Nhịp Cầu Thế Giới Online

http://nhipcauthegioi.hu


LẠM BÀN VỀ ĐỊNH KIẾN

"Judge not, and ye shall not be judged" (The Bible)

(NCTG) Từ "định kiến" trong tiếng Việt có nghĩa là "ý kiến riêng, khó có thể thay đổi" (Theo "Từ điển tiếng Việt" của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1988). Còn khái niệm tương ứng với nó trong tiếng Anh - "prejudice" - có nghĩa là "an unfavorable opinion or feeling formed beforehand or without knowledge, thought, or reason" (theo dictionary.com).

Như vậy, bản thân các định nghĩa của từ "định kiến" đã cho thấy "định kiến" là chủ quan ("ý kiến riêng"), không có cơ sở ("without knowledge"), không hợp lý ("without thought or reason") và cố chấp ("khó có thể thay đổi").

Điều đó cũng cho thấy "định kiến" mang nội hàm tiêu cực.

"Định kiến" cho thấy tính chất "top-down" của lối suy nghĩ và ứng xử, có nghĩa là thích áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình lên người khác và đánh giá người khác bằng hệ thống giá trị và niềm tin của mình.

Ví dụ, "không chồng mà chửa là vô đạo đức", "trai/ gái ngoài 30 mà chưa lấy vợ/ lấy chồng là ế", "bị ế, không đui què mẻ sứt hình thể ắt cũng đui què mẻ sứt nhân cách hoặc tâm hồn", "đồng tính là bệnh hoạn", "bị AIDS hẳn là do ăn chơi trác táng", "chỉ có học sinh... ngu mới thi khối C", "đầu óc ngu si tứ chi phát triển", hay "nghệ sĩ khoe con là rẻ tiền", v.v...

Ca sĩ Thanh Lam, người từng tuyên bố: "Những người nổi tiếng mang con cái ra khoe với phương tiện truyền thông trong quan niệm của tôi là hơi rẻ tiền"

Thế giới rất đa dạng. Cũng có nghĩa là thế giới có rất nhiều hệ thống niềm tin và giá trị khác nhau. Càng hiểu biết thì người ta càng dễ chấp nhận sự khác biệt.

Kinh Thánh có câu: "Đừng phán xét người khác nếu bạn không muốn bị phán xét. Đừng lên án người khác nếu bạn không muốn bị lên án. Hãy tha thứ và bạn sẽ được tha thứ".

Tiếc là không phải ai cũng hiểu được như thế!

Tác giả bài viết: Nguyễn Tuệ Anh, từ Hà Nội