KHÔNG PHONG TỎA THÀNH PHỐ - MỘT CÁCH LÀM KHÁC
- Thứ hai - 30/03/2020 17:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Hệ miễn dịch, kháng thể của con người mới diệt được virus, và sẽ tiêu diệt virus trước khi những liều thuốc vắc-xin được phát đủ cho dân chúng. Miễn dịch cộng đồng sẽ xảy ra trước khi có vắc-xin”.
Phong tỏa thành phố (Lockdown) là biện pháp khắc nghiệt cuối cùng của chính quyền, với mục đích ngăn chặn sự bùng phát số người nhiễm bệnh, không để vượt quá khả năng chữa trị của các bệnh viện, dẫn đến đổ vỡ hệ thống y tế quốc gia.
Ở nhiều nước, quyết định phong tỏa là ý chí chính trị của nhà cầm quyền. Một số nước khác đưa ra quyết định này dựa vào đề xuất của giới y học hơn là cân nhắc các lĩnh vực khác.
Hệ lụy của phong tỏa, ngoài những tổn thất kinh tế, có thể sẽ là những tổn thất khủng khiếp về xã hội, quan hệ cộng đồng, về tâm lý, thái độ sống của dân chúng, về niềm tin của dân chúng đối với hiệu quả điều hành của chính quyền.
Đáng sợ hơn, nó có thể làm ảnh hưởng tới sức đề kháng và khả năng miễn dịch của con người đối với dịch bệnh, điều mà tôi tin là liều thuốc duy nhất và hiệu quả nhất để chống lại những con virus. Bạn sẽ khỏi bệnh nhanh hơn khi vui vẻ, có niềm tin, được sinh hoạt bình thường, hay trong lúc lo lắng, sợ hãi và bị phong tỏa?
Đi ngược lại với thế giới?
Singapore, Thụy Điển là hai quốc gia được thế giới nhắc đến vì cách xử lý dịch bệnh hiệu quả mà KHÔNG phong tỏa thành phố. Tới thời điểm này, tâm lý xã hội và tinh thần dân chúng khá ổn định, hầu như không xảy ra hoảng loạn hay khủng hoảng xã hội.
Chiến lược cơ bản và mục tiêu của hai quốc gia này cũng khá giống như phần lớn các nước trên thế giới, là làm chậm tốc độ lây nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ lây nhiễm đến mức tối thiểu, thông qua các biện pháp hạn chế số ca nhiễm từ bên ngoài, phát hiện sớm để cách ly điều trị, và nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng của người dân.
Tuy nhiên còn một mục tiêu, một nguyên tắc tối thượng nữa mà cả Thụy Điển và Singapore áp dụng, đó là: “Không được phép thực hiện các biện pháp khắc nghiệt có tác dụng hạn chế đối với kiểm soát dịch bệnh mà lại đánh đổ các chức năng xã hội”.
Hay nói như Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump: “The cure cannot be worse than the problem”. Ném được chuột thì vỡ mất bình.
Cho đến thời điểm này các trường học của Singapore vẫn mở cửa gần như bình thường, chỉ không thực hiện những hoạt động ngoại khóa đông người. Chợ và siêu thị vẫn mở tuy có giới hạn số khách hàng trong cùng một thời điểm, và rạp chiếu phim chỉ mới đóng cửa gần đây.
Các khu chợ dân sinh trong khu dân cư vẫn hoạt động nhộn nhịp, là nơi cho người dân xung quanh tới ăn uống và truyện trò với nhau. Được coi là một nước có nhịp điệu cuộc sống bận rộn, và cường độ cao vào loại nhất thế giới, gần 60% dân số Singapore không nấu nướng tại nhà mà ăn uống luôn tại các hàng quán bên ngoài trước khi về nhà nghỉ ngơi.
Ở nhiều nước, quyết định phong tỏa là ý chí chính trị của nhà cầm quyền. Một số nước khác đưa ra quyết định này dựa vào đề xuất của giới y học hơn là cân nhắc các lĩnh vực khác.
Hệ lụy của phong tỏa, ngoài những tổn thất kinh tế, có thể sẽ là những tổn thất khủng khiếp về xã hội, quan hệ cộng đồng, về tâm lý, thái độ sống của dân chúng, về niềm tin của dân chúng đối với hiệu quả điều hành của chính quyền.
Đáng sợ hơn, nó có thể làm ảnh hưởng tới sức đề kháng và khả năng miễn dịch của con người đối với dịch bệnh, điều mà tôi tin là liều thuốc duy nhất và hiệu quả nhất để chống lại những con virus. Bạn sẽ khỏi bệnh nhanh hơn khi vui vẻ, có niềm tin, được sinh hoạt bình thường, hay trong lúc lo lắng, sợ hãi và bị phong tỏa?
Đi ngược lại với thế giới?
Singapore, Thụy Điển là hai quốc gia được thế giới nhắc đến vì cách xử lý dịch bệnh hiệu quả mà KHÔNG phong tỏa thành phố. Tới thời điểm này, tâm lý xã hội và tinh thần dân chúng khá ổn định, hầu như không xảy ra hoảng loạn hay khủng hoảng xã hội.
Chiến lược cơ bản và mục tiêu của hai quốc gia này cũng khá giống như phần lớn các nước trên thế giới, là làm chậm tốc độ lây nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ lây nhiễm đến mức tối thiểu, thông qua các biện pháp hạn chế số ca nhiễm từ bên ngoài, phát hiện sớm để cách ly điều trị, và nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng của người dân.
Tuy nhiên còn một mục tiêu, một nguyên tắc tối thượng nữa mà cả Thụy Điển và Singapore áp dụng, đó là: “Không được phép thực hiện các biện pháp khắc nghiệt có tác dụng hạn chế đối với kiểm soát dịch bệnh mà lại đánh đổ các chức năng xã hội”.
Hay nói như Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump: “The cure cannot be worse than the problem”. Ném được chuột thì vỡ mất bình.
Cho đến thời điểm này các trường học của Singapore vẫn mở cửa gần như bình thường, chỉ không thực hiện những hoạt động ngoại khóa đông người. Chợ và siêu thị vẫn mở tuy có giới hạn số khách hàng trong cùng một thời điểm, và rạp chiếu phim chỉ mới đóng cửa gần đây.
Các khu chợ dân sinh trong khu dân cư vẫn hoạt động nhộn nhịp, là nơi cho người dân xung quanh tới ăn uống và truyện trò với nhau. Được coi là một nước có nhịp điệu cuộc sống bận rộn, và cường độ cao vào loại nhất thế giới, gần 60% dân số Singapore không nấu nướng tại nhà mà ăn uống luôn tại các hàng quán bên ngoài trước khi về nhà nghỉ ngơi.
Tại Thụy Điển, nhà trường, các quán ăn vẫn mở cửa và các cuộc hội họp dưới 500 người vẫn được cho phép tiến hành. Giới y tế Thụy Điển còn khuyến khích dân chúng khỏe mạnh ra đường tập thể dục, nâng cao thể trạng.
Cả Thụy Điển lẫn Singapore đều đã đưa ra luật hoặc quy định bảo vệ nhóm cư dân dễ tổn thương vì bệnh dịch (người già, người ốm), những người dễ phơi nhiễm (nhân viên y tế, nhân viên điều hành giao thông...). Singapore còn đưa ra những quy định ưu tiên khám chữa bệnh, tính phí khám chữa bệnh tối thiểu (10$ và 5$) cho những người trên 60 tuổi.
Hai quốc gia này yêu cầu dân chúng thực hiện giãn cách giao tiếp và tuân thủ các yêu cầu vệ sinh cá nhân. Những ai không khỏe, hoặc có triệu chứng nhẹ sẽ cách ly ở nhà. Dân cư khi ra đường thực hiện khoảng cách với nhau ít nhất 1m. Các công sở được khuyến khích cho nhân viên làm việc luân phiên hoặc tại nhà.
Tuy nhiên cũng cần nêu rõ các yếu tố thuận lợi của Singapore và Thụy Điển, mà dựa vào đó hai quốc gia trên có thể đưa ra các biện pháp đặc thù riêng của mình.
Thứ nhất, dân trí hay chỉ số phát triển con người (HDI) của Singapore là 0,935 và của Thụy Điển là 0,936, thuộc hàng các quốc gia cao nhất trên thế giới. Singapore được cho là một quốc gia pháp trị, có kỷ luật tốt.
Thứ hai, là sự thịnh vượng của hai quốc gia, đứng vào hàng đầu thế giới (Singapore GDP đầu người là 65 ngàn USD, Thụy Điển là 52 ngàn USD) cho phép sử dụng nguồn lực tài chính mạnh vào các công việc khẩn cấp. Thứ ba, là quy mô dân sổ nhỏ (Singapore 5,8 triệu dân, Thụy Điển 10,5 triệu dân) thuận tiện cho việc quản lý nhân lực.
Lãnh đạo của Singapore và Thụy Điển đều cho rằng hệ miễn dịch, kháng thể của con người mới diệt được virus, và sẽ tiêu diệt virus trước khi những liều thuốc vắc-xin được phát đủ cho dân chúng. Miễn dịch cộng đồng sẽ xảy ra trước khi có vắc-xin.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long mới phát biểu trên truyền hình về dự báo tình hình kéo dài của dịch bệnh, có thể tới hàng năm. Ông yêu cầu dân chúng chuẩn bị tinh thần chống dịch lâu dài.
Và điều đó đồng nghĩa với việc phải duy trì một nền kinh tế đủ khỏe khoắn và một xã hội vận hành bình thường, ổn định trong khả năng cho phép để “kháng chiến” lâu dài. Điều mà Singapore và Thụy Điển được cho là đi ngược với phần còn lại của thế giới, và đúng.