NHÂN PHẨM DANH NHÂN
- Thứ ba - 09/10/2018 05:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Khi đánh giá nhân phẩm của danh nhân, cũng nên cẩn trọng, khiêm nhường và thông cảm cho giá trị đương thời, bao dung được chừng nào hay chừng đó, chứ không thì coi chừng quá khắt khe với người khác”.
Tất cả những người này đều là nhân vật xuất chúng trong lĩnh vực tương ứng của họ: Roman Polanski (“hấp” bé 13 tuổi rồi bỏ trốn), Woody Allen (cưới con gái nuôi của mình), Bill Cosby (tấn công tình dục hơn 60 người), V. S. Naipaul (Nobel văn chương, đánh đập bạn gái, ngoại tình 24 năm), William Burroughs (nghiện heroin, say xỉn bắn chết vợ), Norman Mailer (đâm vợ suýt chết), J. D. Salinger (“bắt trẻ đồng xanh” 14 tuổi), Caravaggio (hay gây chuyện, giết người bỏ trốn), Michelangelo (sách nhiễu Da Vinci), v. v...
Đó là theo chuẩn mực đạo đức thời hiện đại, chứ trong quá khứ khi chuẩn mực đạo đức lỏng lẻo hơn, thì danh sách dài vô số. Picasso đào hoa chưa là gì so với Klimt (chưa từng lấy vợ nhưng có ít nhất 14 đứa con), Paul Gauguin (lấy vợ 13 tuổi).
Họa sĩ/ danh nhân nhiễm/ chết vì STD (bệnh lây truyền qua đường tình dục) vô số (Henri de Toulouse-Lautrec, Paul Gauguin, Edouard Manet, Charles Baudelaire, Flaubert, và có thể cả Beethoven, Van Gogh, Tolstoy, Hitler và Lenin).
Phân biệt chủng tộc, chống phụ nữ, bài Do Thái theo trào lưu thời đại vô số (Ezra Pound, Patricia Highsmith, Flannery O'Connor, Walt Whitman, Richard Wagner, Edgar Degas).
Nghi vấn ấu dâm không hiếm (Elvis Presley, Charlie Chaplin, Lewis Carroll). Người chồng người cha tồi không hiếm (John Lennon, Hemingway, Charles Dickens, Jean Jacques Rousseau).
Chính trị gia và vận động viên là danh sách dài bất tận, miễn kể.
Vậy nên khi đánh giá nhân phẩm của danh nhân, cũng nên cẩn trọng, khiêm nhường và thông cảm cho giá trị đương thời, bao dung được chừng nào hay chừng đó, chứ không thì coi chừng quá khắt khe với người khác (như lịch sử từng chống người đồng tính, Alan Turing, Oscar Wilde là hai nạn nhân điển hình).
Mà khắt khe quá thì khéo chả có danh nhân nào để mà ngưỡng mộ nữa. Bức xúc không làm ta vô can, mà chỉ làm ta hoang mang, vì khiếm khuyết là vô vàn.
Đó là theo chuẩn mực đạo đức thời hiện đại, chứ trong quá khứ khi chuẩn mực đạo đức lỏng lẻo hơn, thì danh sách dài vô số. Picasso đào hoa chưa là gì so với Klimt (chưa từng lấy vợ nhưng có ít nhất 14 đứa con), Paul Gauguin (lấy vợ 13 tuổi).
Họa sĩ/ danh nhân nhiễm/ chết vì STD (bệnh lây truyền qua đường tình dục) vô số (Henri de Toulouse-Lautrec, Paul Gauguin, Edouard Manet, Charles Baudelaire, Flaubert, và có thể cả Beethoven, Van Gogh, Tolstoy, Hitler và Lenin).
Phân biệt chủng tộc, chống phụ nữ, bài Do Thái theo trào lưu thời đại vô số (Ezra Pound, Patricia Highsmith, Flannery O'Connor, Walt Whitman, Richard Wagner, Edgar Degas).
Nghi vấn ấu dâm không hiếm (Elvis Presley, Charlie Chaplin, Lewis Carroll). Người chồng người cha tồi không hiếm (John Lennon, Hemingway, Charles Dickens, Jean Jacques Rousseau).
Chính trị gia và vận động viên là danh sách dài bất tận, miễn kể.
Vậy nên khi đánh giá nhân phẩm của danh nhân, cũng nên cẩn trọng, khiêm nhường và thông cảm cho giá trị đương thời, bao dung được chừng nào hay chừng đó, chứ không thì coi chừng quá khắt khe với người khác (như lịch sử từng chống người đồng tính, Alan Turing, Oscar Wilde là hai nạn nhân điển hình).
Mà khắt khe quá thì khéo chả có danh nhân nào để mà ngưỡng mộ nữa. Bức xúc không làm ta vô can, mà chỉ làm ta hoang mang, vì khiếm khuyết là vô vàn.