NHU CẦU CỦA TRỌC PHÚ
- Thứ năm - 11/10/2018 18:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Người ta không phản đối nhà hát hay nhu cầu thưởng thức cái đẹp. Người ta khát khao công lý. Và còn gì nhạo báng công lý cho bằng mới hôm qua người dân vẫn phẫn uất vì bất công mà hôm nay các dân biểu hội đồng biểu quyết xây nhà hát opera ở nơi ấy?”.
Không nên cho rằng thú vui thưởng thức âm nhạc cổ điển của một tầng lớp thị dân là cao đẹp hơn sự thèm thuồng một bát cơm có thịt của trẻ em vùng cao, hay mong mỏi được đi về nhà sau giờ làm mà không chịu kẹt xe ngập nước, hoặc đòi hỏi con trẻ khi bệnh không phải chen chúc lẫn nhau trên giường bệnh. Nhu cầu nào cũng có lý do và nó phát sinh đối với từng tầng lớp người trong xã hội đều đáng được tôn trọng như nhau. Nhưng, cho dù là với ai, nhu cầu về công lý cần phải được đưa lên hàng đầu. Không có công lý thì không có cơm ăn, áo mặc chứ đừng nói đến nhu cầu nghe opera hay xem Hồ Thiên Nga.
Công lý chưa về trên đất Thủ Thiêm. Những người dân mất nhà mất cửa vẫn đang chui rúc trong khu tạm cư, nuốt nỗi uất ức mỗi khi đi qua những bãi đất mà trước kia là nhà cửa vườn tược của mình. Những tin đồn đó đây trên mạng về việc xét xử những kẻ trong bộ sậu lãnh đạo cũ đã ký các văn bản lạm quyền chiếm đất của dân vẫn chỉ ở dạng tin đồn. Lê Trương Hải Hiếu, con trai của cựu bí thư Lê Thanh Hải vẫn “đại diện cho nhân dân”, tươi cười đưa tay biểu quyết đồng tình xây nhà hát 1.500 tỷ trên đất Thủ Thiêm.
Tất cả người dân ở TP. HCM đều phải chịu cảnh ngập ngụa nước cống trong kẹt xe. Kể cả người dân ở khu đô thị giàu có như Phú Mỹ Hưng cũng không thoát được mùi hôi của bãi rác, cho dù tôi biết nhiều người sống trong các căn biệt thự đó vẫn khuyên người khác “lo làm ăn đừng quan tâm tới chính trị”. Với tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu thiết yếu như Thở, Ăn, Uống, Sex, Nghỉ ngơi, Nơi trú ngụ... vẫn chưa chia đồng đều cho người dân ở thành phố này, bất kể giàu nghèo. À mà thôi, trừ nhu cầu Sex vì cái này khó biết quá.
Tuy vậy, vẫn có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao của một bộ phận người dân nào đó. Ca sĩ Mỹ Linh là một ví dụ. Tôi tin cô đã được thỏa mãn mọi nhu cầu thiết yếu trong ngôi biệt thự được xây dựng trên 12.000 m2 đất rừng phòng hộ ở Sóc Sơn. Trong status thể hiện quan điểm của mình, cô dẫn lại ví dụ của “chị Hương Satchi” (tôi đoán đó là bà Hoàng Thị Mai Hương của công ty Saatchi & Saatchi - doanh nghiệp hàng đầu trong ngành quảng cáo) về việc ngày xưa có bà Tây vu vơ nào đó đem bánh kẹo, nước hoa tặng trẻ em thời chiến và “quắc mắt” khi bênh vực cho quyền thụ hưởng cái đẹp của người nghèo.
Tốt thôi, ai chẳng có quyền đưa ra quan điểm của mình, nhưng lờ đi “con voi trong phòng” là những phẫn uất vì thiếu công lý ở Thủ Thiêm để khẳng định cho sự cần thiết của nhu cầu thưởng nghệ thuật đỉnh cao là sự vô cảm. Điều không nên có ở một người có công việc đòi hỏi nhiều cảm xúc như nghệ sĩ. Hay cảm xúc đó không dành cho những đồng bào của mình vẫn đang cắn răng chịu oan khuất, có người phải tự sát vì nỗi oan khuất ấy.
Công lý chưa về trên đất Thủ Thiêm. Những người dân mất nhà mất cửa vẫn đang chui rúc trong khu tạm cư, nuốt nỗi uất ức mỗi khi đi qua những bãi đất mà trước kia là nhà cửa vườn tược của mình. Những tin đồn đó đây trên mạng về việc xét xử những kẻ trong bộ sậu lãnh đạo cũ đã ký các văn bản lạm quyền chiếm đất của dân vẫn chỉ ở dạng tin đồn. Lê Trương Hải Hiếu, con trai của cựu bí thư Lê Thanh Hải vẫn “đại diện cho nhân dân”, tươi cười đưa tay biểu quyết đồng tình xây nhà hát 1.500 tỷ trên đất Thủ Thiêm.
Tất cả người dân ở TP. HCM đều phải chịu cảnh ngập ngụa nước cống trong kẹt xe. Kể cả người dân ở khu đô thị giàu có như Phú Mỹ Hưng cũng không thoát được mùi hôi của bãi rác, cho dù tôi biết nhiều người sống trong các căn biệt thự đó vẫn khuyên người khác “lo làm ăn đừng quan tâm tới chính trị”. Với tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu thiết yếu như Thở, Ăn, Uống, Sex, Nghỉ ngơi, Nơi trú ngụ... vẫn chưa chia đồng đều cho người dân ở thành phố này, bất kể giàu nghèo. À mà thôi, trừ nhu cầu Sex vì cái này khó biết quá.
Tuy vậy, vẫn có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật đỉnh cao của một bộ phận người dân nào đó. Ca sĩ Mỹ Linh là một ví dụ. Tôi tin cô đã được thỏa mãn mọi nhu cầu thiết yếu trong ngôi biệt thự được xây dựng trên 12.000 m2 đất rừng phòng hộ ở Sóc Sơn. Trong status thể hiện quan điểm của mình, cô dẫn lại ví dụ của “chị Hương Satchi” (tôi đoán đó là bà Hoàng Thị Mai Hương của công ty Saatchi & Saatchi - doanh nghiệp hàng đầu trong ngành quảng cáo) về việc ngày xưa có bà Tây vu vơ nào đó đem bánh kẹo, nước hoa tặng trẻ em thời chiến và “quắc mắt” khi bênh vực cho quyền thụ hưởng cái đẹp của người nghèo.
Tốt thôi, ai chẳng có quyền đưa ra quan điểm của mình, nhưng lờ đi “con voi trong phòng” là những phẫn uất vì thiếu công lý ở Thủ Thiêm để khẳng định cho sự cần thiết của nhu cầu thưởng nghệ thuật đỉnh cao là sự vô cảm. Điều không nên có ở một người có công việc đòi hỏi nhiều cảm xúc như nghệ sĩ. Hay cảm xúc đó không dành cho những đồng bào của mình vẫn đang cắn răng chịu oan khuất, có người phải tự sát vì nỗi oan khuất ấy.
Không nên phản đối việc có một nhà hát opera, thứ đại diện cho mỹ học đỉnh cao, để đem lại những điều tốt đẹp hơn cho một xã hội mà dư âm của tiếng hô hào bắn giết vẫn còn. Nhưng, ở đây người ta không phản đối nhà hát hay nhu cầu thưởng thức cái đẹp nói chung. Người ta khát khao công lý. Và còn gì nhạo báng công lý cho bằng mới hôm qua người dân vẫn phẫn uất vì bất công mà hôm nay các dân biểu hội đồng biểu quyết xây nhà hát opera ở nơi ấy? Không! Tôi phản đối việc xây nhà hát ở Thủ Thiêm bởi tôi yêu cầu công lý.
Mỹ Linh chỉ phát ngôn ý của cô ấy nhưng cũng thể hiện quan điểm của một nhóm người nào đấy, như “chị Hương Satchi” chẳng hạn. Quyền phát ngôn của họ cần được tôn trọng nhưng tôi không thể tôn trọng nội dung của phát ngôn ấy. Khi những bất công với người dân Thủ Thiêm đã được phép xuất hiện trên mặt báo, nghĩa là đã an toàn, họ không nói một câu. Nhưng họ sẵn sàng dẫn những ví dụ ngớ ngẩn mà không ai kiểm chứng được để bênh vực cho cái nhu cầu cần một nhà hát opera trên chính mảnh đất ấy. Cái nhu cầu đó trong hoàn cảnh cụ thể này, là một sự khinh khi công lý.
Ai cũng có nhu cầu nào đó nhưng ủng hộ cái nhu cầu của mình hay nhu cầu của nhóm người như mình, vốn đã đủ đầy, mà lờ đi sự bất công đối với những đồng bào, qua đó tiếp tay chà đạp công lý một cách vô thức, cần gọi là gì? Đó là thứ nhu cầu của một bọn trọc phú, chẳng biết gì hơn là tỉa tót cho bộ lông của mình.