KỲ THỊ
- Thứ hai - 01/02/2021 04:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán thằng Mường nó leo” (!?)
Trong các nước Tây phương, kỳ thị có nghĩa rất rộng: có thể là kỳ thị chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, giới tính, tuổi tác, khuynh hướng tính dục (sex), bệnh tật, ngoại hình…
Ở đây tôi chỉ nói về kỳ thị chủng tộc vì nó là ung thư trầm trọng trong “văn hóa” Kinh-Việt Nam (*), hầu như người Kinh sinh ra ở Việt Nam không ai tránh được, chỉ có thể chữa được (hay không).
Ngày xưa khi vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm, một cuộc hôn nhân chính trị rất bình thường ở mọi nơi trên thế giới, các nhà văn Kinh đã than: “Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán thằng Mường nó leo”. Lúc nhỏ khi đọc câu này tôi thấy hoàn toàn bình thường, không có gì thắc mắc.
Người Kinh là đại đa số dân ở Việt Nam và làm bá chủ đất nước, nhờ số đông và sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, họ ở trong vị trí thượng đẳng đối với các sắc tộc khác. Vì vậy sự kiêu ngạo giống nòi của họ trở thành vô bờ bến.
Nhưng cũng vì đầu óc chủng tộc này nên khi đụng chạm những dân tộc rõ ràng mạnh hơn, và thường thường là trắng hơn (!), như Âu châu và Nhật, họ lại hay có mặc cảm tự ti, nhược tiểu. Nếu suốt đời ở Việt Nam thì, ngoại trừ một số nhỏ trí thức tiếp xúc rộng rãi với văn hóa thế giới, ít ai thoát khỏi tư duy này.
Ở đây tôi chỉ nói về kỳ thị chủng tộc vì nó là ung thư trầm trọng trong “văn hóa” Kinh-Việt Nam (*), hầu như người Kinh sinh ra ở Việt Nam không ai tránh được, chỉ có thể chữa được (hay không).
Ngày xưa khi vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm, một cuộc hôn nhân chính trị rất bình thường ở mọi nơi trên thế giới, các nhà văn Kinh đã than: “Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán thằng Mường nó leo”. Lúc nhỏ khi đọc câu này tôi thấy hoàn toàn bình thường, không có gì thắc mắc.
Người Kinh là đại đa số dân ở Việt Nam và làm bá chủ đất nước, nhờ số đông và sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, họ ở trong vị trí thượng đẳng đối với các sắc tộc khác. Vì vậy sự kiêu ngạo giống nòi của họ trở thành vô bờ bến.
Nhưng cũng vì đầu óc chủng tộc này nên khi đụng chạm những dân tộc rõ ràng mạnh hơn, và thường thường là trắng hơn (!), như Âu châu và Nhật, họ lại hay có mặc cảm tự ti, nhược tiểu. Nếu suốt đời ở Việt Nam thì, ngoại trừ một số nhỏ trí thức tiếp xúc rộng rãi với văn hóa thế giới, ít ai thoát khỏi tư duy này.
Những người Kinh sống ở nước ngoài thì có những điều kiện để thoát khỏi tư duy này, hay ít ra là không để nó ảnh hưởng đến suy nghĩ, ngôn ngữ và hành động của mình.
Họ biết nhiều hơn về lịch sử thế giới, về những thảm họa mà kỳ thị chủng tộc đã gây ra như nạn nô lệ và Đức quốc xã, họ học hỏi về những nỗ lực suốt mấy trăm năm qua của các nước trên thế giới để diệt nạn kỳ thị, họ hiểu biết và cảm thông hơn những văn hóa của các chủng tộc khác, chứng kiến những thành quả của những người “đen” hơn họ…
Và, một số không nhỏ cũng đã từng bị kỳ thị hay chứng kiến sự kỳ thị, dù chỉ lặt vặt, thường là từ những đám dân thiếu học, vô ý thức (chỉ “lặt vặt” nhờ sự cố gắng sửa đổi, ngăn chặn kỳ thị trong các xã hội Tây phương suốt mấy trăm năm nay).
Không phải người Kinh hải ngoại nào cũng như vậy. Có những người dù ra nước ngoài nhưng đầu óc đã xơ cứng, không tiếp cận văn hóa sở tại, không rành tiếng sở tại, chỉ sinh sống trong cộng đồng của đồng bào mình. Nhất là bây giờ, có cộng đồng mạng khiến nhiều người thân thể ở ngoại quốc mà thực ra đầu óc vẫn sinh hoạt tại Việt Nam.
Sự khác biệt quá xa về tư duy gây ra một sự chia rẽ khủng khiếp khi những người Kinh ở Việt Nam (dù bằng thân thể hay đầu óc, hay cả hai), kể cả những người có học, văn nghệ sĩ để lộ ra một cách vô tư những ý tưởng, cảm xúc kỳ thị mà người Kinh ở nước ngoài khinh bỉ và ghê tởm.
Giới có học, văn nghệ sĩ ở nước ngoài thì lại càng rất ghét kỳ thị. Và khi thấy phản ứng mạnh mẽ từ “nước ngoài”, người “trong nước” cũng không hiểu tại sao có phản ứng như vậy! (**)
Có lẽ chỉ khi nào Việt Nam trở thành một nước thực sự văn minh thì tình trạng này mới giải quyết được.
Ghi chú:
(*) Tôi dùng chữ “người Kinh” trong bài này thay vì “người Việt”, vì những gì tôi nói có thể không áp dụng cho người các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam.
(**) Những chữ “nước ngoài”, “trong nước” phải hiểu theo nghĩa văn hóa, như đã giải thích ở trên: “trong nước” bao gồm cả những người “thân tại ngoại” nhưng vẫn chỉ sống trong không gian (mạng) Việt Nam, “nước ngoài” bao gồm những người sống trong nước nhưng tiếp cận và hòa nhập với thế giới văn minh.