KHỦNG BỐ TẠI PHÁP VÀ QUYỀN LỰC CỦA TRUYỀN THÔNG
- Thứ hai - 23/11/2015 20:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Hãy bày tỏ sự thương tiếc với những nạn nhân của vụ đánh bom tại Paris, nhưng đừng quên rằng, người dân Syria, Ai Cập, Iraq, Lebanon... đang hàng ngày hứng chịu các cuộc đánh bom, hàng ngày chạy trốn trước sự truy đuổi của lực lượng khủng bố, hằng ngày đang sống trong sợ hãi và chết chóc”.
Cuộc tấn công khủng bố hôm 13-11 vừa rồi vào Paris, thủ đô nước Pháp đã làm cả thế giới phải rung động, không chỉ riêng Âu châu.
Theo thông tin từ BBC, một ngày ngay trước vụ khủng bố tại Paris, ngày 12-11 đã có hai kẻ liều chết đánh bom tại Beirut (Lebanon, một quốc gia ở Đông Bắc Phi), làm 41 người chết, hơn hai trăm người bị thương.
Vào tháng 4 năm nay, 147 sinh viên Ki-tô giáo đã bị bắn chết tại trường đại học và khu ký túc xá ở TP. Garissa (Kenya), nhưng truyền thông dường như không quá quan tâm trước sự kiện này. Phản ứng của dư luận cũng như chính giới không mạnh mẽ như vụ khủng bố ngày 13-11 vừa rồi tại Paris.
Từ mùa xuân năm 2011 đến cuối hè năm nay, theo một thống kê, đã có ít nhất 240 ngàn người thiệt mạng do các cuộc nội chiến kéo dài tại Syria, nhưng sự “nóng hổi” cũng không thể bằng một vụ rơi máy bay Đức tại miền Nam nước Pháp hồi tháng 3 vừa rồi.
Dễ thấy, dường như truyền thông chính là một nhân tố tác động lên phản ứng và cảm xúc của chúng ta.
Không có gì khó hiểu, chúng ta cảm thấy xúc động và phản ứng mạnh mẽ hơn nếu sự việc có liên quan đến người thân hay đất nước, châu lục chúng đang sinh sống. Ngăn cách về địa lý cũng là một yếu tố tác động tới phản ứng của con người tới một sự kiện nhất định.
Nhưng liệu ngăn cách về địa lý có lớn đến nỗi để truyền thông im lặng hoặc chỉ đưa tin quấy quả trước những sự kiện đáng để chúng ta quan tâm? Có phải khoảng cách bên trong chúng ta lớn hơn cả ngăn cách về địa lý? Liệu chúng ta có nghĩ rằng, vì những nạn nhân đó khác màu da, không cùng chung một nếp sống, tín ngưỡng nên chúng ta không cần quan tâm?
Chúng ta được biết về điều này điều kia đang xảy ra trên thế giới là nhờ truyền thông. Hay nói đúng hơn, báo chí “truyền” gì ta “nhận” đó. Chúng ta có bao giờ hỏi, báo chí đưa tin như vậy có chính xác không, tại sao lại chú ý vào sự kiện này mà lại lơ là sự kiện kia, trong khi tầm quan trọng hay sự đáng quan tâm là như nhau? Chúng ta có quá dễ dãi trong cách tiếp nhận thông tin và thực sự để cho truyền thông và báo chí “dẫn dắt”?
Có thực sự là vụ khủng bố 13-11 tại Paris vừa rồi đáng để chúng ta quan tâm hơn vụ khủng bố tại Beirut, Lebanon? Có thực là 150 mạng người trong vụ rơi máy bay Đức vào tháng 3 vừa rồi đáng để chúng ta thương tiếc hơn 147 sinh viên đã thiệt mạng trong vụ khủng bố tại trường đại học Kenya?
Sự kiện 13-11 vừa rồi tại Paris gây tác động mạnh tới dư luận và mọi tầng lớp - từ người dân cho tới chính trị gia - vì nước Pháp được xem là “cái nôi” của nền dân chủ và tự do Âu - Mỹ.
Có lẽ bọn khủng bố đã lên kế hoạch rất chi tiết và rõ ràng cho cuộc đánh bom, không chỉ về mặt tổ chức và kỹ thuật, mà dường như bọn chúng muốn “đánh bom” một cái gì khác nữa: làm chúng ta sợ, hoang mang, nghi ngờ và ghét bỏ lẫn nhau. Chúng muốn làm cho ta phải rối loạn, phải sợ và nhầm lẫn giữa cái ác và cái xấu, sự thật và giả dối?
Hãy bày tỏ sự thương tiếc với những nạn nhân của vụ đánh bom tại Paris, nhưng đừng quên rằng, người dân Syria, Ai Cập, Iraq, Lebanon... đang hàng ngày hứng chịu các cuộc đánh bom, hàng ngày chạy trốn trước sự truy đuổi của lực lượng khủng bố, hằng ngày đang sống trong sợ hãi và chết chóc. Họ thuộc phe bị hại, không phải là kẻ cần truy sát!
Nếu chúng ta tiếp tục nhầm giữa người bị hại và người đi hại thì cái gọi là Nhà nước Hồi giáo thực sự thắng to!
Chúng ta đang sống trong một thời đại, một xã hội mà quyền lực của truyền thông đang áp đặt cho chúng ta cái gì nên đọc và cái gì không. Truyền thông đang áp đặt cho chúng ta cách tiếp nhận thông tin, bằng cách này cách khác dạy chúng ta rằng, hãy bày tỏ sự thương cảm với những người ở gần, còn những kẻ ở xa chỉ cần thương cảm ít thôi!
Truyền thông dạy cho chúng ta, hãy quan tâm tới những gì liên quan đến mình, cái gì không liên quan thì hãy bỏ qua! Nhưng liệu truyền thông có thể “ra lệnh” cho chúng ta khi chúng ta không muốn? Nói đúng hơn, truyền thông chỉ đáp ứng nhu cầu đọc của chúng ta mà thôi.
Tại sao truyền thông lại có thể dùng quyền “tự do viết” của mình để hạn chế quyền “được biết” của chúng ta? Liệu có liên quan gì tới quyền lực chính trị, kinh tế của một số nhóm người nào đó không? Liệu có phải có ai đó đang đứng sau để sai khiến “truyền thông” dùng quyền lực và sự vô trách nhiệm của mình để lái xã hội đi theo hướng của họ và bắt chúng ta nhìn nhận sự việc theo cách mà họ muốn?
Truyền thông đang tận dụng sự dễ dãi của chúng ta tạo nên một xã hội với những giá trị giả tạo và vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Hãy có trách nhiệm hơn với quyền được biết, được tìm hiểu đa chiều và đầy đủ các sự kiện của mình!
Theo thông tin từ BBC, một ngày ngay trước vụ khủng bố tại Paris, ngày 12-11 đã có hai kẻ liều chết đánh bom tại Beirut (Lebanon, một quốc gia ở Đông Bắc Phi), làm 41 người chết, hơn hai trăm người bị thương.
Vào tháng 4 năm nay, 147 sinh viên Ki-tô giáo đã bị bắn chết tại trường đại học và khu ký túc xá ở TP. Garissa (Kenya), nhưng truyền thông dường như không quá quan tâm trước sự kiện này. Phản ứng của dư luận cũng như chính giới không mạnh mẽ như vụ khủng bố ngày 13-11 vừa rồi tại Paris.
Từ mùa xuân năm 2011 đến cuối hè năm nay, theo một thống kê, đã có ít nhất 240 ngàn người thiệt mạng do các cuộc nội chiến kéo dài tại Syria, nhưng sự “nóng hổi” cũng không thể bằng một vụ rơi máy bay Đức tại miền Nam nước Pháp hồi tháng 3 vừa rồi.
Dễ thấy, dường như truyền thông chính là một nhân tố tác động lên phản ứng và cảm xúc của chúng ta.
Không có gì khó hiểu, chúng ta cảm thấy xúc động và phản ứng mạnh mẽ hơn nếu sự việc có liên quan đến người thân hay đất nước, châu lục chúng đang sinh sống. Ngăn cách về địa lý cũng là một yếu tố tác động tới phản ứng của con người tới một sự kiện nhất định.
Nhưng liệu ngăn cách về địa lý có lớn đến nỗi để truyền thông im lặng hoặc chỉ đưa tin quấy quả trước những sự kiện đáng để chúng ta quan tâm? Có phải khoảng cách bên trong chúng ta lớn hơn cả ngăn cách về địa lý? Liệu chúng ta có nghĩ rằng, vì những nạn nhân đó khác màu da, không cùng chung một nếp sống, tín ngưỡng nên chúng ta không cần quan tâm?
Chúng ta được biết về điều này điều kia đang xảy ra trên thế giới là nhờ truyền thông. Hay nói đúng hơn, báo chí “truyền” gì ta “nhận” đó. Chúng ta có bao giờ hỏi, báo chí đưa tin như vậy có chính xác không, tại sao lại chú ý vào sự kiện này mà lại lơ là sự kiện kia, trong khi tầm quan trọng hay sự đáng quan tâm là như nhau? Chúng ta có quá dễ dãi trong cách tiếp nhận thông tin và thực sự để cho truyền thông và báo chí “dẫn dắt”?
Có thực sự là vụ khủng bố 13-11 tại Paris vừa rồi đáng để chúng ta quan tâm hơn vụ khủng bố tại Beirut, Lebanon? Có thực là 150 mạng người trong vụ rơi máy bay Đức vào tháng 3 vừa rồi đáng để chúng ta thương tiếc hơn 147 sinh viên đã thiệt mạng trong vụ khủng bố tại trường đại học Kenya?
Sự kiện 13-11 vừa rồi tại Paris gây tác động mạnh tới dư luận và mọi tầng lớp - từ người dân cho tới chính trị gia - vì nước Pháp được xem là “cái nôi” của nền dân chủ và tự do Âu - Mỹ.
Có lẽ bọn khủng bố đã lên kế hoạch rất chi tiết và rõ ràng cho cuộc đánh bom, không chỉ về mặt tổ chức và kỹ thuật, mà dường như bọn chúng muốn “đánh bom” một cái gì khác nữa: làm chúng ta sợ, hoang mang, nghi ngờ và ghét bỏ lẫn nhau. Chúng muốn làm cho ta phải rối loạn, phải sợ và nhầm lẫn giữa cái ác và cái xấu, sự thật và giả dối?
Hãy bày tỏ sự thương tiếc với những nạn nhân của vụ đánh bom tại Paris, nhưng đừng quên rằng, người dân Syria, Ai Cập, Iraq, Lebanon... đang hàng ngày hứng chịu các cuộc đánh bom, hàng ngày chạy trốn trước sự truy đuổi của lực lượng khủng bố, hằng ngày đang sống trong sợ hãi và chết chóc. Họ thuộc phe bị hại, không phải là kẻ cần truy sát!
Nếu chúng ta tiếp tục nhầm giữa người bị hại và người đi hại thì cái gọi là Nhà nước Hồi giáo thực sự thắng to!
Chúng ta đang sống trong một thời đại, một xã hội mà quyền lực của truyền thông đang áp đặt cho chúng ta cái gì nên đọc và cái gì không. Truyền thông đang áp đặt cho chúng ta cách tiếp nhận thông tin, bằng cách này cách khác dạy chúng ta rằng, hãy bày tỏ sự thương cảm với những người ở gần, còn những kẻ ở xa chỉ cần thương cảm ít thôi!
Truyền thông dạy cho chúng ta, hãy quan tâm tới những gì liên quan đến mình, cái gì không liên quan thì hãy bỏ qua! Nhưng liệu truyền thông có thể “ra lệnh” cho chúng ta khi chúng ta không muốn? Nói đúng hơn, truyền thông chỉ đáp ứng nhu cầu đọc của chúng ta mà thôi.
Tại sao truyền thông lại có thể dùng quyền “tự do viết” của mình để hạn chế quyền “được biết” của chúng ta? Liệu có liên quan gì tới quyền lực chính trị, kinh tế của một số nhóm người nào đó không? Liệu có phải có ai đó đang đứng sau để sai khiến “truyền thông” dùng quyền lực và sự vô trách nhiệm của mình để lái xã hội đi theo hướng của họ và bắt chúng ta nhìn nhận sự việc theo cách mà họ muốn?
Truyền thông đang tận dụng sự dễ dãi của chúng ta tạo nên một xã hội với những giá trị giả tạo và vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Hãy có trách nhiệm hơn với quyền được biết, được tìm hiểu đa chiều và đầy đủ các sự kiện của mình!