LAN MAN HẬU THI CỬ
- Thứ tư - 12/07/2017 01:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Chẳng dám suy diễn, nhưng từ việc “không sao đâu” đầu đời, biết đâu suy nghĩ ấy sẽ thành phản xạ của cả một lớp người dễ dàng thỏa hiệp và chấp nhận sự sai lệch đã rõ rành rành sau này”.
Tầm này năm trước, dù kỳ thi tốt nghiệp THPT đã kết thúc một tuần, lướt qua đa số các kênh thông tin gần như tới đâu cũng chạm vào “bùn đất”. Sự xôn xao ấy bắt nguồn từ việc tranh cãi, truy tìm một từ nguyên bản trong một bài thơ của Lưu Quang Vũ được chọn làm ngữ liệu cho phần “Đọc hiểu” môn Ngữ văn.
Năm nay cũng tại kỳ thi này, cũng phần “Đọc hiểu”, từ “thấu cảm” và khái niệm của nó lại làm dấy lên những lại qua sôi nổi, thậm chí gay gắt. Tiếc là năm nay không còn giải Euro như năm trước để văn chương và bóng đá cùng “song kiếm hợp bích”, cho đủ “chân trên sân” với “tay mềm mại bút hoa”. Chỉ khác, bàn thắng trên sân cỏ, kết quả cuối cùng của trận đấu sẽ phân chia thành bại, vui buồn rõ rệt. Còn những tranh luận sau kỳ thi từ nhiều góc độ thì không có trọng tài, và nguy cơ “đấu bút” thì không thể biết trước liệu có còn tái diễn ở những kỳ thi tiếp theo.
Gần cuối buổi sáng thi môn Ngữ văn, môn đầu tiên của kỳ thi, học sinh làm bài xong sớm đã đọc cho mình nghe nội dung đề thi qua điện thoại rồi thấp thỏm “thấu cảm có phải là thấu hiểu và thông cảm không cô, bọn em toàn làm thế cô ạ”. Đã thấy gợn gợn, gai gai, đã muốn lập tức “tỏ thái độ” nhưng cứ nghĩ đến năm buổi thi nhọc nhằn còn lại của bọn trẻ đành thôi (mới “ra trận” đã hoang mang thì còn đâu tinh thần mà đi tiếp) và nói rất ba phải “làm thế cũng được”.
Giống năm ngoái, học sinh làm bài xong thì ngay buổi sáng “bùn đất” đã được xới tung, mình cũng đã phải trấn an “cứ theo văn bản mà làm” (thí sinh đi thi thì phải theo văn bản chính thống chứ còn theo cái gì nữa hả giời, dù văn bản ấy có chuẩn chỉ hay không). Lối trả lời chung chung mà khi dạy mình luôn muốn chúng từ bỏ dần để có một tiếng nói riêng, một văn bản có màu sắc riêng.
Chiều, phụ huynh thạo tin sau một hồi nghe ngóng “lỡ người ta cãi nhau rồi thay đổi nọ kia khi chấm thì làm sao cô?”. Muốn làm phụ huynh yên tâm mà chẳng biết làm sao, các học giả muốn chứng minh đúng, sai còn phải dẫn hàng loạt tư liệu, các cách dịch của từ gây tranh cãi, với những người không phải chuyên ngành hẹp như hầu hết phụ huynh thì quả là mất thời gian và khó hiểu. Đơn giản và chính đáng với họ là đề trục trặc (nếu có) thì cách đánh giá sẽ thế nào.
Việc lý giải một cách cặn kẽ, thuyết phục từ rất nhiều nguồn về khái niệm “thấu cảm” đã có các nhà phê bình, lý luận, tâm lý và bạn đọc am hiểu vào cuộc một cách chu đáo. Thôi thì cũng là dịp để người đọc hiểu thêm một từ ngữ còn rất ít dùng trong ngôn ngữ phổ thông. Nhưng nếu đó là cuộc chơi về chữ nghĩa thông thường thì không có gì đáng nói. Đây lại là ngữ liệu của một môn thi cho học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng - một trong những cái barie can dự một phần quan trọng vào tương lai của thí sinh (ít nhất là vào thời điểm này khi xã hội đang sử dụng kết quả ấy như thước đo chuẩn cho việc đỗ, trượt ở cấp học cuối và vào các trường chuyên nghiệp hay sự thành bại của người học) - thì lại là chuyện khác.
Đến tối thì cả học sinh và phụ huynh đều gặp nhau ở một câu phỏng đoán “chắc sẽ không sao”.
Ngẫm lại thì tâm lý “không sao” là một phản ứng dây chuyền có tiền đề sâu xa. Hai từ này vốn đã rất quen trong trong chuyện học hành, thi cử ở xứ mình: Bộ cho góp ý phương án thi cho bậc THPT là ghép hai kỳ thi (tốt nghiệp và cao đẳng, đa số người được hỏi không đồng ý (những người đang trực tiếp tham gia quản lý giáo dục và giảng dạy), “không sao” phương án ấy vẫn được tiến hành.
Trong hơn nửa năm, quyết định thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm cho gần hết các môn thi (người có chuyên môn đều biết để có bộ đề thi trắc nghiệm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của hình thức thi này cần rất nhiều công sức, thời gian, nếu làm không kỹ sự đánh giá sẽ không công bằng vì độ khó, dễ chênh lệch giữa các đề - chưa kể sự thích ứng với hình thức thi mới của học sinh) vẫn được thực hiện ngay, “không sao” mà.
Nhập hai kỳ thi làm một, hình thức thì có vẻ tiện lợi, đỡ tốn kém nhưng sự phân biệt giữa “tinh hoa và đại chúng” (chữ của nhà văn Nguyên Ngọc) thì không bảo đảm. “Không sao” làm thế cho tiện. Và đề thi cả năm trước lẫn năm sau gây tranh cãi sau một hồi cũng thành “không sao”.
Trong vòng một tuần nay, kết quả thi ở các địa phương đã lần lượt được công bố. Khi người có trách nhiệm cao nhất thì vui mừng công bố dải điểm năm nay cao hơn hẳn mọi năm, sĩ tử và phụ huynh chú tâm vào việc xem xét, đặt nguyện vọng vào các trường, dư luận hướng sự chú ý sang vấn đề khác... thì tất cả sự ồn ào nên hoặc không nên trước đó đã dần tắt lặng.
Sự bất cập trong kết cấu đề ít phân loại học sinh, trong khái niệm không rõ ràng khi yêu cầu thí sinh giải thích, trong ngữ liệu đọc hiểu thiếu độ rung cảm, chân thực đã dần được quên đi, đã bảo rồi “không sao mà”. Chủ yếu chỉ là một cơn thịnh nộ nhất thời, còn cái đích cuối cùng và tốt đẹp nhất của một kỳ thi là tìm ra người tài, là để nhiều người cùng thử sức, là cảm xúc của người học thì không mấy ai quan tâm. Để rồi biết đâu đấy (lạy giời, không phải thế) năm sau những sự không mong muốn lại xuất hiện, dù “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Vậy nên, “không sao đâu” trong những trường hợp này không chỉ mang hàm nghĩa an ủi mà là sự thỏa hiệp với may rủi, điều mà bất kỳ một kỳ thi đúng nghĩa nào đều phải tìm cách hạn chế tối đa với luật lệ sòng phẳng để đạt tới ý nghĩa minh bạch trong thái độ và kết quả của người tham dự, sự yên tâm, tin tưởng của xã hội. Chẳng dám suy diễn, nhưng từ việc “không sao đâu” đầu đời, biết đâu suy nghĩ ấy sẽ thành phản xạ của cả một lớp người dễ dàng thỏa hiệp và chấp nhận sự sai lệch đã rõ rành rành sau này.
Tự nhiên nhớ lại câu bọn trẻ tự an ủi lúc vừa thi xong khi chuyện phiếm với mình: nếu có gì rắc rối chắc cũng... chẳng ai nỡ. Mà đúng thật, ai nỡ để học sinh hoang mang, ai nỡ để học sinh trượt nếu mình đã trót sai, ai nỡ để thiên hạ biết mình mắc lỗi ngớ ngẩn thế. Ai nỡ để những quyết sách của mình bị chê tơi tả... Chỉ lỡ không biết việc mình làm một cách sâu sắc nên mọi sự mới ra nông nỗi ấy...
Ờ, nhưng mà rốt cuộc thì... cũng có sao đâu!
Năm nay cũng tại kỳ thi này, cũng phần “Đọc hiểu”, từ “thấu cảm” và khái niệm của nó lại làm dấy lên những lại qua sôi nổi, thậm chí gay gắt. Tiếc là năm nay không còn giải Euro như năm trước để văn chương và bóng đá cùng “song kiếm hợp bích”, cho đủ “chân trên sân” với “tay mềm mại bút hoa”. Chỉ khác, bàn thắng trên sân cỏ, kết quả cuối cùng của trận đấu sẽ phân chia thành bại, vui buồn rõ rệt. Còn những tranh luận sau kỳ thi từ nhiều góc độ thì không có trọng tài, và nguy cơ “đấu bút” thì không thể biết trước liệu có còn tái diễn ở những kỳ thi tiếp theo.
Gần cuối buổi sáng thi môn Ngữ văn, môn đầu tiên của kỳ thi, học sinh làm bài xong sớm đã đọc cho mình nghe nội dung đề thi qua điện thoại rồi thấp thỏm “thấu cảm có phải là thấu hiểu và thông cảm không cô, bọn em toàn làm thế cô ạ”. Đã thấy gợn gợn, gai gai, đã muốn lập tức “tỏ thái độ” nhưng cứ nghĩ đến năm buổi thi nhọc nhằn còn lại của bọn trẻ đành thôi (mới “ra trận” đã hoang mang thì còn đâu tinh thần mà đi tiếp) và nói rất ba phải “làm thế cũng được”.
Giống năm ngoái, học sinh làm bài xong thì ngay buổi sáng “bùn đất” đã được xới tung, mình cũng đã phải trấn an “cứ theo văn bản mà làm” (thí sinh đi thi thì phải theo văn bản chính thống chứ còn theo cái gì nữa hả giời, dù văn bản ấy có chuẩn chỉ hay không). Lối trả lời chung chung mà khi dạy mình luôn muốn chúng từ bỏ dần để có một tiếng nói riêng, một văn bản có màu sắc riêng.
Chiều, phụ huynh thạo tin sau một hồi nghe ngóng “lỡ người ta cãi nhau rồi thay đổi nọ kia khi chấm thì làm sao cô?”. Muốn làm phụ huynh yên tâm mà chẳng biết làm sao, các học giả muốn chứng minh đúng, sai còn phải dẫn hàng loạt tư liệu, các cách dịch của từ gây tranh cãi, với những người không phải chuyên ngành hẹp như hầu hết phụ huynh thì quả là mất thời gian và khó hiểu. Đơn giản và chính đáng với họ là đề trục trặc (nếu có) thì cách đánh giá sẽ thế nào.
Việc lý giải một cách cặn kẽ, thuyết phục từ rất nhiều nguồn về khái niệm “thấu cảm” đã có các nhà phê bình, lý luận, tâm lý và bạn đọc am hiểu vào cuộc một cách chu đáo. Thôi thì cũng là dịp để người đọc hiểu thêm một từ ngữ còn rất ít dùng trong ngôn ngữ phổ thông. Nhưng nếu đó là cuộc chơi về chữ nghĩa thông thường thì không có gì đáng nói. Đây lại là ngữ liệu của một môn thi cho học sinh tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng - một trong những cái barie can dự một phần quan trọng vào tương lai của thí sinh (ít nhất là vào thời điểm này khi xã hội đang sử dụng kết quả ấy như thước đo chuẩn cho việc đỗ, trượt ở cấp học cuối và vào các trường chuyên nghiệp hay sự thành bại của người học) - thì lại là chuyện khác.
Đến tối thì cả học sinh và phụ huynh đều gặp nhau ở một câu phỏng đoán “chắc sẽ không sao”.
Ngẫm lại thì tâm lý “không sao” là một phản ứng dây chuyền có tiền đề sâu xa. Hai từ này vốn đã rất quen trong trong chuyện học hành, thi cử ở xứ mình: Bộ cho góp ý phương án thi cho bậc THPT là ghép hai kỳ thi (tốt nghiệp và cao đẳng, đa số người được hỏi không đồng ý (những người đang trực tiếp tham gia quản lý giáo dục và giảng dạy), “không sao” phương án ấy vẫn được tiến hành.
Trong hơn nửa năm, quyết định thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm cho gần hết các môn thi (người có chuyên môn đều biết để có bộ đề thi trắc nghiệm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của hình thức thi này cần rất nhiều công sức, thời gian, nếu làm không kỹ sự đánh giá sẽ không công bằng vì độ khó, dễ chênh lệch giữa các đề - chưa kể sự thích ứng với hình thức thi mới của học sinh) vẫn được thực hiện ngay, “không sao” mà.
Nhập hai kỳ thi làm một, hình thức thì có vẻ tiện lợi, đỡ tốn kém nhưng sự phân biệt giữa “tinh hoa và đại chúng” (chữ của nhà văn Nguyên Ngọc) thì không bảo đảm. “Không sao” làm thế cho tiện. Và đề thi cả năm trước lẫn năm sau gây tranh cãi sau một hồi cũng thành “không sao”.
Trong vòng một tuần nay, kết quả thi ở các địa phương đã lần lượt được công bố. Khi người có trách nhiệm cao nhất thì vui mừng công bố dải điểm năm nay cao hơn hẳn mọi năm, sĩ tử và phụ huynh chú tâm vào việc xem xét, đặt nguyện vọng vào các trường, dư luận hướng sự chú ý sang vấn đề khác... thì tất cả sự ồn ào nên hoặc không nên trước đó đã dần tắt lặng.
Sự bất cập trong kết cấu đề ít phân loại học sinh, trong khái niệm không rõ ràng khi yêu cầu thí sinh giải thích, trong ngữ liệu đọc hiểu thiếu độ rung cảm, chân thực đã dần được quên đi, đã bảo rồi “không sao mà”. Chủ yếu chỉ là một cơn thịnh nộ nhất thời, còn cái đích cuối cùng và tốt đẹp nhất của một kỳ thi là tìm ra người tài, là để nhiều người cùng thử sức, là cảm xúc của người học thì không mấy ai quan tâm. Để rồi biết đâu đấy (lạy giời, không phải thế) năm sau những sự không mong muốn lại xuất hiện, dù “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Vậy nên, “không sao đâu” trong những trường hợp này không chỉ mang hàm nghĩa an ủi mà là sự thỏa hiệp với may rủi, điều mà bất kỳ một kỳ thi đúng nghĩa nào đều phải tìm cách hạn chế tối đa với luật lệ sòng phẳng để đạt tới ý nghĩa minh bạch trong thái độ và kết quả của người tham dự, sự yên tâm, tin tưởng của xã hội. Chẳng dám suy diễn, nhưng từ việc “không sao đâu” đầu đời, biết đâu suy nghĩ ấy sẽ thành phản xạ của cả một lớp người dễ dàng thỏa hiệp và chấp nhận sự sai lệch đã rõ rành rành sau này.
Tự nhiên nhớ lại câu bọn trẻ tự an ủi lúc vừa thi xong khi chuyện phiếm với mình: nếu có gì rắc rối chắc cũng... chẳng ai nỡ. Mà đúng thật, ai nỡ để học sinh hoang mang, ai nỡ để học sinh trượt nếu mình đã trót sai, ai nỡ để thiên hạ biết mình mắc lỗi ngớ ngẩn thế. Ai nỡ để những quyết sách của mình bị chê tơi tả... Chỉ lỡ không biết việc mình làm một cách sâu sắc nên mọi sự mới ra nông nỗi ấy...
Ờ, nhưng mà rốt cuộc thì... cũng có sao đâu!