MONG SAO SỰ CẢM THÔNG, THẤU HIỂU TRÊN TINH THẦN KHOAN DUNG...
- Thứ bảy - 14/01/2017 22:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Chính nhờ việc không sử dụng lá cờ đại diện nào cả, mà ranh giới giữa mọi người chúng tôi đã được xóa bỏ, không cần lo lắng sẽ bị chụp những cái mũ hoặc đỏ, hoặc vàng, không vừa vặn với mình lên đầu. Chúng tôi chỉ chia sẻ với nhau một tiếng nói chung, đại diện cho những giá trị của một xã hội tiến bộ, là tự do dân chủ nhân quyền, và thương yêu nhau” - chia sẻ của ca sĩ Jazzy Dạ Lam.
Những ồn ào trên Facebook hai hôm nay, khiến tôi nhớ lại hồi cuối năm ngoái, vào khoảng giữa tháng 11, khi chuỗi các đêm nhạc tôi làm cùng Mai Khôi vòng quanh bảy thành phố nước Đức và thủ đô Paris của Pháp sắp kết thúc, tôi nhận được email của anh Dương Hồng Ân, Trưởng Ban tổ chức của Đêm Nhạc Mộc Khôi Lam tại Stuttgart ngày 5-11-2016, chuyển tiếp cho tôi đọc những trao đổi của một số chú, bác lớn tuổi, kêu gọi mọi người “không nên mắc mưu cộng sản” khi đi nghe chúng tôi hát!
Trước đó chỉ hai ba ngày, tôi lại đọc được một bài viết sặc mùi “an ninh” trên một tờ báo cộng đồng bên này, tường trình về đêm diễn của hai chị em, với lời lẽ giọng điệu vô cùng thiếu văn hóa, bới móc những chuyện không liên quan, bảo rằng chương trình “toàn những bài hát tuyên truyền bôi xấu” nhà nước và chính quyền Việt Nam hiện nay, chụp mũ chúng tôi là “phản động”!
Trong thư trả lời anh Dương Hồng Ân, tôi nhẹ nhàng đáp rằng: “Họ muốn gọi tụi em là gì cũng được anh à, em không quan tâm đâu. Điều em quan tâm nhất, cũng là mục đích vì sao em mời Mai Khôi sang Châu Âu hát, chỉ là để cho những tiếng nói phản kháng được vang lên một cách mạnh mẽ, được chia sẻ đến đông đảo người nghe, thông điệp về tự do dân chủ nhân quyền được lan tỏa đến thật nhiều người hơn nữa. Tất cả những điều này thực sự làm lợi cho ai? Hại cho ai? Chỉ cần ai có tâm, cùng có tầm nhận thức sâu sắc một chút, thì sẽ hiểu thôi mà!”.
Quả là chúng tôi đã rất may mắn khi gặp toàn những người hiểu mình và hết lòng hỗ trợ giúp đỡ hai chị em, để tổ chức ở nơi nào cũng đều được yêu thương ủng hộ, và được sự đón nhận rất nồng nàn, không bị gây bất kỳ khó khăn nào.
Được như vậy cũng là vì ngay từ những bước đầu tiên chuẩn bị, tôi đã nhất trí cùng các anh chị em làm việc chung, rằng các đêm nhạc sẽ không mang màu sắc tuyên truyền cổ động cho bất kỳ thế lực chính trị nào cả, mà chỉ có màu sắc của nghệ thuật âm nhạc đích thực, với những chia sẻ tâm tình, cho phép Khôi Lam có thể trải hết lòng mình cùng khán giả những trăn trở về thời cuộc, về những nỗi đau không cách gì ngó lơ đi được, mà chỉ có thể hát lên cho vơi bớt thôi (nhưng sau đó nghe mắng vốn là “làm đau thêm chứ hổng có vơi!”).
Điều đáng nói là, khán giả đến với chúng tôi ở mỗi đêm đều rất đa dạng. Có người đi du học từ những năm 60 thế kỷ trước, có người là thuyền nhân tỵ nạn, có người là du học sinh mới sang, có người là dân lao động Đông Âu, v.v... Dù vậy, họ có điểm chung, là đều dành nhiều quan tâm, trăn trở cho tình hình chính trị xã hội Việt Nam cùng vận mệnh đất nước.
Và tôi nghiệm ra rằng, chính nhờ việc không sử dụng lá cờ đại diện nào cả, mà ranh giới giữa mọi người chúng tôi đã được xóa bỏ, không cần lo lắng sẽ bị chụp những cái mũ hoặc đỏ, hoặc vàng, không vừa vặn với mình lên đầu. Chúng tôi chỉ chia sẻ với nhau một tiếng nói chung, đại diện cho những giá trị của một xã hội tiến bộ, là tự do dân chủ nhân quyền, và thương yêu nhau.
Tôi biết trong số khán giả, có người đang hoạt động cho tổ chức Việt Tân, có người cũng chống cộng, yêu lá cờ vàng nhưng ghét Việt Tân lắm, người thì hoàn toàn xa lạ với cờ vàng vì lớn lên chỉ biết mỗi màu cờ đỏ mà thôi... Nhưng có sao đâu, âm nhạc, hay chính xác hơn, những ca khúc mang tính phản biện xã hội của Mai Khôi, với những thông điệp về tự do - dân chủ - nhân quyền - yêu thương, đã kéo tất cả chúng tôi xích lại gần nhau.
Đó là những trải nghiệm đẹp đẽ hai chị em chúng tôi có được khi lần đầu tiên hợp tác cùng nhau trong tour diễn Châu Âu vừa qua. Còn giờ đây, trước làn sóng phẫn nộ của những người yêu lá cờ vàng, tôi chỉ có thể nói: “Khôi ơi, em sai rồi!”.
Em sai, không phải vì em từ chối ngồi hát cùng lá cờ vàng sau lưng, bởi em đã thỏa thuận với Ban tổ chức về việc không treo cờ trong buổi diễn của em. Em cũng không sai khi bày tỏ lập trường thích - không thích của mình một cách thẳng thắn, bởi em ý thức được chúng thuộc về những giá trị căn bản của tự do nhân quyền - thêm nữa, em đang ở Mỹ, nơi mà những giá trị này được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, đôi khi thậm chí đến vô lý.
Nhưng em sai khi đã vì trong đôi phút nóng giận, tủi thân vì bị “ném đá” không thương tiếc, mà nói những lời không được dễ thương, thiếu cân nhắc, không phù hợp, làm tổn thương tình cảm những người đúng ra đã dành cho em rất nhiều thương mến và sự ủng hộ. Chỉ vì em chưa hiểu rõ truyền thống lá cờ vàng cùng sự thật lịch sử - thật ra cũng không đơn giản - về chiến tranh Việt Nam.
Có điều là, những thiếu hụt về kiến thức này đều do thế hệ chúng ta bị giáo dục một cách nhồi nhét, hoặc bưng bít, hoặc xuyên tạc, hoặc ngăn chặn mọi phương tiện tìm hiểu... Nếu được sự thông cảm và giải thích từ tốn với lòng khoan dung, nhằm tạo sự thấu hiểu cho nhau, để đến được với nhau, chứ không bằng những lời thóa mạ chỉ đào sâu thêm hố ngăn cách, thì tốt biết bao!
Chuyện lần này có thể coi như là một tai nạn để mình qua đó lớn thêm lên. Nhưng cũng rất may nhờ sự việc này, mà tôi đã có dịp được rưng rưng cảm động, khi chứng kiến vô vàn tấm lòng không hề nhỏ nhen đố kỵ, có người thực sự rất trân trọng lá cờ vàng, trân trọng những giá trị tinh thần mà nó đại diện, cũng như những người thực sự hiểu và sống với tinh thần dân chủ tự do - họ đã củng cố niềm tin cho tôi, rằng chúng tôi không hề đơn độc...
(*) Nhan đề do NCTG tạm đặt.
Trước đó chỉ hai ba ngày, tôi lại đọc được một bài viết sặc mùi “an ninh” trên một tờ báo cộng đồng bên này, tường trình về đêm diễn của hai chị em, với lời lẽ giọng điệu vô cùng thiếu văn hóa, bới móc những chuyện không liên quan, bảo rằng chương trình “toàn những bài hát tuyên truyền bôi xấu” nhà nước và chính quyền Việt Nam hiện nay, chụp mũ chúng tôi là “phản động”!
Trong thư trả lời anh Dương Hồng Ân, tôi nhẹ nhàng đáp rằng: “Họ muốn gọi tụi em là gì cũng được anh à, em không quan tâm đâu. Điều em quan tâm nhất, cũng là mục đích vì sao em mời Mai Khôi sang Châu Âu hát, chỉ là để cho những tiếng nói phản kháng được vang lên một cách mạnh mẽ, được chia sẻ đến đông đảo người nghe, thông điệp về tự do dân chủ nhân quyền được lan tỏa đến thật nhiều người hơn nữa. Tất cả những điều này thực sự làm lợi cho ai? Hại cho ai? Chỉ cần ai có tâm, cùng có tầm nhận thức sâu sắc một chút, thì sẽ hiểu thôi mà!”.
Quả là chúng tôi đã rất may mắn khi gặp toàn những người hiểu mình và hết lòng hỗ trợ giúp đỡ hai chị em, để tổ chức ở nơi nào cũng đều được yêu thương ủng hộ, và được sự đón nhận rất nồng nàn, không bị gây bất kỳ khó khăn nào.
Được như vậy cũng là vì ngay từ những bước đầu tiên chuẩn bị, tôi đã nhất trí cùng các anh chị em làm việc chung, rằng các đêm nhạc sẽ không mang màu sắc tuyên truyền cổ động cho bất kỳ thế lực chính trị nào cả, mà chỉ có màu sắc của nghệ thuật âm nhạc đích thực, với những chia sẻ tâm tình, cho phép Khôi Lam có thể trải hết lòng mình cùng khán giả những trăn trở về thời cuộc, về những nỗi đau không cách gì ngó lơ đi được, mà chỉ có thể hát lên cho vơi bớt thôi (nhưng sau đó nghe mắng vốn là “làm đau thêm chứ hổng có vơi!”).
Điều đáng nói là, khán giả đến với chúng tôi ở mỗi đêm đều rất đa dạng. Có người đi du học từ những năm 60 thế kỷ trước, có người là thuyền nhân tỵ nạn, có người là du học sinh mới sang, có người là dân lao động Đông Âu, v.v... Dù vậy, họ có điểm chung, là đều dành nhiều quan tâm, trăn trở cho tình hình chính trị xã hội Việt Nam cùng vận mệnh đất nước.
Và tôi nghiệm ra rằng, chính nhờ việc không sử dụng lá cờ đại diện nào cả, mà ranh giới giữa mọi người chúng tôi đã được xóa bỏ, không cần lo lắng sẽ bị chụp những cái mũ hoặc đỏ, hoặc vàng, không vừa vặn với mình lên đầu. Chúng tôi chỉ chia sẻ với nhau một tiếng nói chung, đại diện cho những giá trị của một xã hội tiến bộ, là tự do dân chủ nhân quyền, và thương yêu nhau.
Tôi biết trong số khán giả, có người đang hoạt động cho tổ chức Việt Tân, có người cũng chống cộng, yêu lá cờ vàng nhưng ghét Việt Tân lắm, người thì hoàn toàn xa lạ với cờ vàng vì lớn lên chỉ biết mỗi màu cờ đỏ mà thôi... Nhưng có sao đâu, âm nhạc, hay chính xác hơn, những ca khúc mang tính phản biện xã hội của Mai Khôi, với những thông điệp về tự do - dân chủ - nhân quyền - yêu thương, đã kéo tất cả chúng tôi xích lại gần nhau.
Đó là những trải nghiệm đẹp đẽ hai chị em chúng tôi có được khi lần đầu tiên hợp tác cùng nhau trong tour diễn Châu Âu vừa qua. Còn giờ đây, trước làn sóng phẫn nộ của những người yêu lá cờ vàng, tôi chỉ có thể nói: “Khôi ơi, em sai rồi!”.
Em sai, không phải vì em từ chối ngồi hát cùng lá cờ vàng sau lưng, bởi em đã thỏa thuận với Ban tổ chức về việc không treo cờ trong buổi diễn của em. Em cũng không sai khi bày tỏ lập trường thích - không thích của mình một cách thẳng thắn, bởi em ý thức được chúng thuộc về những giá trị căn bản của tự do nhân quyền - thêm nữa, em đang ở Mỹ, nơi mà những giá trị này được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, đôi khi thậm chí đến vô lý.
Nhưng em sai khi đã vì trong đôi phút nóng giận, tủi thân vì bị “ném đá” không thương tiếc, mà nói những lời không được dễ thương, thiếu cân nhắc, không phù hợp, làm tổn thương tình cảm những người đúng ra đã dành cho em rất nhiều thương mến và sự ủng hộ. Chỉ vì em chưa hiểu rõ truyền thống lá cờ vàng cùng sự thật lịch sử - thật ra cũng không đơn giản - về chiến tranh Việt Nam.
Có điều là, những thiếu hụt về kiến thức này đều do thế hệ chúng ta bị giáo dục một cách nhồi nhét, hoặc bưng bít, hoặc xuyên tạc, hoặc ngăn chặn mọi phương tiện tìm hiểu... Nếu được sự thông cảm và giải thích từ tốn với lòng khoan dung, nhằm tạo sự thấu hiểu cho nhau, để đến được với nhau, chứ không bằng những lời thóa mạ chỉ đào sâu thêm hố ngăn cách, thì tốt biết bao!
Chuyện lần này có thể coi như là một tai nạn để mình qua đó lớn thêm lên. Nhưng cũng rất may nhờ sự việc này, mà tôi đã có dịp được rưng rưng cảm động, khi chứng kiến vô vàn tấm lòng không hề nhỏ nhen đố kỵ, có người thực sự rất trân trọng lá cờ vàng, trân trọng những giá trị tinh thần mà nó đại diện, cũng như những người thực sự hiểu và sống với tinh thần dân chủ tự do - họ đã củng cố niềm tin cho tôi, rằng chúng tôi không hề đơn độc...
(*) Nhan đề do NCTG tạm đặt.