NGHĨ VỀ UKRAINE QUA MỘT STATUS TRÊN MẠNG
- Thứ ba - 12/04/2016 02:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Đất nước Ukraine tuyệt vời, không thiếu tiềm năng, nhưng hệ thống chính quyền cũ đã rất mục ruỗng. Mọi thứ đã rất chín muồi để người dân đứng lên đòi thay đổi”.
“Ukraine - bi kịch của một quốc gia bị mắc kẹt giữa khát vọng và thực lực. Thật tiếc cho một đất nước tuyệt đẹp, với những cô gái tuyệt đẹp”.
Trên đây là status của anh Lương Hoài Nam bình luận về tin thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk tuyên bố từ chức. Mình không quen anh Nam, chỉ biết anh rất tâm huyết với sự thay đổi của Việt Nam qua các trang mà mình hay được đọc. Anh Nam quan tâm đến rất nhiều nhóm vấn đề, đưa ra rất nhiều giải pháp và kiến nghị. Mình kính trọng anh vì mình cùng chung một mong muốn như anh, làm sao để Việt Nam, Tổ quốc của mình phát triển.
Mình thường không bao giờ lạm bàn về những điều đao to búa lớn, tuyệt đối không bao giờ bình luận về những điều mình thực sự không hiểu rõ. Tuy nhiên, do định cư ở Ukraine, cuộc sống của mình là ở đây và mình cảm thấy anh Nam có quá nhạy cảm chăng khi bản thân người dân, đất nước này không thấy có gì là bi kịch trong các vấn đề của họ mà anh lại cho đó là “bi kịch của một đất nước đang mắc kẹt giữa khát vọng và thực lực”.
Việc Yatseniuk sẽ rời ghế thủ tướng đã được chính giới Ukraine tiên liệu từ cuối tháng 2-2016, ngay sau khi Công tố trưởng Shokin viết đơn từ chức. Thậm chí, có nhiều ứng viên cho vị trí này đã được Quốc hội Rada xem xét, vậy lời tuyên bố từ chức hôm 19-4 của Yatseniuk có phải là quá bất ngờ để thành “bi kịch”?
Đất nước Ukraine thực sự là đang có khát vọng thay đổi rất lớn nhưng phải chăng quốc gia này đúng là không có thực lực? Mình bỗng nhiên muốn chia sẻ về câu chuyện của mình và các bạn đồng nghiệp, những phiên dịch - gần như có thể gọi là lứa cuối cùng - cho các đội công nhân lao động người Việt đến Liên Xô theo “Hiệp ước hợp tác lao động” ký kết năm 1981 giữa hai nhà nước.
Thời điểm bọn mình ra trường năm 1987, 1988 là đỉnh điểm giai đoạn khó khăn của xã hội Việt Nam thời hậu chiến. Hàng loạt các nhà máy quốc phòng giảm công suất, hàng loạt bộ đội chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng phải xuất ngũ. Đội ngũ người mất việc này tiếp tục bổ sung vào đội quân không việc làm vốn có sẵn trước đó làm tình hình xã hội thêm trầm trọng.
Giải pháp được chọn lựa là ồ ạt đưa số người bỗng nhiên dôi dư này đi “hợp tác lao động” (thực tế là xuất khẩu lao động - như hiện nay chúng ta đã gọi bằng tên đích thực của nó). Trong đội nữ công nhân mà mình làm phiên dịch (khi đó mình chỉ hơn hai mươi tuổi ) có những chị sinh năm 1950 nhưng phải khai lý lịch sinh năm 1953 để phù hợp với độ tuổi được xét duyệt đi lao động.
Thật không may, đó cũng là gian đoạn cuối mà Liên bang Xô-viết còn tồn tại. Tình hình kinh tế Liên Xô đến năm 1990 gần như đã tuyệt vọng. Có lẽ chỉ còn nước Cộng hòa Ukraine (và ba nước vùng Baltic) là không quá bi đát về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, nên có khá nhiều đội lao động (đặc biệt là trong ngành xây dựng) vốn được giao sang Nga (sang chính thủ đô Moscow) mà phải chuyển về Ukraine làm công việc khác.
Cách đây chỉ mới một tuần, mình đến thăm hai bạn mình, hiện đang sống ở Việt Nam, cũng là một cặp vợ chồng cùng khóa, cũng đi làm phiên dịch cho đội công nhân tại Yaroslav. Hiện tại, cả hai bạn đều là những cá nhân xuất sắc , bọn mình hồi tưởng lại những ngày xa, chợt bạn bùi ngùi nói, nếu như hồi ấy mình sống và làm việc tại Ukraine, chắc mình cũng sẽ ở lại Ukraine như các bạn chứ không về nước.
Vâng, lý do có lẽ như anh Nam nói, Ucraine là một đất nước có thiên nhiên tuyệt đẹp, mọi nơi đều có thể bắt gặp những cô gái đẹp hơn Hoa hậu Hoàn vũ và hơn thế nữa, trăm người như một, sau khi đã tiếp xúc, đều nhận thấy Ukraine là một dân tộc hiền hậu và đất nước này đầy tiềm năng.
Đấy là chuyện của mình và các bạn mình, những kẻ vẫn còn “hoài niệm” về quá khứ, một quá khứ hãi hùng với sân bay Sheremenchevo dưới dùi cui cảnh sát và những vụ trộm cướp công khai của nhóm người gọi là “bộ đội sân bay”; một quá khứ như lời bạn mình kể lại ở Yaroslav, ra đường phải đi hai người trở lên và mang theo trong mình gạch đá gì đó để tự vệ khi cần.
Đó cũng là một quá khứ có những người bản xứ không còn việc làm, phải cắt bớt những cúc áo trên áo khoác mùa đông (áo bành-tô) đem đi bán hòng mua được ổ bánh mỳ mấy chục xu; nhưng quá khứ ấy dù sao cũng có niềm vui bởi những thùng hàng với biết bao khó nhọc sẽ làm cuộc sống ở quê nhà bớt khó khăn; có những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà khi còn ở quê nhà ta không có được.
Trên đây là status của anh Lương Hoài Nam bình luận về tin thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk tuyên bố từ chức. Mình không quen anh Nam, chỉ biết anh rất tâm huyết với sự thay đổi của Việt Nam qua các trang mà mình hay được đọc. Anh Nam quan tâm đến rất nhiều nhóm vấn đề, đưa ra rất nhiều giải pháp và kiến nghị. Mình kính trọng anh vì mình cùng chung một mong muốn như anh, làm sao để Việt Nam, Tổ quốc của mình phát triển.
Mình thường không bao giờ lạm bàn về những điều đao to búa lớn, tuyệt đối không bao giờ bình luận về những điều mình thực sự không hiểu rõ. Tuy nhiên, do định cư ở Ukraine, cuộc sống của mình là ở đây và mình cảm thấy anh Nam có quá nhạy cảm chăng khi bản thân người dân, đất nước này không thấy có gì là bi kịch trong các vấn đề của họ mà anh lại cho đó là “bi kịch của một đất nước đang mắc kẹt giữa khát vọng và thực lực”.
Việc Yatseniuk sẽ rời ghế thủ tướng đã được chính giới Ukraine tiên liệu từ cuối tháng 2-2016, ngay sau khi Công tố trưởng Shokin viết đơn từ chức. Thậm chí, có nhiều ứng viên cho vị trí này đã được Quốc hội Rada xem xét, vậy lời tuyên bố từ chức hôm 19-4 của Yatseniuk có phải là quá bất ngờ để thành “bi kịch”?
Đất nước Ukraine thực sự là đang có khát vọng thay đổi rất lớn nhưng phải chăng quốc gia này đúng là không có thực lực? Mình bỗng nhiên muốn chia sẻ về câu chuyện của mình và các bạn đồng nghiệp, những phiên dịch - gần như có thể gọi là lứa cuối cùng - cho các đội công nhân lao động người Việt đến Liên Xô theo “Hiệp ước hợp tác lao động” ký kết năm 1981 giữa hai nhà nước.
Thời điểm bọn mình ra trường năm 1987, 1988 là đỉnh điểm giai đoạn khó khăn của xã hội Việt Nam thời hậu chiến. Hàng loạt các nhà máy quốc phòng giảm công suất, hàng loạt bộ đội chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng phải xuất ngũ. Đội ngũ người mất việc này tiếp tục bổ sung vào đội quân không việc làm vốn có sẵn trước đó làm tình hình xã hội thêm trầm trọng.
Giải pháp được chọn lựa là ồ ạt đưa số người bỗng nhiên dôi dư này đi “hợp tác lao động” (thực tế là xuất khẩu lao động - như hiện nay chúng ta đã gọi bằng tên đích thực của nó). Trong đội nữ công nhân mà mình làm phiên dịch (khi đó mình chỉ hơn hai mươi tuổi ) có những chị sinh năm 1950 nhưng phải khai lý lịch sinh năm 1953 để phù hợp với độ tuổi được xét duyệt đi lao động.
Thật không may, đó cũng là gian đoạn cuối mà Liên bang Xô-viết còn tồn tại. Tình hình kinh tế Liên Xô đến năm 1990 gần như đã tuyệt vọng. Có lẽ chỉ còn nước Cộng hòa Ukraine (và ba nước vùng Baltic) là không quá bi đát về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, nên có khá nhiều đội lao động (đặc biệt là trong ngành xây dựng) vốn được giao sang Nga (sang chính thủ đô Moscow) mà phải chuyển về Ukraine làm công việc khác.
Cách đây chỉ mới một tuần, mình đến thăm hai bạn mình, hiện đang sống ở Việt Nam, cũng là một cặp vợ chồng cùng khóa, cũng đi làm phiên dịch cho đội công nhân tại Yaroslav. Hiện tại, cả hai bạn đều là những cá nhân xuất sắc , bọn mình hồi tưởng lại những ngày xa, chợt bạn bùi ngùi nói, nếu như hồi ấy mình sống và làm việc tại Ukraine, chắc mình cũng sẽ ở lại Ukraine như các bạn chứ không về nước.
Vâng, lý do có lẽ như anh Nam nói, Ucraine là một đất nước có thiên nhiên tuyệt đẹp, mọi nơi đều có thể bắt gặp những cô gái đẹp hơn Hoa hậu Hoàn vũ và hơn thế nữa, trăm người như một, sau khi đã tiếp xúc, đều nhận thấy Ukraine là một dân tộc hiền hậu và đất nước này đầy tiềm năng.
Đấy là chuyện của mình và các bạn mình, những kẻ vẫn còn “hoài niệm” về quá khứ, một quá khứ hãi hùng với sân bay Sheremenchevo dưới dùi cui cảnh sát và những vụ trộm cướp công khai của nhóm người gọi là “bộ đội sân bay”; một quá khứ như lời bạn mình kể lại ở Yaroslav, ra đường phải đi hai người trở lên và mang theo trong mình gạch đá gì đó để tự vệ khi cần.
Đó cũng là một quá khứ có những người bản xứ không còn việc làm, phải cắt bớt những cúc áo trên áo khoác mùa đông (áo bành-tô) đem đi bán hòng mua được ổ bánh mỳ mấy chục xu; nhưng quá khứ ấy dù sao cũng có niềm vui bởi những thùng hàng với biết bao khó nhọc sẽ làm cuộc sống ở quê nhà bớt khó khăn; có những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà khi còn ở quê nhà ta không có được.
Còn đây là chuyện của con gái út của mình, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở Ukraine, sử dụng thành thạo cả tiếng Ukraine và tiếng Nga, đang được nhà nước Ukraine cung cấp hệ thống giáo dục miễn phí, cung cấp học bổng hàng tháng (dù rất ít ỏi) cho những học sinh năng khiếu (одарённые дети), nhận được sự yêu thương vô bờ bến của các thầy cô giáo người Ukraine.
Vừa qua, mình về Việt Nam một thời gian để tham gia sự kiện quan trọng của gia đình lớn. Sau khi “hiệp thương” (từ đang hot ở ta), cả hai con mình đều muốn tự tổ chức cuộc sống mà không cần trợ giúp của người lớn. Tuần trước, mình quay trở lại Kiev, con gái lớn sau giờ học, lái xe ra sân bay đón mẹ.
Trên đường về nhà, con báo cáo: “Em Cún rất ngoan mẹ ạ, nhưng mấy ngày cuối cùng thì hay kêu nhớ mẹ ầm ĩ và đếm từng ngày đến lúc mẹ trở về”. Chiều tối hôm ấy, chị lớn đi học tiếng Đức, chỉ còn mẹ và con gái út ở nhà. Bé Cún vốn rất ít nói nhưng chắc vì vui nên phấn khích lạ. Nằm lăn trên giường của mẹ, bé vẽ ra tương lai cho mình. Hai mẹ con mình trò chuyện:
- Ôi, con nhớ mẹ quá, sau này rồi không biết thế nào nữa khi con ở Ba Lan!
- Sao lại ở Ba Lan hả con?
- À, con dự định học xong đại học thì sẽ làm việc ở Ba Lan!
- Vì sao lại phải ở Ba Lan chứ không ở ngay Ukraine này?
- Vì Ba Lan rất gần, con sẽ thường xuyên về thăm mẹ được và tiếng Ba Lan gần giống tiếng Ukraine.
- Úi, thế thì con cứ ở Ukraine, dễ thăm mẹ hơn nữa!
- Không, con không muốn!
- Sao lại không muốn, con không yêu đất nước Ukraine à?
- Có chứ, con yêu Ukraine lắm. Nhưng con người Ukraine chưa tốt (злые). Họ luôn chỉ trích, kêu gào rằng nhà nước chưa làm tốt công việc của mình, trong khi chính họ lại coi thường và không tuân thủ pháp luật, họ nghĩ họ đứng ngoài tất cả mọi quy định, mọi ràng buộc và trách nhiệm và không cần phải thực hiện, chỉ có những người khác phải thực hiện nó mà thôi!
Xin kể thêm một câu chuyện có liên quan: mình đang sống ở một khu chung cư thuộc loại “business class” nằm trên khu đất trước kia thuộc một công viên nhỏ. Bởi vị trí hết sức đắc địa với các đầu mối giao thông thuận tiện nên nghe phong thanh là việc chiếm đất để xây chung cư này đã làm dấy lên một phong trào phản đối ác liệt. Nhưng rủi thay, nhà đầu tư, theo như giang hồ đồn thổi, thì lại là cánh hẩu của cựu thủ tướng Tymoshenco.
Cho nên, việc giao đất làm chung cư vẫn được tiến hành và tiến độ xây dựng rất nhanh chóng. Chung cư được hoàn công và đưa vào sử dụng ngay trước cuộc bầu cử năm 2010 , trước khi bà Tymoshenco thất thế. Qua câu chuyện ấy mình nghĩ rằng, đất nước Ukraine tuyệt vời, không thiếu tiềm năng, nhưng đúng như con gái mình nhận xét, hệ thống chính quyền cũ đã rất mục ruỗng. Mọi thứ đã rất chín muồi để người dân đứng lên đòi thay đổi.
Chuyện của mẹ con mình như thế, chuyện của mình và các bạn mình như thế, còn đánh giá sự việc, đất nước và xã hội nơi mình đang sống thì lại là các bạn. Cảm ơn status của anh Lương Hoài Nam, dù không nhất trí với nhận xét của anh, nhưng nhờ có nó mà mình viết lại được những điều tản mạn mà mình suy nghĩ suốt mấy hôm nay...