MỘT SỐ SO SÁNH THỐNG KÊ VỀ DI DÂN TẠI MỸ
- Thứ năm - 11/08/2016 02:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Tại Mỹ, cộng đồng Việt tuy ở lâu hơn nhưng cũng không hội nhập hơn gì cộng đồng Trung Đông và Bắc Phi. MENA quá đa dạng để đánh giá như một thành phần nhưng cộng đồng mới tại Mỹ như Syria cho thấy đại khái ta cũng chẳng hay ho gì hơn họ. Thua ta, có lẽ là họ không có Thúy Nga Paris và chí ít là ta không có khủng bố IS”.
Về vấn đề di dân tại các nước Âu châu, định kiến cho rằng các cộng đồng Trung Đông, Bắc Phi, Hồi giáo là những cộng đồng có vấn đề (ngoài vấn đề mà ai cũng để ý đến hiện nay, là vấn đề khủng bố). Đây là định kiến của một số dư luận tại các nước Âu này, và cư ngụ tại đây, cho nên cộng đồng Việt chẳng hạn, cũng phản ánh các ý định kiến này. Nói cách khác, cộng đồng Việt có lẽ cho là các cộng đồng khác lắm vấn đề hơn là ta. Việc này đã được và sẽ vẫn được bàn cãi lâu dài và tôi không có khả năng tham gia một cách nghiêm túc, tuy là ý kiến, thì ai mà chẳng có. Cái tôi không có, là con số đúng đắn cho Âu châu (tuy nó ở đâu đó, và nhờ các bạn khảo sát hộ).
Xin đề cập đến các cộng đồng ở Mỹ, để gợi một so sánh, trong hoàn cảnh Hoa Kỳ, dĩ nhiên là rất khác. Mỹ là quốc gia di dân và đa dân tộc, và hoàn cảnh trôi dạt đến của người Việt ở đây cũng khác với người Việt ở Đức hay ở Anh, và vào những thời điểm khác nhau, với xuất xứ, tầng lớp xã hội, lý do cũng lại khác. Cũng thế, người Morocco sang Mỹ sống không phải là người Morocco sang Pháp. Trong khi 80% người Algeria ở nước ngoài là ở Pháp thì tại Hoa Kỳ họ chỉ là 1%. Trong khi người Algeria Bắc Phi sang Pháp chủ yếu là lao động thì biết đâu sang Mỹ lại là doanh gia đầu tư, chuyên gia điện tử hay giáo sư tiến sĩ?
Một thí dụ là cộng đồng Syria-Lebanon tại Hoa Kỳ và châu Mỹ nói chung (trước 1923, cả hai nước đều thuộc đế chế Ottoman nên Nam Mỹ gọi họ là “Turco”, người Thổ Nhĩ Kỳ). Đây là một cộng đồng thành công nhất định vì có mặt từ cuối thế kỷ 19 tuy vẫn còn tiếp tục di dân. Đa số di dân Ả Rập này là Ki-tô và hòa nhập dễ, đến nỗi giờ khó nhận và chẳng ai biết, thí dụ Chánh văn phòng Tòa Nhà trắng John Sununu (đời Bush cha) và Thống đốc bang New Hampshire. Gia đình ông từ Lebanon sang El Salvador, ông sanh tại Cuba rồi sang Mỹ, giờ chẳng ai nghĩ ông là người Ả Rập cả nếu không có cái tên Ả Rập. Diễn viên Selma Hayek (Lebanon), tỉ phú Carlos Slim (Lebanon) thì là người Mexico, ca sĩ Shakira (Lebanon) thì là người Colombia, ngân hàng Safra (Lebanon Do Thái - Lebanon mà có Do Thái à - vâng, có chứ) thì là người Brazil. Hiện tại Lebanon không có nổi một tổng thống nhưng Ecuador từng có đến ba tổng thống gốc Lebanon! Bố của tổng thống Argentina Carlos Menem là người Syria, cũng như cha đẻ của cậu Steve Jobs.
Một thế kỷ hay 50 năm đã khiến những người Ả Rập này lẫn vào với dân chúng địa phương và hòa tan để không còn có vấn đề cộng đồng.
Những con số dưới đây, không đi vào chi tiết được và có giới những giới hạn của nó. Đó cũng chỉ là một tấm ảnh ở một nơi nhất định và một thời điểm nhất định và phản ánh gì đó nhưng vẫn còn hơn là nhắm mắt nói bừa. Tư liệu này lấy từ Census (khảo sát) mới nhất ở Mỹ (2013-2014) và rất dễ tham khảo đào sâu.
MENA (Middle East and North Africa) là nhóm Trung Đông và Bắc Phi. Nhóm này hẳn là không đồng nhất, gom chung nhiều di dân từ những quốc gia rất khác biệt như UAE, Saudi (giàu và yên bình) với lại Yemen hay Sudan (nghèo và loạn). Trong thành phần MENA này, Trung Đông chiếm 68%. Đứng đầu khu vực này là Iraq (200.000 người). Bắc Phi chiếm 32%, đứng đầu Bắc Phi là Ai Cập (176.000 người).
Xin dẫn thêm trong nhóm MENA thành phần đến từ Syria (86.000 người) để so sánh.
DÂN SỐ
Di dân hợp pháp: 42.4 triệu
Việt Nam: 1.3 triệu
MENA: 1.02 triệu
Syria: 86.000
71% người Việt có mặt tại Mỹ trước năm 2000 trong khi tổng số di dân chỉ có 59%, Syria là 56%. Sang Mỹ sau năm 2010, trong tổng số là 12%, Việt Nam là 10% thôi, MENA là 23% và Syria là 24% đến muộn.
Nói cách khác, người Việt ở tại Mỹ lâu đời hơn tổng số di dân và hơn người Syria. Người Việt sau 2010 sang đây nhỏ giọt so với di dân nói chung và so với MENA, Syria.
Diện định cư tại Mỹ của người Việt 61% là do gia đình bảo lãnh, vợ chồng con cái là 36%, chỉ có 1% là tị nạn và 2% là visa làm việc. Trong khi đó lý do việc làm của tổng số là 16%, MENA 7%, Syria 8%. Diện vợ chồng tổng số di dân là 44%, MENA 38%, Syria 50%. Diện tị nạn tổng số là 12%, MENA 25%, Syria 8%.
Vào quốc tịch là 47% di dân, 76% người Việt, 57% MENA, trong đó Saudi chỉ có 16% (không có con số Syria).
Tóm lại, người Việt là nhóm sang trước, đủ thời gian để vào quốc tịch và bảo lãnh gia đình. Syria ½ là theo diện vợ chồng. Rất ít người Việt sang diện lao động. Riêng Saudi, UAE, thì ít vào quốc tịch Mỹ vì không cần thiết, các vương không phát tiền trợ cấp dành cho công dân của họ nữa thì nguy.
TIÊU CHUẨN ANH NGỮ VÀ LAO ĐỘNG
Khó khăn về tiếng Anh của người Việt, tuy ở lâu nhất so với các cộng đồng khác, lại rất cao. Tổng số di dân 50% ấp úng thì người Việt ấp úng tới 67%, MENA là 40%. Trong MENA, UAE chỉ có 20%, trong khi Yemen là 63% và Syria là 45%.
Trong nhà 16% di dân dùng Anh ngữ, 12% MENA, Syria 10% và Việt sử dụng Anh ngữ tại gia chỉ có 8%. Tiếng Việt còn, nước Việt còn.
Đây cho thấy mức hội nhập nhưng không biết nói tiếng địa phương vẫn có thể lao động, có lẽ là nhờ tập trung ở các khu Tiểu Sài Gòn, v.v... Mức lao động của người Việt là 67%, người sinh ra tại Mỹ là 62%, tổng số di dân là 66%. MENA là 58% và Syria chỉ có 57%, không phải là vì họ ở nhà ăn trợ cấp xã hội vì Mỹ không có cái kiểu này như tại Âu. Thành phần MENA phụ nữ thường ở nhà và chủ gia đình kiếm tiền là chính.
THU NHẬP GIA ĐÌNH, GIÁO DỤC
Đây là thu nhập của các hộ. Giờ kẻ bất tài và lười biếng này vẫn chưa tìm ra số người của mỗi hộ Việt nhưng điều chắc chắn là các hộ Việt Nam đông người hơn các hộ bản xứ (tức là sinh ra tại Mỹ). Hộ “Mỹ”là 3,1 người, hộ di dân là 3,8 người và hộ Syria là 4,1 người (chứ không phải là 4,1 vợ). Chồng cày vợ cấy con… trai đi cày nên thu nhập của hộ người Việt ($58.000) cao hơn thu nhập của các hộ Mỹ ($55.000), cao hơn mức di dân ($50.000) và cao hơn MENA ($44.000). Vậy thì danh giá quá nhưng thu nhập gia đình Việt thấp hơn thu nhập của gia đình Syria, sang Mỹ sau và phụ nữ ở nhà làm falafel ($62.000).
Đó là tại họ có việc làm cao hơn, nhờ chuyên môn, Anh ngữ và học vị. Mặt giáo dục mà ta hãnh diện hơn người, thì ở Mỹ là một huyền thoại. 25% người Việt trên 25 tuổi tốt nghiệp Đại học so với 29% của tổng số di dân, 30% của người sinh ra tại Mỹ, 43% MENA và 39% Syria. Trong số Syria tốt nghiệp Đại học này, 47% có bằng cấp chuyên môn và thạc sĩ trở lên, so với 37% người sinh ra ở Mỹ và 42% người di dân.
Tuy vậy cộng đồng Syria có cách biệt giàu nghèo và số nghèo khó của họ là 20%, di dân là 18%, người sinh ra tại Mỹ là 10%. Người Việt, nghèo khó ở mức 14%.
Thống kê nào cũng chỉ có một giá trị tương đối và cần phải cẩn trọng khi đề cập đến, về mặt nguồn (nghiêm túc) cũng như cách nhìn (đúng đắn). Một bận xem live show Thúy Nga 100+ gì đó thì phải, có thu hình, tôi được nghe MC Nguyễn Ngọc Ngạn hớn hở: “Census cho biết thu nhập cao nhất ở Mỹ là người Á châu”. Ông giải thích cho khán giả (dĩ nhiên là người Việt): “Á châu có nghĩa là Trung Quốc, Viêt Nam… Vậy là ta có thu nhập cao nhất nước Mỹ!”. Trong khi mọi người còn bồi hồi xúc động, ông giáng thêm: “Quý vị cũng biết San Jose là thành phố Việt Nam,có nhiều người Việt Nam. Census mới cho thấy đây là một trong những thành phố giàu nhất nước”. Ông Ngạn không sai, thu nhập Á châu nhờ Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, mà xếp cao nhất Mỹ, cao đến độ mà Philippines, Việt Nam có muốn kéo xuống cũng không nổi. San Jose của ông cũng giàu thật vậy nhưng không phải 90% dân là người Việt mà là 10%.
Nhân thể, cũng xin nói qua về cộng đồng Hồi giáo tại Mỹ. Khó có thống kê về mặt này vì Census không đề cập đến tôn giáo. Khoảng trên 3 triệu (1% dân số), đây là một cộng đồng hết sức đa dạng về nguồn gốc, sắc tộc. Trước hết phải kể 1/3 là người Mỹ da đen, đại đa số là “trở về nguồn sau này” sau khi bị Ki-tô hóa trong thời kỳ nô lệ. Ước tính khởi thủy có chừng15% hay 30% nô lệ Phi châu “xuất” sang Hoa Kỳ mang đạo Hồi nhưng đạo này bị các chủ nhân cấm đoán. Các đền Hồi tại Mỹ đầu tiên được dựng từ đầu thế kỷ 20 khi bắt đầu có di dân từ Âu mang đạo (Bosnia), rồi Turkey và lục địa Ấn. Ngày nay, vẫn thành phần da đen Mỹ cải đạo Hồi là được biết đến nhiều nhất sau khi tích cực tham gia phong trào đấu tranh công dân của thập niên 60 (Malcom X) và lan ra giới thể thao (Muhammad Ali, Myke Tyson, Kareem Abdul-Jabbar, Shaqille O’ Neal) hay nghệ sĩ (Janet Jackson, Mos Def, Ice Cube). Hiện Hạ viện Mỹ chỉ có một đại biểu Hồi giáo là Andre Carson (bang Indianna), người Mỹ da đen. Đại biểu đầu tiên Hồi giáo cũng là người Mỹ da đen, Keith Ellison (bang Minnesota).
Tóm lại, tại Mỹ, cộng đồng Việt tuy ở lâu hơn nhưng cũng không hội nhập hơn gì cộng đồng Trung Đông và Bắc Phi. MENA quá đa dạng để đánh giá như một thành phần nhưng cộng đồng mới tại Mỹ như Syria cho thấy đại khái ta cũng chẳng hay ho gì hơn họ. Thua ta, có lẽ là họ không có Thúy Nga Paris và chí ít là ta không có khủng bố IS. Khủng bố Al Qaeda thì ta có một anh Lạc Hồng Hồi bị bắt (tại Anh cũng có thêm người nữa, lại Al Qaeda). Một chi tiết vui, 2012, đa số người Việt đã bỏ phiếu cho ông Obama thay vì cho ông Romney và trái với định kiến, người Việt tại Mỹ giờ ủng hộ Đảng Dân chủ nhiều hơn là Đảng Cộng hòa tuy số lớn không có ý kiến về chính trị đảng phái tại Hoa Kỳ.
Xin đề cập đến các cộng đồng ở Mỹ, để gợi một so sánh, trong hoàn cảnh Hoa Kỳ, dĩ nhiên là rất khác. Mỹ là quốc gia di dân và đa dân tộc, và hoàn cảnh trôi dạt đến của người Việt ở đây cũng khác với người Việt ở Đức hay ở Anh, và vào những thời điểm khác nhau, với xuất xứ, tầng lớp xã hội, lý do cũng lại khác. Cũng thế, người Morocco sang Mỹ sống không phải là người Morocco sang Pháp. Trong khi 80% người Algeria ở nước ngoài là ở Pháp thì tại Hoa Kỳ họ chỉ là 1%. Trong khi người Algeria Bắc Phi sang Pháp chủ yếu là lao động thì biết đâu sang Mỹ lại là doanh gia đầu tư, chuyên gia điện tử hay giáo sư tiến sĩ?
Một thí dụ là cộng đồng Syria-Lebanon tại Hoa Kỳ và châu Mỹ nói chung (trước 1923, cả hai nước đều thuộc đế chế Ottoman nên Nam Mỹ gọi họ là “Turco”, người Thổ Nhĩ Kỳ). Đây là một cộng đồng thành công nhất định vì có mặt từ cuối thế kỷ 19 tuy vẫn còn tiếp tục di dân. Đa số di dân Ả Rập này là Ki-tô và hòa nhập dễ, đến nỗi giờ khó nhận và chẳng ai biết, thí dụ Chánh văn phòng Tòa Nhà trắng John Sununu (đời Bush cha) và Thống đốc bang New Hampshire. Gia đình ông từ Lebanon sang El Salvador, ông sanh tại Cuba rồi sang Mỹ, giờ chẳng ai nghĩ ông là người Ả Rập cả nếu không có cái tên Ả Rập. Diễn viên Selma Hayek (Lebanon), tỉ phú Carlos Slim (Lebanon) thì là người Mexico, ca sĩ Shakira (Lebanon) thì là người Colombia, ngân hàng Safra (Lebanon Do Thái - Lebanon mà có Do Thái à - vâng, có chứ) thì là người Brazil. Hiện tại Lebanon không có nổi một tổng thống nhưng Ecuador từng có đến ba tổng thống gốc Lebanon! Bố của tổng thống Argentina Carlos Menem là người Syria, cũng như cha đẻ của cậu Steve Jobs.
Một thế kỷ hay 50 năm đã khiến những người Ả Rập này lẫn vào với dân chúng địa phương và hòa tan để không còn có vấn đề cộng đồng.
Những con số dưới đây, không đi vào chi tiết được và có giới những giới hạn của nó. Đó cũng chỉ là một tấm ảnh ở một nơi nhất định và một thời điểm nhất định và phản ánh gì đó nhưng vẫn còn hơn là nhắm mắt nói bừa. Tư liệu này lấy từ Census (khảo sát) mới nhất ở Mỹ (2013-2014) và rất dễ tham khảo đào sâu.
MENA (Middle East and North Africa) là nhóm Trung Đông và Bắc Phi. Nhóm này hẳn là không đồng nhất, gom chung nhiều di dân từ những quốc gia rất khác biệt như UAE, Saudi (giàu và yên bình) với lại Yemen hay Sudan (nghèo và loạn). Trong thành phần MENA này, Trung Đông chiếm 68%. Đứng đầu khu vực này là Iraq (200.000 người). Bắc Phi chiếm 32%, đứng đầu Bắc Phi là Ai Cập (176.000 người).
Xin dẫn thêm trong nhóm MENA thành phần đến từ Syria (86.000 người) để so sánh.
DÂN SỐ
Di dân hợp pháp: 42.4 triệu
Việt Nam: 1.3 triệu
MENA: 1.02 triệu
Syria: 86.000
71% người Việt có mặt tại Mỹ trước năm 2000 trong khi tổng số di dân chỉ có 59%, Syria là 56%. Sang Mỹ sau năm 2010, trong tổng số là 12%, Việt Nam là 10% thôi, MENA là 23% và Syria là 24% đến muộn.
Nói cách khác, người Việt ở tại Mỹ lâu đời hơn tổng số di dân và hơn người Syria. Người Việt sau 2010 sang đây nhỏ giọt so với di dân nói chung và so với MENA, Syria.
Diện định cư tại Mỹ của người Việt 61% là do gia đình bảo lãnh, vợ chồng con cái là 36%, chỉ có 1% là tị nạn và 2% là visa làm việc. Trong khi đó lý do việc làm của tổng số là 16%, MENA 7%, Syria 8%. Diện vợ chồng tổng số di dân là 44%, MENA 38%, Syria 50%. Diện tị nạn tổng số là 12%, MENA 25%, Syria 8%.
Vào quốc tịch là 47% di dân, 76% người Việt, 57% MENA, trong đó Saudi chỉ có 16% (không có con số Syria).
Tóm lại, người Việt là nhóm sang trước, đủ thời gian để vào quốc tịch và bảo lãnh gia đình. Syria ½ là theo diện vợ chồng. Rất ít người Việt sang diện lao động. Riêng Saudi, UAE, thì ít vào quốc tịch Mỹ vì không cần thiết, các vương không phát tiền trợ cấp dành cho công dân của họ nữa thì nguy.
TIÊU CHUẨN ANH NGỮ VÀ LAO ĐỘNG
Khó khăn về tiếng Anh của người Việt, tuy ở lâu nhất so với các cộng đồng khác, lại rất cao. Tổng số di dân 50% ấp úng thì người Việt ấp úng tới 67%, MENA là 40%. Trong MENA, UAE chỉ có 20%, trong khi Yemen là 63% và Syria là 45%.
Trong nhà 16% di dân dùng Anh ngữ, 12% MENA, Syria 10% và Việt sử dụng Anh ngữ tại gia chỉ có 8%. Tiếng Việt còn, nước Việt còn.
Đây cho thấy mức hội nhập nhưng không biết nói tiếng địa phương vẫn có thể lao động, có lẽ là nhờ tập trung ở các khu Tiểu Sài Gòn, v.v... Mức lao động của người Việt là 67%, người sinh ra tại Mỹ là 62%, tổng số di dân là 66%. MENA là 58% và Syria chỉ có 57%, không phải là vì họ ở nhà ăn trợ cấp xã hội vì Mỹ không có cái kiểu này như tại Âu. Thành phần MENA phụ nữ thường ở nhà và chủ gia đình kiếm tiền là chính.
THU NHẬP GIA ĐÌNH, GIÁO DỤC
Đây là thu nhập của các hộ. Giờ kẻ bất tài và lười biếng này vẫn chưa tìm ra số người của mỗi hộ Việt nhưng điều chắc chắn là các hộ Việt Nam đông người hơn các hộ bản xứ (tức là sinh ra tại Mỹ). Hộ “Mỹ”là 3,1 người, hộ di dân là 3,8 người và hộ Syria là 4,1 người (chứ không phải là 4,1 vợ). Chồng cày vợ cấy con… trai đi cày nên thu nhập của hộ người Việt ($58.000) cao hơn thu nhập của các hộ Mỹ ($55.000), cao hơn mức di dân ($50.000) và cao hơn MENA ($44.000). Vậy thì danh giá quá nhưng thu nhập gia đình Việt thấp hơn thu nhập của gia đình Syria, sang Mỹ sau và phụ nữ ở nhà làm falafel ($62.000).
Đó là tại họ có việc làm cao hơn, nhờ chuyên môn, Anh ngữ và học vị. Mặt giáo dục mà ta hãnh diện hơn người, thì ở Mỹ là một huyền thoại. 25% người Việt trên 25 tuổi tốt nghiệp Đại học so với 29% của tổng số di dân, 30% của người sinh ra tại Mỹ, 43% MENA và 39% Syria. Trong số Syria tốt nghiệp Đại học này, 47% có bằng cấp chuyên môn và thạc sĩ trở lên, so với 37% người sinh ra ở Mỹ và 42% người di dân.
Tuy vậy cộng đồng Syria có cách biệt giàu nghèo và số nghèo khó của họ là 20%, di dân là 18%, người sinh ra tại Mỹ là 10%. Người Việt, nghèo khó ở mức 14%.
Thống kê nào cũng chỉ có một giá trị tương đối và cần phải cẩn trọng khi đề cập đến, về mặt nguồn (nghiêm túc) cũng như cách nhìn (đúng đắn). Một bận xem live show Thúy Nga 100+ gì đó thì phải, có thu hình, tôi được nghe MC Nguyễn Ngọc Ngạn hớn hở: “Census cho biết thu nhập cao nhất ở Mỹ là người Á châu”. Ông giải thích cho khán giả (dĩ nhiên là người Việt): “Á châu có nghĩa là Trung Quốc, Viêt Nam… Vậy là ta có thu nhập cao nhất nước Mỹ!”. Trong khi mọi người còn bồi hồi xúc động, ông giáng thêm: “Quý vị cũng biết San Jose là thành phố Việt Nam,có nhiều người Việt Nam. Census mới cho thấy đây là một trong những thành phố giàu nhất nước”. Ông Ngạn không sai, thu nhập Á châu nhờ Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, mà xếp cao nhất Mỹ, cao đến độ mà Philippines, Việt Nam có muốn kéo xuống cũng không nổi. San Jose của ông cũng giàu thật vậy nhưng không phải 90% dân là người Việt mà là 10%.
Nhân thể, cũng xin nói qua về cộng đồng Hồi giáo tại Mỹ. Khó có thống kê về mặt này vì Census không đề cập đến tôn giáo. Khoảng trên 3 triệu (1% dân số), đây là một cộng đồng hết sức đa dạng về nguồn gốc, sắc tộc. Trước hết phải kể 1/3 là người Mỹ da đen, đại đa số là “trở về nguồn sau này” sau khi bị Ki-tô hóa trong thời kỳ nô lệ. Ước tính khởi thủy có chừng15% hay 30% nô lệ Phi châu “xuất” sang Hoa Kỳ mang đạo Hồi nhưng đạo này bị các chủ nhân cấm đoán. Các đền Hồi tại Mỹ đầu tiên được dựng từ đầu thế kỷ 20 khi bắt đầu có di dân từ Âu mang đạo (Bosnia), rồi Turkey và lục địa Ấn. Ngày nay, vẫn thành phần da đen Mỹ cải đạo Hồi là được biết đến nhiều nhất sau khi tích cực tham gia phong trào đấu tranh công dân của thập niên 60 (Malcom X) và lan ra giới thể thao (Muhammad Ali, Myke Tyson, Kareem Abdul-Jabbar, Shaqille O’ Neal) hay nghệ sĩ (Janet Jackson, Mos Def, Ice Cube). Hiện Hạ viện Mỹ chỉ có một đại biểu Hồi giáo là Andre Carson (bang Indianna), người Mỹ da đen. Đại biểu đầu tiên Hồi giáo cũng là người Mỹ da đen, Keith Ellison (bang Minnesota).
Tóm lại, tại Mỹ, cộng đồng Việt tuy ở lâu hơn nhưng cũng không hội nhập hơn gì cộng đồng Trung Đông và Bắc Phi. MENA quá đa dạng để đánh giá như một thành phần nhưng cộng đồng mới tại Mỹ như Syria cho thấy đại khái ta cũng chẳng hay ho gì hơn họ. Thua ta, có lẽ là họ không có Thúy Nga Paris và chí ít là ta không có khủng bố IS. Khủng bố Al Qaeda thì ta có một anh Lạc Hồng Hồi bị bắt (tại Anh cũng có thêm người nữa, lại Al Qaeda). Một chi tiết vui, 2012, đa số người Việt đã bỏ phiếu cho ông Obama thay vì cho ông Romney và trái với định kiến, người Việt tại Mỹ giờ ủng hộ Đảng Dân chủ nhiều hơn là Đảng Cộng hòa tuy số lớn không có ý kiến về chính trị đảng phái tại Hoa Kỳ.