị ném một chiếc giày vào mình. May mắn bà đã tránh được, sau đó còn đủ bình tĩnh nói đùa: “Ai đó ném thứ gì vào tôi thì phải? Đó có phải là một phần trình diễn của Cirque du Soleil (gánh xiếc lớn nhất thế giới)”, rồi tiếp tục bài diễn thuyết của mình.
Những nhân vật ở trên đều là những chính trị gia khét tiếng và không ai có thể phủ nhận tài năng của họ, vậy mà họ đều có thể “ăn giày” bất cứ lúc nào.
Trong lĩnh vực thể thao, cú đá của “ông già gân” Alex Ferguson làm bay chiếc giày thẳng vào mặt cựu danh thủ David Beckham vào năm 2003 đã tốn không ít giấy mực của báo giới. Sau đó Becks đã sang Real Madrid như đã biết.
Nhớ lần đầu thấy hình ảnh này là khi một phóng viên ném liên tiếp hai chiếc giày vào cựu Tổng thống Mỹ George Bush trong cuộc họp báo ở Iraq năm 2008. Hành động này được châm chọc là “quà tặng Baghdad” trước khi Bush chuyển giao quyền lực cho người kết nhiệm Barack Obama. Người phóng viên có hành động trên đã bị bắt nhưng anh được cộng đồng Ả Rập tung hô như người hùng.
Lần thứ hai là trong chương trình Q&A của đài ABC do nhà báo Tony Johns chủ xị, cựu Thủ tướng Úc John Howard làm khách mời vào năm 2012. Do không hài lòng với câu trả lời về quyết định tham chiến ở Iraq, một khán giả cũng không ngần ngại ném giày về phía John Howard. Điều làm mình ấn tượng và nhớ cho đến giờ đó là khả năng kết nối, phản ứng tình huống tuyệt vời của nhà báo Tony Jones lúc đó. Sau hành động của khán giả này, Tony Johns nói một câu đơn giản: “Ok, you’re watching relax” (Vâng, các bạn đang theo dõi tiết mục giải trí). Cả khán phòng đều vỗ tay tán thưởng người dẫn hài hước, chương trình phỏng vấn tiếp tục diễn ra và kết thúc thành công như dự kiến.
Khoảng ba năm trước, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang diễn thuyết tại một khách sạn ở Las Vegas, bà cũng là đích ngắm và bị ném một chiếc giày vào mình. May mắn bà đã tránh được, sau đó còn đủ bình tĩnh nói đùa: “Ai đó ném thứ gì vào tôi thì phải? Đó có phải là một phần trình diễn của Cirque du Soleil (gánh xiếc lớn nhất thế giới)”, rồi tiếp tục bài diễn thuyết của mình.
Những nhân vật ở trên đều là những chính trị gia khét tiếng và không ai có thể phủ nhận tài năng của họ, vậy mà họ đều có thể “ăn giày” bất cứ lúc nào.
Trong lĩnh vực thể thao, cú đá của “ông già gân” Alex Ferguson làm bay chiếc giày thẳng vào mặt cựu danh thủ David Beckham vào năm 2003 đã tốn không ít giấy mực của báo giới. Sau đó Becks đã sang Real Madrid như đã biết.
Ở Việt Nam, “chiếc giày bay” nổi tiếng nhất cho đến nay có lẽ là chiếc giày tim tím (và nhiều thứ khác nữa) mà người dân đã ném vào Đoàn Công tác Tòa án Nhân dân Tối cao đi xin lỗi tử tù Hàn Đức Long, sự kiện thể hiện nỗi bức xúc đến tột đỉnh của người dân đối với nền tư pháp nước nhà.
Nhưng sáng 20-10-2018 có lẽ sẽ đi vào lịch sử như là một dấu ấn của sự phản kháng, những oan khiên suốt hai mươi năm được “bày tỏ” bằng chiếc giày ném vào mặt một nhân vật chính trị.
Tuy không “trúng đích”, nhưng chiếc giày của một người phụ nữ quẳng vào mặt một người phụ nữ khác trong ngày Phụ nữ Việt Nam, quả là hy hữu. Chiếc giày đó xứng đáng được đưa vào viện bảo tàng Thủ Thiêm để con cháu đời sau nhớ đất nước chúng ta từng có những con người như thế, từng trải qua những giai đoạn thế này. Và lịch sử, nhân dân sẽ ghi nhận công tội rất công bằng…