NHẠC VÀ LỜI TRONG CA KHÚC
- Thứ sáu - 14/10/2016 05:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Tôi thích cái hay, chất thơ trong lời của nhạc Bob Dylan, nhưng cũng đừng quên những “lời” ấy đến với khán giả thông qua cổng “âm nhạc”.
Hơn mười năm trước, báo “Người Lao Động” đăng một bài viết về nhạc và lời trong một ca khúc, nhằm xác định xem yếu tố nào quan trọng hơn. Bài báo lấy ý kiến từ ba nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam (xin lỗi, tôi quên tên) và cả ba người đều cho rằng hai yếu tố này đều chiếm tỷ lệ ngang nhau.
Ít có ví dụ nào thể hiện một cách đầy đủ ý nghĩa từ “cộng hưởng” tốt hơn mối quan hệ giữa nhạc và lời trong ca khúc. Các nhạc sĩ sáng tác, lẽ dĩ nhiên, đều trau chuốt những từ ngữ đẹp nhất cho giai điệu.
Trên thực tế, số lượng nhạc sĩ có khả năng viết hay cả nhạc và lời không nhiều. Cái tên tiêu biểu, ở trong nước, có thể kể đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhạc Trịnh Công Sơn đã quá nhiều người phân tích, lời trong ca khúc của ông cũng có quá nhiều bài viết bình luận, riêng trong nội dung bài này, tôi thật sự muốn đặt câu hỏi, rằng: “Giả sử “nhạc” của Trịnh Công Sơn không hay thì liệu người đời có đề cao “lời” trong ca khúc của họ Trịnh đến ngần ấy hay không?”.
Đành mất lòng những người ái mộ Trịnh Công Sơn, tôi thật sự nghĩ, nếu nhạc Trịnh Công Sơn thuộc hạng xoàng, có lẽ chẳng ai lại đi lấy lời những ca khúc ấy ra để phân tích cả.
Hoặc giả, nhạc Trịnh Công Sơn đã hay rồi, sau đó người ta mới phân tích đến lời, và người ta mới nhận ra: “À! Thì ra lời cũng… hay luôn”. Rồi nhiều ý kiến bổ sung, nhận xét về lời trong những ca khúc của nhạc Trịnh Công Sơn: mỗi ca khúc đều là một bài thơ, nhạc Trịnh Công Sơn mang tính triết lý sâu xa, mang màu sắc Phật giáo, v.v...
Một ca khúc, thiết nghĩ, từ khi được nhạc sĩ sáng tác, đến khi giao cho ca sĩ, được phối khí để biểu diễn, ca khúc đó có thành công hay không, có đến được với đông đảo các thành phần khán giả hay không, đa phần là nhờ phần “nhạc”.
“Nhạc” không “lời” vẫn mãi là “nhạc”, nhưng “lời” không nhạc thì chỉ là “thơ”, nhiều khi chỉ là những câu từ chắp vá chuệnh choạng không thể đứng vững một mình được.
Thử lấy bất kỳ một ca khúc nào có cả nhạc và lời đều hay mà bạn thích, bạn đừng hát theo giai điệu nhạc của nó, bạn thử hát theo một giai điệu của bạn thử xem, gần như bạn sẽ không còn thích ca khúc đó nữa. Điều này cho thấy sức mạnh của “nhạc” ảnh hưởng đến ca khúc như thế nào.
Ca khúc tuy cũng là âm nhạc nhưng rất khác so với khí nhạc về hình thức biểu diễn và thưởng thức. Để thưởng thức trọn vẹn ca khúc cần phải cảm được nhạc và hiểu rõ được lời. Điều thú vị nằm ở chỗ, ngay cả khi chúng ta không hiểu lời ca khúc nói gì thì chúng ta vẫn thưởng thức được, dù cách thưởng thức của nhiều thành phần khán giả hiện nay đối với ca khúc còn rất chung chung.
Có thể nhận thấy rõ nét ở trào lưu nghe nhạc ngoại quốc. Khi còn nhỏ, tôi chập chững thích nghe nhạc Tây, nhạc Tàu, nhạc Nhật… tôi không hiểu gì cả bởi vì tôi đâu biết ngôn ngữ của họ, tại sao tôi vẫn thấy hay?
Lớn lên tôi có đi học Anh văn chút đỉnh, ừ thì cũng hiểu lời ca khúc đại loại vậy đi, nhưng tôi dám khẳng định, cảm nhận của một người Việt như tôi - dù có giỏi tiếng Anh cỡ nào chăng nữa - cũng không thể nào thấy hết nét đẹp từ lời của những ca khúc ấy theo cách mà người bản xứ cảm nhận.
Vậy, điều gì đã chinh phục tôi trong ca khúc ấy? Đó có thể là sức hút từ ca sĩ mặc cho chẳng hiểu ca sĩ ấy hát cái gì, là phiên bản hay của người nhạc sĩ phối khí, nhưng quan trọng hơn hết phải là giai điệu gốc, tức là phần “nhạc” của ca khúc.
Mới đây, Bob Dylan được trao giải Nobel ở hạng mục Văn chương. Từ góc độ cá nhân, tôi không thích kết quả này lắm vì nó ít nhiều làm chúng ta bối rối về đối tượng và tiêu chí của Nobel Văn chương.
Ít có ví dụ nào thể hiện một cách đầy đủ ý nghĩa từ “cộng hưởng” tốt hơn mối quan hệ giữa nhạc và lời trong ca khúc. Các nhạc sĩ sáng tác, lẽ dĩ nhiên, đều trau chuốt những từ ngữ đẹp nhất cho giai điệu.
Trên thực tế, số lượng nhạc sĩ có khả năng viết hay cả nhạc và lời không nhiều. Cái tên tiêu biểu, ở trong nước, có thể kể đến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhạc Trịnh Công Sơn đã quá nhiều người phân tích, lời trong ca khúc của ông cũng có quá nhiều bài viết bình luận, riêng trong nội dung bài này, tôi thật sự muốn đặt câu hỏi, rằng: “Giả sử “nhạc” của Trịnh Công Sơn không hay thì liệu người đời có đề cao “lời” trong ca khúc của họ Trịnh đến ngần ấy hay không?”.
Đành mất lòng những người ái mộ Trịnh Công Sơn, tôi thật sự nghĩ, nếu nhạc Trịnh Công Sơn thuộc hạng xoàng, có lẽ chẳng ai lại đi lấy lời những ca khúc ấy ra để phân tích cả.
Hoặc giả, nhạc Trịnh Công Sơn đã hay rồi, sau đó người ta mới phân tích đến lời, và người ta mới nhận ra: “À! Thì ra lời cũng… hay luôn”. Rồi nhiều ý kiến bổ sung, nhận xét về lời trong những ca khúc của nhạc Trịnh Công Sơn: mỗi ca khúc đều là một bài thơ, nhạc Trịnh Công Sơn mang tính triết lý sâu xa, mang màu sắc Phật giáo, v.v...
Một ca khúc, thiết nghĩ, từ khi được nhạc sĩ sáng tác, đến khi giao cho ca sĩ, được phối khí để biểu diễn, ca khúc đó có thành công hay không, có đến được với đông đảo các thành phần khán giả hay không, đa phần là nhờ phần “nhạc”.
“Nhạc” không “lời” vẫn mãi là “nhạc”, nhưng “lời” không nhạc thì chỉ là “thơ”, nhiều khi chỉ là những câu từ chắp vá chuệnh choạng không thể đứng vững một mình được.
Thử lấy bất kỳ một ca khúc nào có cả nhạc và lời đều hay mà bạn thích, bạn đừng hát theo giai điệu nhạc của nó, bạn thử hát theo một giai điệu của bạn thử xem, gần như bạn sẽ không còn thích ca khúc đó nữa. Điều này cho thấy sức mạnh của “nhạc” ảnh hưởng đến ca khúc như thế nào.
Ca khúc tuy cũng là âm nhạc nhưng rất khác so với khí nhạc về hình thức biểu diễn và thưởng thức. Để thưởng thức trọn vẹn ca khúc cần phải cảm được nhạc và hiểu rõ được lời. Điều thú vị nằm ở chỗ, ngay cả khi chúng ta không hiểu lời ca khúc nói gì thì chúng ta vẫn thưởng thức được, dù cách thưởng thức của nhiều thành phần khán giả hiện nay đối với ca khúc còn rất chung chung.
Có thể nhận thấy rõ nét ở trào lưu nghe nhạc ngoại quốc. Khi còn nhỏ, tôi chập chững thích nghe nhạc Tây, nhạc Tàu, nhạc Nhật… tôi không hiểu gì cả bởi vì tôi đâu biết ngôn ngữ của họ, tại sao tôi vẫn thấy hay?
Lớn lên tôi có đi học Anh văn chút đỉnh, ừ thì cũng hiểu lời ca khúc đại loại vậy đi, nhưng tôi dám khẳng định, cảm nhận của một người Việt như tôi - dù có giỏi tiếng Anh cỡ nào chăng nữa - cũng không thể nào thấy hết nét đẹp từ lời của những ca khúc ấy theo cách mà người bản xứ cảm nhận.
Vậy, điều gì đã chinh phục tôi trong ca khúc ấy? Đó có thể là sức hút từ ca sĩ mặc cho chẳng hiểu ca sĩ ấy hát cái gì, là phiên bản hay của người nhạc sĩ phối khí, nhưng quan trọng hơn hết phải là giai điệu gốc, tức là phần “nhạc” của ca khúc.
Mới đây, Bob Dylan được trao giải Nobel ở hạng mục Văn chương. Từ góc độ cá nhân, tôi không thích kết quả này lắm vì nó ít nhiều làm chúng ta bối rối về đối tượng và tiêu chí của Nobel Văn chương.
Người Mỹ có Bob Dylan thì Việt Nam ta cũng “khiêm tốn” có Trịnh Công Sơn. Tên tuổi của họ đến với khán giả, cần nhấn mạnh, là thông qua âm nhạc chứ không phải thi thơ dù sự tôn vinh ca từ của họ đôi lúc làm quên đi phần nhạc. Thế nên việc nhìn nhận Bob Dylan với tư cách một tác giả đoạt giải Nobel Văn chương như những tác giả từ trước đến nay ở hạng mục này tôi cho là chưa thuyết phục.
Nói một cách bình dân, giải Nobel là sân chơi của một nhóm người, Nobel không phải là toán học, qua thời gian sân chơi đó trở nên uy tín hơn những sân chơi khác. Chẳng thực tế chút nào nếu đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối về kết quả được tuyển chọn từ một nhóm người. Tuy nhiên, nhìn một cách tích cực, Nobel Văn chương năm nay mang đến một kết quả thú vị dành cho tất cả những ai quan tâm đến giải thưởng này.
Cây bút Anna North của “The New York Times” nhận định: “Bob Dylan nổi tiếng vì ông ấy là một nhạc sĩ. Bob Dylan không cần một giải Nobel Văn chương, nhưng văn chương thì cần một tác giả “chính hiệu” để đoạt giải Nobel. Năm nay, điều đó đã không đến”.
Sức ảnh hưởng của Bob Dylan là không thể bàn cãi trong lịch sử âm nhạc nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Nhiều người cho rằng trong những ca khúc của Bob Dylan, “lời” chính là trái tim của ca khúc. Tôi thích cái hay, chất thơ trong lời của nhạc Bob Dylan, nhưng cũng đừng quên những “lời” ấy đến với khán giả thông qua cổng “âm nhạc”.
Kết thúc câu chuyện, tôi chưa bao giờ đánh giá thấp phần lời của một ca khúc. Thế nhưng tôi rất kỵ việc đánh giá cao phần lời mà thuận tiện quên đi vai trò cơ bản của phần nhạc... (*).
(*) Từ nhỏ, tôi cố gắng tìm cho mình một câu trả lời về tầm quan trọng giữa “nhạc” và “lời” trong một ca khúc. Qua những tác giả mà tôi biết, họ đều nghiêng về phần nhạc, “nghiêng” ở đây là khi phân tích theo cảm nhận chủ quan của mỗi người. Còn đối với khán giả, lại thấy nhiều câu trả lời đứng về phía “lời”.
Những nhận xét trong bài là cảm nhận của cá nhân tôi khi quan tâm về sức sống và hình thái tiếp cận khán giả của các ca khúc. Trên lý thuyết, giữa “nhạc” và “lời” của một tuyệt phẩm thật sự không thể và không nên có cái gọi là “quan trọng hơn”.