LÀM SAO ĐỂ ĐƯỢC THƯƠNG?
- Thứ bảy - 20/08/2016 06:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Dân có phải là Chúa là Phật đâu mà đòi hỏi người ta phải thương lãnh đạo vô điều kiện!”.
A: Anh ơi, tấm hình dưới là chuyện gì mà ngộ vậy anh? Sao lại có những người dân da màu đứng trước hàng ngũ cảnh sát chống bạo động như thế?
B: À, chuyện là như thế này. Tháng 4-2015, anh thanh niên da màu Freddie Gray tử vong từ chấn thương trong lúc bị cảnh sát Mỹ giam giữ. Sau đó nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn đã xảy ra, đưa xung đột sắc tộc và dân-chính quyền lên đến đỉnh điểm. Trong một cuộc biểu tình tại Baltimore, vì sợ sẽ dẫn đến bạo loạn nên một số người dân đã tình nguyện đứng làm lá chắn để bảo vệ cho những người cảnh sát này.
A: Chuyện lạ quá anh nhỉ, dân mà thương cảnh sát như thế… Tại em nghe nói cảnh sát Mỹ rất ác ôn, đầy kỳ thị, và giết người không gớm tay mà!
B: Đúng, cảnh sát Mỹ có những kẻ kỳ thị và lạm dụng bạo lực, nhưng cái quan trọng là người dân biết được hàng ngũ cảnh sát có kẻ tốt người xấu, người này người kia, và đa số cảnh sát vẫn là người tốt và hết lòng vì dân. Khi có một cảnh sát chẳng may bị hại lúc thi hành công vụ, dân họ tiếc thương và thậm chí còn gây quỹ để giúp đỡ tài chính cho gia đình người cảnh sát ấy nữa.
À, mà này… em suy nghĩ gì mà trầm ngâm như thế?
A: Em đang nghĩ đến chuyện bên Việt Nam mình… Công an cũng có lúc bị chết, bị thương trong lúc thi hành công vụ mà chẳng mấy ai tỏ ý xót thương gì cả, đừng nói gì đến gây quỹ. Cũng như vụ Yên Bái mới đây, em thấy người ta một là dửng dưng, hai là vui mừng hả hê trước cái chết của các vị lãnh đạo mà không cần biết những con người ấy ra sao. Tại sao họ không phân biệt được tốt xấu như dân Mỹ vậy anh?
B: Được rồi, khoan nói chuyện đó đã, để anh hỏi em nè… Em có thương anh không?
A: Ơ, anh này lạ chưa, dĩ nhiên là thương rồi, không thương thì sao mà chịu chung sống với anh!
B: Rồi em nghĩ anh có thương em không?
A: Anh càng lúc càng lạ. Dĩ nhiên em biết anh thương em, chả lẽ em lại chịu sống với một người không thương mình à?
B: Thì đấy, trong thực tế, tình yêu cần phải có hai chiều thì đôi bên mới hạnh phúc được. Giờ trở lại vụ Yên Bái, các bác lãnh đạo đòi hỏi dân phải thương tiếc mình. Vậy hỏi lại, trước tiên họ có thương dân không đã?
A: À há… anh hỏi đúng nha. Cách mà rất nhiều lãnh đạo mình “thương” dân thật đáng nể: cướp đất cướp nhà; cứ mỗi mùa thiên tai lụt lội thì lại thành mùa bội thu cho các quan; tham nhũng, ăn từ trên xuống dưới, ăn cả đất cả cát không chừa một thứ gì; dân biểu tình ôn hòa cho sự tồn vong của dân tộc thì bị công an đánh còn hơn đánh kẻ thù; lại còn nhắm mắt làm ngơ để ngoại bang hoành hành dày xéo, tàn phá đất nước. Ngay ông già bà cả khuyết tật mà cũng vẫn còn phải còng lưng ra gánh bao thứ sưu cao thuế nặng, hơn cả thời thời thực dân!
B: Bởi, “thương” kiểu đó thì thật vớ vẩn khi mà họ đòi hỏi dân phải nhỏ nước mắt cho những cái chết kia.
A: Đúng vậy. Tình yêu hay tình thương gì thì cũng nên có hai chiều. Dân có phải là Chúa là Phật đâu mà đòi hỏi người ta phải thương lãnh đạo vô điều kiện!
Mà… em cứ nhìn mãi tấm hình này. Anh nghĩ có một ngày đẹp trời nào đó, dân mình sẽ tình nguyện đứng ra bảo vệ công an như những người da màu này đã bảo vệ cảnh sát Mỹ không anh?
B: Em nghĩ sao?
A: Em nghĩ… nếu các bác công an của mình vẫn mãi theo đuổi tôn chỉ “còn Đảng còn mình,” thì thôi, chắc chờ đến Tết Congo đi anh à!
B: À, chuyện là như thế này. Tháng 4-2015, anh thanh niên da màu Freddie Gray tử vong từ chấn thương trong lúc bị cảnh sát Mỹ giam giữ. Sau đó nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn đã xảy ra, đưa xung đột sắc tộc và dân-chính quyền lên đến đỉnh điểm. Trong một cuộc biểu tình tại Baltimore, vì sợ sẽ dẫn đến bạo loạn nên một số người dân đã tình nguyện đứng làm lá chắn để bảo vệ cho những người cảnh sát này.
A: Chuyện lạ quá anh nhỉ, dân mà thương cảnh sát như thế… Tại em nghe nói cảnh sát Mỹ rất ác ôn, đầy kỳ thị, và giết người không gớm tay mà!
B: Đúng, cảnh sát Mỹ có những kẻ kỳ thị và lạm dụng bạo lực, nhưng cái quan trọng là người dân biết được hàng ngũ cảnh sát có kẻ tốt người xấu, người này người kia, và đa số cảnh sát vẫn là người tốt và hết lòng vì dân. Khi có một cảnh sát chẳng may bị hại lúc thi hành công vụ, dân họ tiếc thương và thậm chí còn gây quỹ để giúp đỡ tài chính cho gia đình người cảnh sát ấy nữa.
À, mà này… em suy nghĩ gì mà trầm ngâm như thế?
A: Em đang nghĩ đến chuyện bên Việt Nam mình… Công an cũng có lúc bị chết, bị thương trong lúc thi hành công vụ mà chẳng mấy ai tỏ ý xót thương gì cả, đừng nói gì đến gây quỹ. Cũng như vụ Yên Bái mới đây, em thấy người ta một là dửng dưng, hai là vui mừng hả hê trước cái chết của các vị lãnh đạo mà không cần biết những con người ấy ra sao. Tại sao họ không phân biệt được tốt xấu như dân Mỹ vậy anh?
B: Được rồi, khoan nói chuyện đó đã, để anh hỏi em nè… Em có thương anh không?
A: Ơ, anh này lạ chưa, dĩ nhiên là thương rồi, không thương thì sao mà chịu chung sống với anh!
B: Rồi em nghĩ anh có thương em không?
A: Anh càng lúc càng lạ. Dĩ nhiên em biết anh thương em, chả lẽ em lại chịu sống với một người không thương mình à?
B: Thì đấy, trong thực tế, tình yêu cần phải có hai chiều thì đôi bên mới hạnh phúc được. Giờ trở lại vụ Yên Bái, các bác lãnh đạo đòi hỏi dân phải thương tiếc mình. Vậy hỏi lại, trước tiên họ có thương dân không đã?
A: À há… anh hỏi đúng nha. Cách mà rất nhiều lãnh đạo mình “thương” dân thật đáng nể: cướp đất cướp nhà; cứ mỗi mùa thiên tai lụt lội thì lại thành mùa bội thu cho các quan; tham nhũng, ăn từ trên xuống dưới, ăn cả đất cả cát không chừa một thứ gì; dân biểu tình ôn hòa cho sự tồn vong của dân tộc thì bị công an đánh còn hơn đánh kẻ thù; lại còn nhắm mắt làm ngơ để ngoại bang hoành hành dày xéo, tàn phá đất nước. Ngay ông già bà cả khuyết tật mà cũng vẫn còn phải còng lưng ra gánh bao thứ sưu cao thuế nặng, hơn cả thời thời thực dân!
B: Bởi, “thương” kiểu đó thì thật vớ vẩn khi mà họ đòi hỏi dân phải nhỏ nước mắt cho những cái chết kia.
A: Đúng vậy. Tình yêu hay tình thương gì thì cũng nên có hai chiều. Dân có phải là Chúa là Phật đâu mà đòi hỏi người ta phải thương lãnh đạo vô điều kiện!
Mà… em cứ nhìn mãi tấm hình này. Anh nghĩ có một ngày đẹp trời nào đó, dân mình sẽ tình nguyện đứng ra bảo vệ công an như những người da màu này đã bảo vệ cảnh sát Mỹ không anh?
B: Em nghĩ sao?
A: Em nghĩ… nếu các bác công an của mình vẫn mãi theo đuổi tôn chỉ “còn Đảng còn mình,” thì thôi, chắc chờ đến Tết Congo đi anh à!