Ghi chép: CHUYỆN THƠ... MỚI
- Chủ nhật - 24/02/2008 01:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Cái đáng kể ở đây, là Ngày thơ đã có nhiều màn vui, đánh vào thị giác, thính giác, v.v... Còn câu hỏi “thơ ở đâu?”, thì lại là chuyện khác”.
Ngày thơ Việt Nam 2008, đã trôi qua có vẻ rất vui...
Báo chí ta có nhất loạt đưa bài, nhưng đa phần là ảnh, có lẽ để tận dụng tác động thị giác? Tuy nhiên, VNE có bài này kỹ và có nhiều điểm đáng chú ý. Chẳng hạn như ở đoạn đầu, có nhiều mô tả hóm:
“Rộn ràng trống phách, réo rắt í a, những con chữ im lìm trên trang giấy bỗng rổn rảng cất lên bằng mọi cung bậc, khiến thơ như một thiếu nữ vốn tự ti chợt líu lo huyên náo bởi đã được thêu hoa mặc gấm và đeo bao trang sức lên mình.
Sáng 21-2, nhằm đúng lễ Nguyên tiêu, Ban tổ chức trải thảm đỏ từ cổng Văn Miếu đón người yêu thơ. Nhưng khoảng 200 chiếc ghế con, nhum nhúm trên sân Thái miếu chẳng thấm tháp vào đâu so với hàng nghìn người xem đổ về Quốc Tử Giám (Hà Nội) trong ngày hội lớn. Vài phút trước khi khai mạc, đứng xem chẳng đặng, các cụ già cả chen lấn vào lối đi rồi nhất quyết ngồi phệt xuống sàn, bất chấp Ban tổ chức năn nỉ: “Xin các bác nhường đường để rước kiệu thơ”. Ngày thơ Việt Nam 2008 khai cuộc trong âm vang của “Nam quốc sơn hà” và những vần thơ khác, ngợi ca non sông đất nước.
Chỉ chờ cho cha anh trống giong cờ mở, các tác giả trẻ cũng “hắng giọng” cất lời trên sân Thái học. Không bị tản mát vì trồng quá nhiều cây thơ, dựng lắm xóm thơ như năm trước, sân trẻ năm nay hút mọi chú ý của khán giả về một phía - sân khấu trình diễn thơ. Sau những lời giới thiệu ngắn gọn về mối “lương duyên” giữa thơ ca với các loại hình nghệ thuật, hai MC Hữu Việt và Phong Điệp dẫn nàng thơ đã điểm trang xúng xính ra trình độc giả.
Thơ, không còn nguyên chất, nhưng được nêm thêm gia vị cũng tạo ra những thực đơn, nếu chưa ngon thì cũng rất mới và lạ. Chu Thị Minh Huệ gùi thơ xuống núi, Hồ Huy Sơn hóa thân thành chàng mục đồng hồn nhiên, hát lên khúc ca Chăn trâu của mình với sự phụ họa của các nghệ sĩ Nhà hát múa rối Trung ương, Dạ Thảo Phương “phiêu” trong thơ cùng các ca sĩ Minh Ánh và Hoàng Yến, Đoàn Văn Mật gõ phách để nghệ sĩ Thanh Ngoan hát chầu văn những vần thơ hóm hỉnh...”.
Đoạn khiến mình ấn tượng nhất, dĩ nhiên, vẫn là lúc dịch giả Dương Tường “phiêu” với nhà thơ Dạ Thảo Phương (ảnh trên), rất dồn dập và khẩn trương! Hãy xem báo tả:
“Ngày hội quy tụ nhiều gương mặt nổi tiếng của âm nhạc, sân khấu. Nhưng người yêu thơ vẫn nhận ra những ngôi sao của chính làng thơ. Khi Dương Tường, Hoàng Hưng, Vi Thùy Linh lên sân khấu, khán giả nhất loạt nhào lên phía trước, để tận mắt chứng kiến trò phá cách của họ. Hoàng Hưng điềm tĩnh đọc “Người đi tìm mặt” trong tiếng nhạc đệm dồn dập và gấp gáp. Vi Thùy Linh xuất hiện trong chiếc váy trắng tinh khôi, thể hiện niềm khát khao yêu thương cùng nghệ sĩ kịch câm Đào Kế Đoàn.
Và ấn tượng nhất, khó hiểu nhất là khi lão thơ Dương Tường mang theo một cuốn giấy vệ sinh nhan nhản chữ lên sân khấu. Ông chầm chậm tháo giấy, quấn chặt quanh người trong tiếng đọc thơ của Phan Huyền Thư và Dạ Thảo Phương. Đến hồi cuối, Dương Tường cất tiếng đọc những vần thơ của chính mình, Huyền Thư và Thảo Phương bước lên sân khấu, mạnh mẽ giật tung những mảng giấy quấn quanh nhà thơ. Màn trình diễn có thể hữu ý hay chỉ nhằm gây ấn tượng về thị giác phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi người, nhưng Dương Tường đã khẳng định sự trẻ trung trong tâm hồn và sự sáng tạo của ông.”
Đọc báo, kèm xem clip mới thấy hết cái đặc biệt của màn trình diễn này. Đương nhiên, mình không thể hiểu những ngụ ý trong đó, nhưng đó không phải là điều quan trọng, vì khả năng là cử tọa, cầu trường đa phần cũng vậy. Cái đáng kể ở đây, là Ngày thơ đã có nhiều màn vui, đánh vào thị giác, thính giác, v.v... Còn câu hỏi “thơ ở đâu?”, thì lại là chuyện khác. Chẳng hạn, thơ Trần Dần - chắc chắn là thơ nhỉ? - thì bị cấm cửa, và theo tường thuật của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ở đây thì các nhà thơ tham dự Ngày thơ “cũng đành hèn yếu và im lặng”, chứ không có “động thái” gì đáng kể.
Chạy một loạt các forum, blog, cũng thấy lẻ tẻ các tường thuật, nhưng hình như không rầm rộ như năm ngoái. Trên forum Nam Định, bài này có nhiều ảnh đẹp và thông tin sau làm mình bật cười (nhất là sau khi xem ảnh): “Sau tiếng trống khai mạc ngày thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh là phần rước kiệu thơ khá hoành tráng và phần thể hiện thơ của Thượng tướng Trần Quang Khải (giả) rất trang trọng. Hết phần đọc thơ, đoàn kiệu rút lui”.
Sau khi tra cứu, thì ra “thượng tướng Trần Quang Khải” (giả) đọc “Tụng giá hoàn kinh sư”. Mình thì nghĩ rằng, giá để “đại tướng Nguyễn Trãi” (giả) đọc “Đại cáo Bình Ngô” thì nghe sướng hơn, hào hùng hơn. Hoặc giả, nếu sợ dài, thì chọn vài câu sau, rồi để “nguyên soái Nguyễn Huệ” (giả) đọc cũng được: “Đánh cho để dài tóc - Đánh cho để đen răng - Đánh cho nó chích luân bất phản - Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn - Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Có điều, những áng thơ ấy bây giờ đều “nhạy cảm” cả rồi. Càng không hợp với một ngày Hội thơ thiên về các pha trình diễn ngoạn mục, vui khỏe trẻ trung như thế này...
Để “rộng đường dư luận”, mình có “phỏng vấn nhanh” một nhà văn nữ nổi tiếng, về cảm tưởng của cô trong Ngày thơ Việt Nam, thì được câu trả lời như sau: “Em đến 5 phút rồi lại ra ngồi ngoài cổng uống chén nước, trò chuyện với mấy ông nhiếp ảnh gia cũng... vào 5 phút như em, rồi cùng về. Với thơ, em thuộc hàng ăn no vác nặng, không tinh tế đủ để hiểu nổi thơ bây giờ. Mới lại em cũng không thích chỗ chen chúc. Có một bác nhà thơ hẹn gặp em ở đó, nhưng em phải cáo lỗi về, về nhà nấu cơm cho bà mẹ ốm thấy hợp lý hơn. Mình có phải triệu phú thời gian đâu mà sa đà hội hè thơ làm gì”.
Dĩ nhiên, một ngày hội có thể có người thích, có người không, âu cũng là sự thường, là chuyện cá nhân. Nhưng mình để ý tới câu phàn nàn “không tinh tế đủ để hiểu nổi thơ bây giờ”. Thơ, khởi thủy của nó, cho dù sâu sắc, ý tứ dồi dào thế nào đi nữa, có lẽ cũng không khó hiểu lắm (bằng không, có lẽ nó không tồn tại được đến giờ để tạo thành huyền thoại về “Việt Nam, xứ sở thi ca”). Ngay “Truyện Kiều”, khi đọc phải lăm lăm cuốn tự vị giải nghĩa để thấu hiểu các điển tích, thì về căn bản cũng không đến nỗi đánh đố lắm.
Phải rồi, thơ hiện đại, rồi hậu hiện đại, tiền phong... thì phải “hũ nút”, phải có những cách thể hiện “phá cách” như các nhà thơ, nhà văn vẫn hay trả lời phỏng vấn (mà nhiều khi mình chả hiểu phải... phá cái gì?), nhưng mình hơi sợ nếu cứ phát triển theo hướng phải múa, phải “giấy vệ sinh”... mới trình diễn được những cái nhà thơ muốn bộc lộ, mới khẳng định được “sự trẻ trung trong tâm hồn và sự sáng tạo”, thì sẽ đến lúc - đối với hạng mù thơ như mình - sẽ “thơ ai... nấy nghe” mất...
Báo chí ta có nhất loạt đưa bài, nhưng đa phần là ảnh, có lẽ để tận dụng tác động thị giác? Tuy nhiên, VNE có bài này kỹ và có nhiều điểm đáng chú ý. Chẳng hạn như ở đoạn đầu, có nhiều mô tả hóm:
“Rộn ràng trống phách, réo rắt í a, những con chữ im lìm trên trang giấy bỗng rổn rảng cất lên bằng mọi cung bậc, khiến thơ như một thiếu nữ vốn tự ti chợt líu lo huyên náo bởi đã được thêu hoa mặc gấm và đeo bao trang sức lên mình.
Sáng 21-2, nhằm đúng lễ Nguyên tiêu, Ban tổ chức trải thảm đỏ từ cổng Văn Miếu đón người yêu thơ. Nhưng khoảng 200 chiếc ghế con, nhum nhúm trên sân Thái miếu chẳng thấm tháp vào đâu so với hàng nghìn người xem đổ về Quốc Tử Giám (Hà Nội) trong ngày hội lớn. Vài phút trước khi khai mạc, đứng xem chẳng đặng, các cụ già cả chen lấn vào lối đi rồi nhất quyết ngồi phệt xuống sàn, bất chấp Ban tổ chức năn nỉ: “Xin các bác nhường đường để rước kiệu thơ”. Ngày thơ Việt Nam 2008 khai cuộc trong âm vang của “Nam quốc sơn hà” và những vần thơ khác, ngợi ca non sông đất nước.
Chỉ chờ cho cha anh trống giong cờ mở, các tác giả trẻ cũng “hắng giọng” cất lời trên sân Thái học. Không bị tản mát vì trồng quá nhiều cây thơ, dựng lắm xóm thơ như năm trước, sân trẻ năm nay hút mọi chú ý của khán giả về một phía - sân khấu trình diễn thơ. Sau những lời giới thiệu ngắn gọn về mối “lương duyên” giữa thơ ca với các loại hình nghệ thuật, hai MC Hữu Việt và Phong Điệp dẫn nàng thơ đã điểm trang xúng xính ra trình độc giả.
Thơ, không còn nguyên chất, nhưng được nêm thêm gia vị cũng tạo ra những thực đơn, nếu chưa ngon thì cũng rất mới và lạ. Chu Thị Minh Huệ gùi thơ xuống núi, Hồ Huy Sơn hóa thân thành chàng mục đồng hồn nhiên, hát lên khúc ca Chăn trâu của mình với sự phụ họa của các nghệ sĩ Nhà hát múa rối Trung ương, Dạ Thảo Phương “phiêu” trong thơ cùng các ca sĩ Minh Ánh và Hoàng Yến, Đoàn Văn Mật gõ phách để nghệ sĩ Thanh Ngoan hát chầu văn những vần thơ hóm hỉnh...”.
Đoạn khiến mình ấn tượng nhất, dĩ nhiên, vẫn là lúc dịch giả Dương Tường “phiêu” với nhà thơ Dạ Thảo Phương (ảnh trên), rất dồn dập và khẩn trương! Hãy xem báo tả:
“Ngày hội quy tụ nhiều gương mặt nổi tiếng của âm nhạc, sân khấu. Nhưng người yêu thơ vẫn nhận ra những ngôi sao của chính làng thơ. Khi Dương Tường, Hoàng Hưng, Vi Thùy Linh lên sân khấu, khán giả nhất loạt nhào lên phía trước, để tận mắt chứng kiến trò phá cách của họ. Hoàng Hưng điềm tĩnh đọc “Người đi tìm mặt” trong tiếng nhạc đệm dồn dập và gấp gáp. Vi Thùy Linh xuất hiện trong chiếc váy trắng tinh khôi, thể hiện niềm khát khao yêu thương cùng nghệ sĩ kịch câm Đào Kế Đoàn.
Và ấn tượng nhất, khó hiểu nhất là khi lão thơ Dương Tường mang theo một cuốn giấy vệ sinh nhan nhản chữ lên sân khấu. Ông chầm chậm tháo giấy, quấn chặt quanh người trong tiếng đọc thơ của Phan Huyền Thư và Dạ Thảo Phương. Đến hồi cuối, Dương Tường cất tiếng đọc những vần thơ của chính mình, Huyền Thư và Thảo Phương bước lên sân khấu, mạnh mẽ giật tung những mảng giấy quấn quanh nhà thơ. Màn trình diễn có thể hữu ý hay chỉ nhằm gây ấn tượng về thị giác phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi người, nhưng Dương Tường đã khẳng định sự trẻ trung trong tâm hồn và sự sáng tạo của ông.”
Đọc báo, kèm xem clip mới thấy hết cái đặc biệt của màn trình diễn này. Đương nhiên, mình không thể hiểu những ngụ ý trong đó, nhưng đó không phải là điều quan trọng, vì khả năng là cử tọa, cầu trường đa phần cũng vậy. Cái đáng kể ở đây, là Ngày thơ đã có nhiều màn vui, đánh vào thị giác, thính giác, v.v... Còn câu hỏi “thơ ở đâu?”, thì lại là chuyện khác. Chẳng hạn, thơ Trần Dần - chắc chắn là thơ nhỉ? - thì bị cấm cửa, và theo tường thuật của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên ở đây thì các nhà thơ tham dự Ngày thơ “cũng đành hèn yếu và im lặng”, chứ không có “động thái” gì đáng kể.
Chạy một loạt các forum, blog, cũng thấy lẻ tẻ các tường thuật, nhưng hình như không rầm rộ như năm ngoái. Trên forum Nam Định, bài này có nhiều ảnh đẹp và thông tin sau làm mình bật cười (nhất là sau khi xem ảnh): “Sau tiếng trống khai mạc ngày thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh là phần rước kiệu thơ khá hoành tráng và phần thể hiện thơ của Thượng tướng Trần Quang Khải (giả) rất trang trọng. Hết phần đọc thơ, đoàn kiệu rút lui”.
Sau khi tra cứu, thì ra “thượng tướng Trần Quang Khải” (giả) đọc “Tụng giá hoàn kinh sư”. Mình thì nghĩ rằng, giá để “đại tướng Nguyễn Trãi” (giả) đọc “Đại cáo Bình Ngô” thì nghe sướng hơn, hào hùng hơn. Hoặc giả, nếu sợ dài, thì chọn vài câu sau, rồi để “nguyên soái Nguyễn Huệ” (giả) đọc cũng được: “Đánh cho để dài tóc - Đánh cho để đen răng - Đánh cho nó chích luân bất phản - Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn - Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Có điều, những áng thơ ấy bây giờ đều “nhạy cảm” cả rồi. Càng không hợp với một ngày Hội thơ thiên về các pha trình diễn ngoạn mục, vui khỏe trẻ trung như thế này...
Để “rộng đường dư luận”, mình có “phỏng vấn nhanh” một nhà văn nữ nổi tiếng, về cảm tưởng của cô trong Ngày thơ Việt Nam, thì được câu trả lời như sau: “Em đến 5 phút rồi lại ra ngồi ngoài cổng uống chén nước, trò chuyện với mấy ông nhiếp ảnh gia cũng... vào 5 phút như em, rồi cùng về. Với thơ, em thuộc hàng ăn no vác nặng, không tinh tế đủ để hiểu nổi thơ bây giờ. Mới lại em cũng không thích chỗ chen chúc. Có một bác nhà thơ hẹn gặp em ở đó, nhưng em phải cáo lỗi về, về nhà nấu cơm cho bà mẹ ốm thấy hợp lý hơn. Mình có phải triệu phú thời gian đâu mà sa đà hội hè thơ làm gì”.
Dĩ nhiên, một ngày hội có thể có người thích, có người không, âu cũng là sự thường, là chuyện cá nhân. Nhưng mình để ý tới câu phàn nàn “không tinh tế đủ để hiểu nổi thơ bây giờ”. Thơ, khởi thủy của nó, cho dù sâu sắc, ý tứ dồi dào thế nào đi nữa, có lẽ cũng không khó hiểu lắm (bằng không, có lẽ nó không tồn tại được đến giờ để tạo thành huyền thoại về “Việt Nam, xứ sở thi ca”). Ngay “Truyện Kiều”, khi đọc phải lăm lăm cuốn tự vị giải nghĩa để thấu hiểu các điển tích, thì về căn bản cũng không đến nỗi đánh đố lắm.
Phải rồi, thơ hiện đại, rồi hậu hiện đại, tiền phong... thì phải “hũ nút”, phải có những cách thể hiện “phá cách” như các nhà thơ, nhà văn vẫn hay trả lời phỏng vấn (mà nhiều khi mình chả hiểu phải... phá cái gì?), nhưng mình hơi sợ nếu cứ phát triển theo hướng phải múa, phải “giấy vệ sinh”... mới trình diễn được những cái nhà thơ muốn bộc lộ, mới khẳng định được “sự trẻ trung trong tâm hồn và sự sáng tạo”, thì sẽ đến lúc - đối với hạng mù thơ như mình - sẽ “thơ ai... nấy nghe” mất...