KHI TRẺ EM PHẢI XUỐNG ĐƯỜNG...
- Thứ ba - 29/12/2015 03:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Những hình ảnh Lê Văn Tám, Lượm… được người đời ngợi ca đâu hết rồi? Nếu tôi không lầm thì họ cũng chưa tròn 18 khi ghi tên mình vào sử sách đâu nhé?!”.
Trong cuộc sống, có những nơi chốn, hoàn cảnh, mà chân lý, pháp luật không có, hoặc chưa rõ ràng, thì nói đến những giấc mơ hoa hồng dành cho trẻ em là sự ngụy biện lố bịch.
Những ngòi bút quốc doanh đang lên án những em nhỏ cài khăn quàng đỏ và gia đình các em.
Dùng tư tưởng của một cái loa phát thanh tuyên truyền, ngồi trong phòng máy lạnh, gõ máy tính apple, nuôi con bằng sữa ngoại, để nhận xét về suy nghĩ và hành động của các bậc phụ huynh ở Ninh Hiệp - những người đang lo ngại miếng cơm manh áo đang bị đe doạ - suy cho cùng, cũng là hành động của những kẻ chẳng ra gì.
Tôi đã cười tưởng chừng muốn điên lên khi nghe các bậc đạo đức, giảng rằng, tôi sẽ không để cho con tôi làm vậy, tôi sẽ ôm con tôi cho đến khi nào con tôi 18 tuổi, chứ không phải ngược lại.
Dựa trên cơ sở nào mà các anh chị phán như thánh, cho rằng mai sau các em sẽ mang đến tai họa cho xã hội?
Thật nực cười cho những lời nhận xét “vô pháp, vô thiên” dành cho các em học sinh, trong một xã hội mà đôi lúc người dân tìm kiếm pháp luật đỏ mắt mà không thấy, các em học sinh phải cùng bố mẹ chúng đi tìm công lý bằng cách nghỉ học.
Hành động ấy đáng lý phải được xót xa thì lại được suy diễn theo kiểu lo lắng về một tương lai, mà tương lai đó như thế nào, tôi tin rằng người viết cũng không biết.
Cá nhân tôi có thể không đồng tình với các phụ huynh kêu con em nghỉ học để biểu tình, nhưng không thể dựa trên lý thuyết đạo đức căn bản để áp dụng cho mọi hoàn cảnh, chỉ vì vậy mà cho rằng họ là những ông bố bà mẹ tàn nhẫn thất học.
Hổ dữ còn không ăn thịt con, chẳng lẽ mấy ngàn ông bố bà mẹ ở xã Ninh Hiệp đều không bằng loài cầm thú cả hay sao? Họ không biết cách làm bố làm mẹ? Họ không thương con như quý anh chị hay sao?
Câu chuyện ở xã Ninh Hiệp cần phải được các nhà xã hội học, các nhà giáo dục, bộ máy chính quyền nhìn lại, nghiên cứu để đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm phòng tránh những gì tương tự xảy đến trong tương lai.
Nếu không giải quyết bằng công lý cho tận gốc, toàn nhận xét áp đặt vớ vẩn, chẳng trách sao người dân nổi dậy ngày càng nhiều, rồi đến một ngày họ cũng mở được cánh cửa Pandora.
Những hình ảnh Lê Văn Tám, Lượm… được người đời ngợi ca đâu hết rồi? Nếu tôi không lầm thì họ cũng chưa tròn 18 khi ghi tên mình vào sử sách đâu nhé.
Những ngòi bút quốc doanh đang lên án những em nhỏ cài khăn quàng đỏ và gia đình các em.
Dùng tư tưởng của một cái loa phát thanh tuyên truyền, ngồi trong phòng máy lạnh, gõ máy tính apple, nuôi con bằng sữa ngoại, để nhận xét về suy nghĩ và hành động của các bậc phụ huynh ở Ninh Hiệp - những người đang lo ngại miếng cơm manh áo đang bị đe doạ - suy cho cùng, cũng là hành động của những kẻ chẳng ra gì.
Tôi đã cười tưởng chừng muốn điên lên khi nghe các bậc đạo đức, giảng rằng, tôi sẽ không để cho con tôi làm vậy, tôi sẽ ôm con tôi cho đến khi nào con tôi 18 tuổi, chứ không phải ngược lại.
Dựa trên cơ sở nào mà các anh chị phán như thánh, cho rằng mai sau các em sẽ mang đến tai họa cho xã hội?
Thật nực cười cho những lời nhận xét “vô pháp, vô thiên” dành cho các em học sinh, trong một xã hội mà đôi lúc người dân tìm kiếm pháp luật đỏ mắt mà không thấy, các em học sinh phải cùng bố mẹ chúng đi tìm công lý bằng cách nghỉ học.
Hành động ấy đáng lý phải được xót xa thì lại được suy diễn theo kiểu lo lắng về một tương lai, mà tương lai đó như thế nào, tôi tin rằng người viết cũng không biết.
Cá nhân tôi có thể không đồng tình với các phụ huynh kêu con em nghỉ học để biểu tình, nhưng không thể dựa trên lý thuyết đạo đức căn bản để áp dụng cho mọi hoàn cảnh, chỉ vì vậy mà cho rằng họ là những ông bố bà mẹ tàn nhẫn thất học.
Hổ dữ còn không ăn thịt con, chẳng lẽ mấy ngàn ông bố bà mẹ ở xã Ninh Hiệp đều không bằng loài cầm thú cả hay sao? Họ không biết cách làm bố làm mẹ? Họ không thương con như quý anh chị hay sao?
Câu chuyện ở xã Ninh Hiệp cần phải được các nhà xã hội học, các nhà giáo dục, bộ máy chính quyền nhìn lại, nghiên cứu để đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm phòng tránh những gì tương tự xảy đến trong tương lai.
Nếu không giải quyết bằng công lý cho tận gốc, toàn nhận xét áp đặt vớ vẩn, chẳng trách sao người dân nổi dậy ngày càng nhiều, rồi đến một ngày họ cũng mở được cánh cửa Pandora.
Những hình ảnh Lê Văn Tám, Lượm… được người đời ngợi ca đâu hết rồi? Nếu tôi không lầm thì họ cũng chưa tròn 18 khi ghi tên mình vào sử sách đâu nhé.