Hỗ trợ người tỵ nạn Ukraine: “PHÉP MÀU” CỦA LÒNG NHÂN HẬU VÀ TÌNH ĐOÀN KẾT
- Thứ tư - 09/03/2022 01:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Giúp đỡ người tỵ nạn Ukraine, vừa là giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh trong cuộc chiến do Nga gây ra, mà cũng là cách người Ba Lan bày tỏ tình đoàn kết với người Ukraine trong việc chiến đấu chống lại sự xâm lược của một cường quốc quân sự, một anh hàng xóm to đầu và nguy hiểm, luôn tìm cách nuốt mình hay ít nhất, bắt mình phải luồn cúi, phụ thuộc vào nó” - nhận xét của tác giả Vũ Hoàng Linh từ Hà Nội.
Trong hai tuần qua có hơn 2 triệu người tỵ nạn Ukraine đã chạy sang các nước láng giềng Phương Tây (con số chạy sang Nga và Belarus chỉ chiếm chưa đầy 10%, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc cho tới ngày 8/3/2022).
Sự đón tiếp của các nước Ba Lan, Hungary, Romania, Moldova, Slovakia là cực kỳ hào hiệp và nồng hậu, từ chính phủ cho tới người dân, cánh hữu cũng như cánh tả. Điều này phải nói là chưa có tiền lệ và rất khác so với thái độ ngập ngừng và chia rẽ trong việc đón nhận người tỵ nạn từ Syria cách đây mấy năm. Vai trò đặc biệt trong các quốc gia này là Ba Lan, riêng nước này đã đón nhận hơn 1 triệu người tị nạn Ukraine, tức là hơn nửa tổng số người Ukraine chạy ra nước ngoài, mặc dù Ba Lan là một nước có nền kinh tế trung bình chứ không phải nước giàu và có nhiều khó khăn kinh tế nội tại.
Tại sao lại có sự đồng lòng như thế từ Châu Âu nói chung và Ba Lan nói riêng với người tỵ nạn Ukraine? Và nếu nhìn vào lịch sử thì Ukraine và Ba Lan là hai nước láng giềng có rất nhiều vấn đề với nhau trong quá khứ. Lãnh thổ Ukraine hiện nay từng có thời gian dài thuộc vương quốc Ba Lan- Lithuania (một liên minh giữa Ba Lan và Lithuania, mà ở Việt Nam trước kia hay gọi là Lít-va) trong nhiều thế kỷ trước khi vùng đất này ngả sang phía Sa hoàng.
Ai đọc truyện “Taras Bulba” của đại văn hào Nikolai Gogol hẳn là không quên những câu chuyện về mối thâm thù giữa người Cô-dắc (Cossack, có thể coi là tiền thân của người Ukraine hiện nay) và người Ba Lan, và tác giả mô tả rất chi tiết các cuộc tàn sát của người Cô dắc với người Ba Lan khi họ nổi lên chống lại sự cai trị của Ba Lan (bản thân hai người con của Taras Bulba, thì một người chống Ba Lan bị quân Ba Lan giết, còn một người theo Ba Lan và bị chính cha anh ta giết).
Sự đón tiếp của các nước Ba Lan, Hungary, Romania, Moldova, Slovakia là cực kỳ hào hiệp và nồng hậu, từ chính phủ cho tới người dân, cánh hữu cũng như cánh tả. Điều này phải nói là chưa có tiền lệ và rất khác so với thái độ ngập ngừng và chia rẽ trong việc đón nhận người tỵ nạn từ Syria cách đây mấy năm. Vai trò đặc biệt trong các quốc gia này là Ba Lan, riêng nước này đã đón nhận hơn 1 triệu người tị nạn Ukraine, tức là hơn nửa tổng số người Ukraine chạy ra nước ngoài, mặc dù Ba Lan là một nước có nền kinh tế trung bình chứ không phải nước giàu và có nhiều khó khăn kinh tế nội tại.
Tại sao lại có sự đồng lòng như thế từ Châu Âu nói chung và Ba Lan nói riêng với người tỵ nạn Ukraine? Và nếu nhìn vào lịch sử thì Ukraine và Ba Lan là hai nước láng giềng có rất nhiều vấn đề với nhau trong quá khứ. Lãnh thổ Ukraine hiện nay từng có thời gian dài thuộc vương quốc Ba Lan- Lithuania (một liên minh giữa Ba Lan và Lithuania, mà ở Việt Nam trước kia hay gọi là Lít-va) trong nhiều thế kỷ trước khi vùng đất này ngả sang phía Sa hoàng.
Ai đọc truyện “Taras Bulba” của đại văn hào Nikolai Gogol hẳn là không quên những câu chuyện về mối thâm thù giữa người Cô-dắc (Cossack, có thể coi là tiền thân của người Ukraine hiện nay) và người Ba Lan, và tác giả mô tả rất chi tiết các cuộc tàn sát của người Cô dắc với người Ba Lan khi họ nổi lên chống lại sự cai trị của Ba Lan (bản thân hai người con của Taras Bulba, thì một người chống Ba Lan bị quân Ba Lan giết, còn một người theo Ba Lan và bị chính cha anh ta giết).
Trong thế kỷ 20, cũng xảy ra chiến tranh giữa người Ba Lan và người Ukraine, cả trong thời kỳ Ukraine lập quốc (1917-1922) lẫn trong Thế chiến thứ Hai. Trong thế chiến thứ Hai, nhà nước tự phong thân phát xít của người Ukraine cũng từng thực hiện nhiều cuộc thảm sát với người Ba Lan. Người Ba Lan và người Ukraine, nhìn chung cũng theo các tôn giáo khác nhau (Công giáo La Mã vs. Chính Thống giáo).
Đứng trên phương diện lịch sử như vậy, và nếu cáo buộc chính quyền Kiyiv là phát-xít thì người Ba Lan, những nạn nhân của phát-xít phải lên tiếng mạnh mẽ chống Kyiv mới phải? Hay ít ra họ cũng nên vỗ tay khi hai kẻ thù cũ của họ - hai người anh em Chính Thống giáo, nói thứ tiếng gần giống nhau và có văn hóa gần gũi nhau - đánh nhau mới phải?
Nhưng khác với người Nga, người Ba Lan ngày nay không tư duy như những kẻ sống trong quá khứ, nuối tiếc một thời đế quốc vàng son mà hướng tới Châu Âu, tới các giá trị nhân bản.
Họ đồng cảm với cuộc đấu tranh của người Ukraine chống lại âm mưu tái lập đế quốc Đại Nga của nhà độc tài Putin. Và họ biết là nếu Ukraine sụp đổ thì mục tiêu kế tiếp của Putin sẽ là Ba Lan: giống như năm 1920, hơn 10 vạn Hồng binh của Trotsky và Tukhachevsky, sau khi chiếm được phần lớn Ukraine, tấn công Ba Lan tới tận cửa ngõ Warszawa và suýt nữa chiếm được thủ đô Ba Lan trước khi bị quân Ba Lan đánh bại trong trận chiến mà người Ba Lan gọi là “phép màu trên sông Wisła”.
Giúp đỡ người tỵ nạn Ukraine, vừa là giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh trong cuộc chiến do Nga gây ra, mà cũng là cách người Ba Lan bày tỏ tình đoàn kết với người Ukraine trong việc chiến đấu chống lại sự xâm lược của một cường quốc quân sự, một anh hàng xóm to đầu và nguy hiểm, luôn tìm cách nuốt mình hay ít nhất, bắt mình phải luồn cúi, phụ thuộc vào nó.