“NGƯỜI TỴ NẠN GỢI LẠI NHỮNG SAI LẦM CỦA CHÚNG TA”
- Thứ tư - 23/09/2015 04:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Hồi đội đặc nhiệm của quân đội Đức bắt đầu công vụ của mình ở Afghanistan thì họ mới là những đứa trẻ. Những đứa trẻ, mà khối NATO của tất cả Phương Tây đã khẳng định sẽ mong muốn tạo dựng cho chúng một tương lai tốt đẹp hơn. Họ sẽ không phải lũ lượt rời bỏ quê hương nữa”.
11 triệu người Syria phải từ bỏ nhà cửa ra đi, 8% những người tỵ nạn ở nước ngoài hiện đang tìm đất mới cho mình ở Châu Âu - vì đâu?
Lời Tòa soạn: Là một dân tộc có tinh thần tự phê bình cao, người Đức luôn có cái nhìn đa chiều, luôn muốn rút kinh nghiệm, muốn học hỏi từ quá khứ, trên quan điểm tìm hiểu và nhận biết lịch sử cũng là cách để học hỏi cho hiện tại và hướng tới tương lai.
Đó cũng là tinh thần bài viết sau của tác giả Ulrich Ladurner đăng trên tờ “Zeit Online”, cho rằng khủng hoảng tỵ nạn hiện nay có quan hệ nhân quả với sự can thiệp của Phương Tây vào một số quốc gia, do không giải quyết dứt điểm nên đã để lại hậu quả tới tận bây giờ.
Bản tiếng Việt do Thanh Nhàn chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Đức. Trân trọng giới thiệu! (NCTG)
Đó cũng là tinh thần bài viết sau của tác giả Ulrich Ladurner đăng trên tờ “Zeit Online”, cho rằng khủng hoảng tỵ nạn hiện nay có quan hệ nhân quả với sự can thiệp của Phương Tây vào một số quốc gia, do không giải quyết dứt điểm nên đã để lại hậu quả tới tận bây giờ.
Bản tiếng Việt do Thanh Nhàn chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Đức. Trân trọng giới thiệu! (NCTG)
Cách đây vài tuần tôi có gặp hai gia đình người Afghanistan tại TP. Subotica, Serbia. Đó là một ngày rất nóng nực. Những người đàn ông, đàn bà và trẻ con có vẻ mệt nhoài đang nghỉ ngơi dưới bóng cây của công viên sân ga thành phố. Vài tiếng nữa chờ cho trời dịu mát hơn họ sẽ lại lên đường đi tiếp.
Subotica cách biên giới Hung chừng 20 km. Ở thời điểm đó chính quyền Hung vẫn chưa đóng cửa biên giới. Những người Afghanistan có cơ hội để có thể đến đich của họ: Nước Đức.
Khi được hỏi họ từ đâu tới, một người đàn ông thuộc một trong hai gia đình đó đã trả lời: “Masar-i-Scharif”. Thành phố này nằm ở phía Bắc Afghanistan. Quân đội Đức đã đóng quân ở đó hàng năm trời.
Trong khuôn khổ “Sứ mệnh NATO” (ISAF - International Security Assistance Force) năm 2002 những người lính Đức đầu tiên đã đặt chân đến Afghanistan. Quân Taliban đã bị đẩy khỏi Kabul, tổ chức khủng bố Al-Qaeda, những kẻ chịu trách nhiệm trong vụ khủng bố 11-9, khi đó đang rút quân.
Không bao giờ người Afghanistan sẽ lại có thể là căn cứ của chế độ khủng bố quốc tế nữa. Đó là mục đích đã được tuyên bố của Mission (đặc nhiệm) này. Người ta không hứa xây dựng một viễn cảnh hào nhoáng (về kinh tế) cho người Afghanistan, nhưng điều cần thiết là thiết lập một thể chế nhà nước, nơi các quyền cơ bản của con người được tôn trọng và hứa hẹn cho người dân những cơ hội của tương lai.
Hàng tỉ EURO đã được chi cho nhiệm vụ này. 55 lính Đức đã hy sinh tại Afghanistan. Trong lịch sử của quân đội Đức, đó là đợt tham chiến đầu tiên của lính Đức kể từ khi thành lập năm 1955. Đặc nhiệm này đã diễn ra trong 13 năm.
Còn giờ đây, tháng 9-2015, các gia đình Afghanistan đang đứng trước tôi, trong công viên TP. Subutica và nói rằng: họ muốn tới Đức. Họ đang trong một cuộc chạy trốn. Hàng nghìn người Afghanistan cùng có mục đích tương tự trong mùa thu này.
Trong số họ phần nhiều là trai tráng. Hồi đội đặc nhiệm của quân đội Đức bắt đầu công vụ của mình ở Afghanistan thì họ mới là những đứa trẻ. Những đứa trẻ, mà khối NATO (vâng, chính là khối của tất cả Phương Tây) đã khẳng định sẽ mong muốn tạo dựng cho chúng một tương lai tốt đẹp hơn. Họ sẽ không phải lũ lượt rời bỏ quê hương nữa.
Tuy nhiên, giờ họ đang ở đây. Thông điệp nào họ mang theo bên mình?
Ai đã từng lên tiếng phê phán sứ mệnh ở Afghanistan, sẽ cảm thấy một điều khẳng định qua vụ người tỵ nạn Afganistan 2015 là: “Thấy chưa, hãy coi xem, tất cả là vô nghĩa, tình hình chỉ trầm trọng hơn thôi”. Nhưng như thế thì ngụy biện quá, đơn giản quá và vì vậy là sai.
Nhiều hơn nữa, người ta nên đặt câu hỏi: những người này thì liên quan gì đến sự can thiệp khi đó của chúng ta? Họ đã trải qua những gì với chúng ta trước khi họ đến đây?
Thế là mọi thứ đã phức tạp hơn rồi đấy. Nó chạm vào ranh giới nỗi đau.
Những người Afghanistan, người Syria, Iraq, Libya - ở tất cả các quốc gia này liệu người ta đã biết đến nền chính trị của chúng ta? Họ hiểu gì về nền chính trị này?
Một câu trả lời khả dĩ là: họ ngây thơ (Afghanistan), họ quá khích (Iraq), họ ngu dốt (Libya), họ ko biết gì (những người tị nạn Ả Rập), họ lạnh lùng (Syria). Đó là một phát hiện đau đớn mà chúng ta chắc chắn muốn quên đi.
Và thông điệp của những người tị nạn đến từ các quốc gia đó cũng chính là: “Các người sẽ không “rũ” được chúng tôi đâu”. Và không chỉ họ mà cả những sai lầm của chúng ta, chúng ta cũng không thể dễ dàng rũ bỏ.