LÀM MỚI NHẠC CŨ
- Chủ nhật - 14/10/2018 04:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Dường như bây giờ ca sĩ chủ yếu thích luyến láy, ngân nốt, gào thét hú hét để phô diễn kỹ thuật hát. Họ quên rằng kỹ thuật không chỉ là cứu-cánh, mà còn là phương-tiện để kể những câu chuyện, truyền tải những cảm xúc lớn hơn, kết nối những cuộc đời lớn hơn”.
Mình không phản đối việc làm mới âm nhạc. Người ta không nhất thiết phải đóng băng nguyên trạng một tác phẩm kinh điển, mà có thể thổi luồng sinh khí đương đại mới mẻ hơn vào đó, như một sự kế thừa, ca ngợi và chứng tỏ sức sống bền bỉ của các giá trị kinh điển qua thời gian.
Tuy nhiên, nhiều lúc nhạc Việt bây giờ làm ruột mình thắt lại như cái nơ, nhất là khi nghe các diva làm mới nhạc cũ. “Sẽ về Thủ đô” qua trình diễn của Tùng Dương, “lời thề” năm nào trở thành một cái thùng rỗng hầm hố kêu “Vẫn nhớ khi đi ghi lời thề e e e...”, kèm theo nhún mông một cách trớt hướt. Nỗi hoài niệm nhớ nhà của người lính bị che khuất đằng sau giọng hát thô, màn diễn lố và cái tôi choáng ngợp của ca sĩ.
Đó là ca sĩ có kỹ thuật tốt, chứ mỗi lần nghe hai “thánh Bolero” Quyên với cả Đàm cất lên “Thôi là hết anh đi đường anh” là mình cho đi luôn. Xống chụ xôn xao, nhà đỡ bát nháo.
Vốn dĩ, mỗi bài hát đều là một mẩu cuộc đời ẩn chứa nhiều tâm tình mà nhạc sĩ muốn kể lại cho người nghe. Nghề hát không phải chỉ là môn thể thao múa giọng, ai xôi thịt nhất thì thắng, mà là một môn nghệ thuật, nơi kỹ thuật hòa quyện cùng cảm xúc, để lay động người nghe ở những tầng cao hơn.
Dường như bây giờ ca sĩ chủ yếu thích luyến láy, ngân nốt, gào thét hú hét để phô diễn kỹ thuật hát. Họ quên rằng kỹ thuật không chỉ là cứu-cánh, mà còn là phương-tiện để kể những câu chuyện, truyền tải những cảm xúc lớn hơn, kết nối những cuộc đời lớn hơn.
Tình trạng “gào rú trớt hướt bất chấp nội dung bài hát” bây giờ quá phổ biến. Ca sĩ càng nổi tiếng thì càng cố vượt quá ngưỡng nghe của loài người. Thông điệp của bài hát, tâm tình của nhạc sĩ lùi lại phía sau, trở thành cái phông nền để họ tự tán dương cái tôi chói chang của chính mình.
Cứ đà này chúng ta sẽ tiến hóa thành cá voi xanh. Phun hơi rất mạnh và kêu éc éc, thông điệp truyền tải bất khả xác định.
Tuy nhiên, nhiều lúc nhạc Việt bây giờ làm ruột mình thắt lại như cái nơ, nhất là khi nghe các diva làm mới nhạc cũ. “Sẽ về Thủ đô” qua trình diễn của Tùng Dương, “lời thề” năm nào trở thành một cái thùng rỗng hầm hố kêu “Vẫn nhớ khi đi ghi lời thề e e e...”, kèm theo nhún mông một cách trớt hướt. Nỗi hoài niệm nhớ nhà của người lính bị che khuất đằng sau giọng hát thô, màn diễn lố và cái tôi choáng ngợp của ca sĩ.
Đó là ca sĩ có kỹ thuật tốt, chứ mỗi lần nghe hai “thánh Bolero” Quyên với cả Đàm cất lên “Thôi là hết anh đi đường anh” là mình cho đi luôn. Xống chụ xôn xao, nhà đỡ bát nháo.
Vốn dĩ, mỗi bài hát đều là một mẩu cuộc đời ẩn chứa nhiều tâm tình mà nhạc sĩ muốn kể lại cho người nghe. Nghề hát không phải chỉ là môn thể thao múa giọng, ai xôi thịt nhất thì thắng, mà là một môn nghệ thuật, nơi kỹ thuật hòa quyện cùng cảm xúc, để lay động người nghe ở những tầng cao hơn.
Dường như bây giờ ca sĩ chủ yếu thích luyến láy, ngân nốt, gào thét hú hét để phô diễn kỹ thuật hát. Họ quên rằng kỹ thuật không chỉ là cứu-cánh, mà còn là phương-tiện để kể những câu chuyện, truyền tải những cảm xúc lớn hơn, kết nối những cuộc đời lớn hơn.
Tình trạng “gào rú trớt hướt bất chấp nội dung bài hát” bây giờ quá phổ biến. Ca sĩ càng nổi tiếng thì càng cố vượt quá ngưỡng nghe của loài người. Thông điệp của bài hát, tâm tình của nhạc sĩ lùi lại phía sau, trở thành cái phông nền để họ tự tán dương cái tôi chói chang của chính mình.
Cứ đà này chúng ta sẽ tiến hóa thành cá voi xanh. Phun hơi rất mạnh và kêu éc éc, thông điệp truyền tải bất khả xác định.