Hiếp dâm: LUẬT VIỆT NAM vs LUẬT ẤN ĐỘ
- Thứ sáu - 31/03/2017 01:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Nếu theo thống kê, số liệu hiếp dâm ở Việt Nam thấp hơn các nước khác, thì khả năng là không phải là vì tình trạng hiếp dâm của chúng ta ít hơn, mà vì ở nước ta định nghĩa “hiếp dâm” khác với các nước khác”.
Với lời khẳng định của một quan chức tư pháp trong vụ dâm ô trẻ ở Vũng Tàu, rằng nghi can “phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng”, và theo luật Việt Nam thì nó được tính là hành vi ít nguy hiểm thật (khung hình phạt là tù giam dưới 3 năm), thì tôi khẳng định rằng chúng ta chắc chắn không ít mọi rợ hơn Ấn Độ về suy nghĩ về hiếp dâm, ấu dâm, xâm hại tình dục. Đấy là nói về thái độ của người dân.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế thì ở Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ về “mức độ tham nhũng” theo ý kiến của người dân, với 65% người được hỏi cho rằng mình phải hối lộ để được việc (so với 69% ở Ấn; tôi không hiểu sao lại có 35% thoát nhỉ? có thể họ không biết rằng đấy thực ra là hành động hối lộ: ví dụ cảm ơn thầy cô giáo, cảm ơn cấp trên, cảm ơn bác sĩ... có thể nhiều người coi đó là văn hóa, chứ không coi là hối lộ).
Nói vậy là để bảo rằng quan chức Việt trong con mắt của người Việt cũng... tệ ngang ngửa với quan chức Ấn trong con mắt người Ấn chứ không có ít hơn. Vì thế, chỉ giấy trắng mực đen so sánh là công bằng nhất. Nên tôi quyết định làm một so sánh nho nhỏ giữa luật Việt Nam và luật Ấn Độ về hiếp dâm.
Đầu tiên hãy tìm hiểu một chút về hiếp dâm trong luật ở Ấn:
1. Luật mới được quy định cụ thể, chặt chẽ, và nghiêm khắc hơn vào năm 2013. Trước đó luật không mô tả những hành vi nào thì được tính là “quan hệ tình dục”, và độ tuổi trẻ em được tăng lên là 18 tuổi.
2. Luật chỉ tính “đàn ông” là thủ phạm (hơi bất công?).
3. Định nghĩa “quan hệ tình dục” như sau:
a. Chà xát dương vật của anh ta vào bất kỳ vùng nào xung quanh hoặc phía trong âm đạo, miệng, niệu đạo, hậu môn của phụ nữ và ép cô ấy làm vậy với anh ta hoặc với một người khác.
b. Hoặc đút bất kỳ vật nào hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể mà không phải dương vật vào bất kỳ vùng nào xung quanh, hoặc vào trong âm đạo, niệu đạo hoặc hậu môn của một phụ nữ hoặc ép cô ấy phải làm như vậy với anh ta hoặc với một người khác.
c. Hoặc điều khiển/thao túng (manipulate) bất kỳ bộ phận nào của cơ thể một phụ nữ tạo ra sự chà sát/xâm nhập vào âm vật, niệu đạo hoặc bất kỳ bộ phận nào của cơ thể cô ấy hoặc ép cô ấy làm thế với anh ta hoặc một người khác.
d. Hoặc dùng miệng của anh ta chạm vào âm đạo, niệu đạo, hậu môn của một người phụ nữ hoặc ép cô ta làm vậy với anh ta hoặc với một người khác;
trong một trong 7 tình huống được mô tả dưới đây:
Một là. Chống lại mong muốn của cô ấy.
Hai là. Không được sự đồng thuận của cô ấy.
Ba là. Được sự đồng thuận, nhưng khi sự đồng thuận ấy có được vì đe dọa giết hoặc làm bị thương bất kỳ người thân thiết (người cô ấy quan tâm) .
Bốn là. Được sự đồng thuận, nhưng anh ta biết rằng anh ta không phải là chồng cô ấy và rằng sự đồng thuận của cô ấy có được do cô ấy tin rằng anh ta là một người khác với người mà mô ấy tin rằng là chồng hợp pháp của cô ấy.
Năm là. Được sự đồng thuận, nhưng vào thời điểm có sự đồng thuận, vì cô ấy cảm thấy bất an, hoặc bị đầu độc, hoặc bị cai quản bởi anh ta, hoặc vì chất độc làm cô ấy không thể nhận biết được tính chất và hậu quả của sự đồng thuận của cô ấy.
Sáu là. Có và không có sự đồng thuận, nhưng cô ấy dưới 18 tuổi.
Bảy là. Khi cô ấy không thể giao tiếp để thể hiện sự đồng thuận.
(Chú thích 1. Trong phần này, âm vật được tính bao gồm cả phần môi ngoài của âm vật.
Chú thích 2. Đồng thuận tức là sự đồng ý tự nguyện một cách rõ ràng khi người phụ nữ ấy dùng lời nói, cử chỉ hoặc bất kỳ dạng giao tiếp bằng lời hoặc không bằng lời nói thể hiện mong muốn được thực hiện một hành động tình dục cụ thể.)
So sánh với những điều luật liên quan tới hiếp dâm ở Việt Nam trong Bộ Luật Hình sự 2015:
1. Việt Nam quy định nhiều mức độ xâm hại tình dục gồm: hiếp dâm, hiếp dâm dưới 16 tuổi, cưỡng dâm, cưỡng dâm trẻ em (13-16 tuổi), giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người từ 13-16 tuổi, dâm ô với người dưới 16 tuổi (điều 141-146).
2. Luật của ta chỉ đề cập đến “giao cấu và quan hệ tình dục khác” mà không hề định nghĩa thế nào là “quan hệ tình dục”. Theo quan điểm của người Việt (đặc biệt các quan tòa, theo như các bài báo viết về nạn hiếp dâm, lạm dụng tình dục) thì có lẽ chỉ hành vi thứ nhất (a) theo định nghĩa của Ấn được tính là “giao cấu và quan hệ tình dục”, còn mọi hành vi còn lại không được tính.
3. Theo luật Việt Nam, chỉ những hành vi thuộc mục a. trong điều kiện thứ nhất của luật Ấn Độ; mục a. điều kiện thứ hai + người từ 13-16 tuổi; mục a. điều kiện thứ sáu + người dưới 13 tuổi, thì mới được tính là hiếp dâm.
4. Những hành vi thuộc mục a. điều kiện thứ ba của luật Ấn Độ thì bị tội cưỡng dâm.
5. Mục a. với người từ 13-16 tuổi thì gọi là “giao cấu và thực hiện hành vi tình dục với trẻ em”.
6. Chúng ta có mục gọi là “dâm ô với trẻ em”, và không định nghĩa hành vi thế nào thì được gọi là “dâm ô”.
Như vậy, so sánh hai bộ luật (thực ra là chỉ so sánh xung quanh câu hỏi “Thế nào được gọi là hiếp dâm” theo luật pháp), thì đã thấy luật Việt Nam cực kỳ có vấn đề. Tất cả những hành vi mà luật Ấn Độ được gọi là hiếp dâm thì luật Việt Nam chỉ gọi là “dâm ô, cưỡng dâm...”.
Vì thế, nếu theo thống kê, số liệu hiếp dâm ở Việt Nam thấp hơn các nước khác, thì khả năng là không phải là vì tình trạng hiếp dâm của chúng ta ít hơn, mà vì ở nước ta định nghĩa “hiếp dâm” khác với các nước khác.
Thế mà phụ nữ Ấn suốt ngày đi biểu tình đòi nhà chức trách phải thay đổi luật để bảo vệ phụ nữ, bổ sung thêm luật “hiếp dâm trong gia đình” để bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong gia đình. Còn phụ nữ Việt thì ngồi chửi người Ấn là “mọi rợ”.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế thì ở Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ về “mức độ tham nhũng” theo ý kiến của người dân, với 65% người được hỏi cho rằng mình phải hối lộ để được việc (so với 69% ở Ấn; tôi không hiểu sao lại có 35% thoát nhỉ? có thể họ không biết rằng đấy thực ra là hành động hối lộ: ví dụ cảm ơn thầy cô giáo, cảm ơn cấp trên, cảm ơn bác sĩ... có thể nhiều người coi đó là văn hóa, chứ không coi là hối lộ).
Nói vậy là để bảo rằng quan chức Việt trong con mắt của người Việt cũng... tệ ngang ngửa với quan chức Ấn trong con mắt người Ấn chứ không có ít hơn. Vì thế, chỉ giấy trắng mực đen so sánh là công bằng nhất. Nên tôi quyết định làm một so sánh nho nhỏ giữa luật Việt Nam và luật Ấn Độ về hiếp dâm.
Đầu tiên hãy tìm hiểu một chút về hiếp dâm trong luật ở Ấn:
1. Luật mới được quy định cụ thể, chặt chẽ, và nghiêm khắc hơn vào năm 2013. Trước đó luật không mô tả những hành vi nào thì được tính là “quan hệ tình dục”, và độ tuổi trẻ em được tăng lên là 18 tuổi.
2. Luật chỉ tính “đàn ông” là thủ phạm (hơi bất công?).
3. Định nghĩa “quan hệ tình dục” như sau:
a. Chà xát dương vật của anh ta vào bất kỳ vùng nào xung quanh hoặc phía trong âm đạo, miệng, niệu đạo, hậu môn của phụ nữ và ép cô ấy làm vậy với anh ta hoặc với một người khác.
b. Hoặc đút bất kỳ vật nào hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể mà không phải dương vật vào bất kỳ vùng nào xung quanh, hoặc vào trong âm đạo, niệu đạo hoặc hậu môn của một phụ nữ hoặc ép cô ấy phải làm như vậy với anh ta hoặc với một người khác.
c. Hoặc điều khiển/thao túng (manipulate) bất kỳ bộ phận nào của cơ thể một phụ nữ tạo ra sự chà sát/xâm nhập vào âm vật, niệu đạo hoặc bất kỳ bộ phận nào của cơ thể cô ấy hoặc ép cô ấy làm thế với anh ta hoặc một người khác.
d. Hoặc dùng miệng của anh ta chạm vào âm đạo, niệu đạo, hậu môn của một người phụ nữ hoặc ép cô ta làm vậy với anh ta hoặc với một người khác;
trong một trong 7 tình huống được mô tả dưới đây:
Một là. Chống lại mong muốn của cô ấy.
Hai là. Không được sự đồng thuận của cô ấy.
Ba là. Được sự đồng thuận, nhưng khi sự đồng thuận ấy có được vì đe dọa giết hoặc làm bị thương bất kỳ người thân thiết (người cô ấy quan tâm) .
Bốn là. Được sự đồng thuận, nhưng anh ta biết rằng anh ta không phải là chồng cô ấy và rằng sự đồng thuận của cô ấy có được do cô ấy tin rằng anh ta là một người khác với người mà mô ấy tin rằng là chồng hợp pháp của cô ấy.
Năm là. Được sự đồng thuận, nhưng vào thời điểm có sự đồng thuận, vì cô ấy cảm thấy bất an, hoặc bị đầu độc, hoặc bị cai quản bởi anh ta, hoặc vì chất độc làm cô ấy không thể nhận biết được tính chất và hậu quả của sự đồng thuận của cô ấy.
Sáu là. Có và không có sự đồng thuận, nhưng cô ấy dưới 18 tuổi.
Bảy là. Khi cô ấy không thể giao tiếp để thể hiện sự đồng thuận.
(Chú thích 1. Trong phần này, âm vật được tính bao gồm cả phần môi ngoài của âm vật.
Chú thích 2. Đồng thuận tức là sự đồng ý tự nguyện một cách rõ ràng khi người phụ nữ ấy dùng lời nói, cử chỉ hoặc bất kỳ dạng giao tiếp bằng lời hoặc không bằng lời nói thể hiện mong muốn được thực hiện một hành động tình dục cụ thể.)
So sánh với những điều luật liên quan tới hiếp dâm ở Việt Nam trong Bộ Luật Hình sự 2015:
1. Việt Nam quy định nhiều mức độ xâm hại tình dục gồm: hiếp dâm, hiếp dâm dưới 16 tuổi, cưỡng dâm, cưỡng dâm trẻ em (13-16 tuổi), giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người từ 13-16 tuổi, dâm ô với người dưới 16 tuổi (điều 141-146).
2. Luật của ta chỉ đề cập đến “giao cấu và quan hệ tình dục khác” mà không hề định nghĩa thế nào là “quan hệ tình dục”. Theo quan điểm của người Việt (đặc biệt các quan tòa, theo như các bài báo viết về nạn hiếp dâm, lạm dụng tình dục) thì có lẽ chỉ hành vi thứ nhất (a) theo định nghĩa của Ấn được tính là “giao cấu và quan hệ tình dục”, còn mọi hành vi còn lại không được tính.
3. Theo luật Việt Nam, chỉ những hành vi thuộc mục a. trong điều kiện thứ nhất của luật Ấn Độ; mục a. điều kiện thứ hai + người từ 13-16 tuổi; mục a. điều kiện thứ sáu + người dưới 13 tuổi, thì mới được tính là hiếp dâm.
4. Những hành vi thuộc mục a. điều kiện thứ ba của luật Ấn Độ thì bị tội cưỡng dâm.
5. Mục a. với người từ 13-16 tuổi thì gọi là “giao cấu và thực hiện hành vi tình dục với trẻ em”.
6. Chúng ta có mục gọi là “dâm ô với trẻ em”, và không định nghĩa hành vi thế nào thì được gọi là “dâm ô”.
Như vậy, so sánh hai bộ luật (thực ra là chỉ so sánh xung quanh câu hỏi “Thế nào được gọi là hiếp dâm” theo luật pháp), thì đã thấy luật Việt Nam cực kỳ có vấn đề. Tất cả những hành vi mà luật Ấn Độ được gọi là hiếp dâm thì luật Việt Nam chỉ gọi là “dâm ô, cưỡng dâm...”.
Vì thế, nếu theo thống kê, số liệu hiếp dâm ở Việt Nam thấp hơn các nước khác, thì khả năng là không phải là vì tình trạng hiếp dâm của chúng ta ít hơn, mà vì ở nước ta định nghĩa “hiếp dâm” khác với các nước khác.
Thế mà phụ nữ Ấn suốt ngày đi biểu tình đòi nhà chức trách phải thay đổi luật để bảo vệ phụ nữ, bổ sung thêm luật “hiếp dâm trong gia đình” để bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong gia đình. Còn phụ nữ Việt thì ngồi chửi người Ấn là “mọi rợ”.