DẠY VÀ HỌC ONLINE Ở VIỆT NAM MÙA COVID
- Thứ tư - 15/12/2021 18:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Mong toàn ngành giáo dục Việt thấu hiểu, trong thời buổi cách mạng công nghệ 4.0, việc đưa công nghệ vào giáo dục nói chung và việc dạy/ học online nói riêng là tất yếu” - ý kiến của nhà giáo Nguyễn Hoàng Ánh từ Hà Nội.
Đã hơn 1 năm nay, cùng với cả thế giới, ngành giáo dục Việt Nam bước vào học online. Đi đâu cũng nghe tiếng kêu than về tình trạng này, nhà trường thầy cô kêu đã đành, ở một xã hội mà khi đứa trẻ đi học cả nhà phải đi học cùng thì phụ huynh kêu to nhất
Đi đâu cũng thấy ông bà bố mẹ than thở vất vả vì phải trông con học online, nào là không biết sử dụng thiết bị, giữ trẻ con ngồi yên học khó quá, trẻ con không hiểu bài mà mình giảng lại cũng không được... Điểm tích cực của tình hình này có lẽ chỉ là kỹ năng sử dụng thiết bị và các platform dạy online của toàn dân Việt Nam tăng lên vô cùng nhanh chóng. Với tư cách là giáo viên, tôi nghĩ đây là một cơ hội để phụ huynh phần nào hiểu được sự khó khăn của ngành Giáo dục.
Nhà tôi chỉ có một đứa cháu học lớp 2, cả nhà đều rất thông thạo sử dụng thiết bị điện tử và thường xuyên làm việc online mà còn bò ra phục vụ không kịp. Ông bà luân phiên kèm ông cháu bắt ngồi yên nghe giảng, cô giáo yêu cầu gì cháu không hiểu thì gia đình phải phục vụ ngay, cô yêu cầu làm bài tập là kịp thời chụp để gửi cho cô, tối còn kèm cháu làm bài tập nữa, nếu bố mẹ cháu bận.
Đã thế chỉ khuất mắt là ông cháu mở game ra chơi ngay rồi, dù cô vẫn thấy đang ngồi nghiêm chỉnh nhìn màn hình, nhưng thực tế là đang nhìn màn hình game! Các “ông giời con” trong giờ giải lao đã chia sẻ đủ mánh download trò chơi, vừa học vừa load được cả mớ, cấm không xuể. Nghĩ đến cô giáo chỉ có một mình trông lớp 40 “giời con” thế này, cô quay lên bảng là ở dưới nghịch rồi, thật khâm phục cô quá!
Thế nên bậc tiểu học học online thì thầy cô nhà trường, phụ huynh đều kêu nhưng học sinh thì lại rất vui vẻ vì không phải dậy sớm, ăn ở nhà ngon hơn, dù sao cũng học ít hơn, cơ hội chơi game nhiều hơn... Ông cháu nhà tôi sau 1 năm học online cao lên 3-4 cm và tăng được hẳn 6kg! Thế mới biết đi học bình thường trẻ con vất vả thế nào!
Ở bậc đại học lại có nỗi khổ kiểu khác. Khó khăn lớn nhất của tôi trong việc dạy học năm vừa rồi là sự thiếu hợp tác của sinh viên vì rất nhiều em vừa học vừa nuối tiếc việc học offline nên thiếu nỗ lực thích ứng, làm việc kết nối giữa giáo viên với sinh viên bị sút giảm. Kỳ đầu tiên đầu năm 2020 còn có vài tuần dạy offline nên còn có dịp biết nhau, làm thực hành nhưng từ nửa sau của 2020 trở đi thì toàn bộ học online. 100% sinh viên và giáo viên không được gặp nhau mà chỉ nhìn nhau trên màn hình.
Việc kết nối online ở Việt Nam càng khó khăn hơn vì ở các trường tại các nước phát triển, sinh viên đã được cấp 1 email riêng theo tên trường (ví dụ: nguyenvana@vnu.edu.vn) để log in vào hệ thống Internet, thư viện và quản lý sinh viên của trường, nay khi học online họ chỉ cần link email đó với platform giảng dạy nữa là xong.
Nhưng hầu hết các trường Việt Nam lúc đầu chưa có hệ thống tài khoản cho sinh viên kiểu đó nên phải yêu cầu sinh viên gửi email để đăng ký, rất mất thời gian và phải chấp nhận cả các tài khoản email công cộng kiểu gmail hay yahoo. Như vậy, việc nhận diện sinh viên không chính xác và không đảm bảo an toàn cho quá trình dạy và học. Sau này, đa số trường đại học đã cho sinh viên đăng ký tài khoản theo hệ thống email của trường nhưng hệ thống quản lý sinh viên online thì vẫn còn yếu và chưa hoàn thiện. Vì vậy việc dạy học càng khó khăn hơn.
Dạy học chính là quá trình giao tiếp, nếu không hiểu rõ đối tượng thì rất khó truyền đạt kiến thức hiệu quả. Việc chỉ nhìn thấy sinh viên trong một ô nhỏ xíu trên màn hình (dạy trên Teams còn chỉ giới hạn nhìn được 40 sinh viên trong khi hầu hết các trường đại học sử dụng phần mềm này vì miễn phí) và rất nhiều khi người nghe còn tắt camera, đã hạn chế rất nhiều việc kiểm soát và kết nối với sinh viên. Khi bạn không thể quan sát biểu cảm của người nghe hay kịp thời chấn chỉnh những hành vi không nghiêm túc thì việc giảng dạy sẽ rất khó có hiệu quả.
Học đã vậy, thi cử còn khó hơn nhiều. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có phần mềm thi trực tuyến như kiểu SAT hay IELTS nên thi trực tuyến vẫn là vào lớp online, giáo viên gửi đề trên platform để học sinh làm ở nhà rồi nộp.
Thời gian đầu các trường cũng thử tổ chức thi trên lớp học online, yêu cầu sinh viên vào lớp, trình thẻ sinh viên, bật camera để giám sát. Nhưng cách này tỏ ra không khả thi, vì máy tính của rất nhiều sinh viên không có camera, và dù có thì giáo viên cũng không bao quát được hết, chưa kể sinh viên vẫn còn rất nhiều cách xem tài liệu ở nơi giáo viên không thấy. Chưa kể lúc nộp bài, nhiều sinh viên gửi cùng lúc gây lỗi mạng, có khi nộp muộn đến 30p, không kiểm soát được.
Vì thế, hiện nay đa số các trường đại học ở Việt Nam đều yêu cầu giáo viên cho sinh viên làm bài luận, 24h hay 48h sau mới nộp bài. Cách này hợp lý hơn nhưng cũng còn nhiều rủi ro như không giám sát được tính trung thực, phần mềm thi cử chưa hoàn thiện... Tuy nhiên, cho đến nay đây là cách duy nhất khả thi với đa số trường.
Đi đâu cũng thấy ông bà bố mẹ than thở vất vả vì phải trông con học online, nào là không biết sử dụng thiết bị, giữ trẻ con ngồi yên học khó quá, trẻ con không hiểu bài mà mình giảng lại cũng không được... Điểm tích cực của tình hình này có lẽ chỉ là kỹ năng sử dụng thiết bị và các platform dạy online của toàn dân Việt Nam tăng lên vô cùng nhanh chóng. Với tư cách là giáo viên, tôi nghĩ đây là một cơ hội để phụ huynh phần nào hiểu được sự khó khăn của ngành Giáo dục.
Nhà tôi chỉ có một đứa cháu học lớp 2, cả nhà đều rất thông thạo sử dụng thiết bị điện tử và thường xuyên làm việc online mà còn bò ra phục vụ không kịp. Ông bà luân phiên kèm ông cháu bắt ngồi yên nghe giảng, cô giáo yêu cầu gì cháu không hiểu thì gia đình phải phục vụ ngay, cô yêu cầu làm bài tập là kịp thời chụp để gửi cho cô, tối còn kèm cháu làm bài tập nữa, nếu bố mẹ cháu bận.
Đã thế chỉ khuất mắt là ông cháu mở game ra chơi ngay rồi, dù cô vẫn thấy đang ngồi nghiêm chỉnh nhìn màn hình, nhưng thực tế là đang nhìn màn hình game! Các “ông giời con” trong giờ giải lao đã chia sẻ đủ mánh download trò chơi, vừa học vừa load được cả mớ, cấm không xuể. Nghĩ đến cô giáo chỉ có một mình trông lớp 40 “giời con” thế này, cô quay lên bảng là ở dưới nghịch rồi, thật khâm phục cô quá!
Thế nên bậc tiểu học học online thì thầy cô nhà trường, phụ huynh đều kêu nhưng học sinh thì lại rất vui vẻ vì không phải dậy sớm, ăn ở nhà ngon hơn, dù sao cũng học ít hơn, cơ hội chơi game nhiều hơn... Ông cháu nhà tôi sau 1 năm học online cao lên 3-4 cm và tăng được hẳn 6kg! Thế mới biết đi học bình thường trẻ con vất vả thế nào!
Ở bậc đại học lại có nỗi khổ kiểu khác. Khó khăn lớn nhất của tôi trong việc dạy học năm vừa rồi là sự thiếu hợp tác của sinh viên vì rất nhiều em vừa học vừa nuối tiếc việc học offline nên thiếu nỗ lực thích ứng, làm việc kết nối giữa giáo viên với sinh viên bị sút giảm. Kỳ đầu tiên đầu năm 2020 còn có vài tuần dạy offline nên còn có dịp biết nhau, làm thực hành nhưng từ nửa sau của 2020 trở đi thì toàn bộ học online. 100% sinh viên và giáo viên không được gặp nhau mà chỉ nhìn nhau trên màn hình.
Việc kết nối online ở Việt Nam càng khó khăn hơn vì ở các trường tại các nước phát triển, sinh viên đã được cấp 1 email riêng theo tên trường (ví dụ: nguyenvana@vnu.edu.vn) để log in vào hệ thống Internet, thư viện và quản lý sinh viên của trường, nay khi học online họ chỉ cần link email đó với platform giảng dạy nữa là xong.
Nhưng hầu hết các trường Việt Nam lúc đầu chưa có hệ thống tài khoản cho sinh viên kiểu đó nên phải yêu cầu sinh viên gửi email để đăng ký, rất mất thời gian và phải chấp nhận cả các tài khoản email công cộng kiểu gmail hay yahoo. Như vậy, việc nhận diện sinh viên không chính xác và không đảm bảo an toàn cho quá trình dạy và học. Sau này, đa số trường đại học đã cho sinh viên đăng ký tài khoản theo hệ thống email của trường nhưng hệ thống quản lý sinh viên online thì vẫn còn yếu và chưa hoàn thiện. Vì vậy việc dạy học càng khó khăn hơn.
Dạy học chính là quá trình giao tiếp, nếu không hiểu rõ đối tượng thì rất khó truyền đạt kiến thức hiệu quả. Việc chỉ nhìn thấy sinh viên trong một ô nhỏ xíu trên màn hình (dạy trên Teams còn chỉ giới hạn nhìn được 40 sinh viên trong khi hầu hết các trường đại học sử dụng phần mềm này vì miễn phí) và rất nhiều khi người nghe còn tắt camera, đã hạn chế rất nhiều việc kiểm soát và kết nối với sinh viên. Khi bạn không thể quan sát biểu cảm của người nghe hay kịp thời chấn chỉnh những hành vi không nghiêm túc thì việc giảng dạy sẽ rất khó có hiệu quả.
Học đã vậy, thi cử còn khó hơn nhiều. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có phần mềm thi trực tuyến như kiểu SAT hay IELTS nên thi trực tuyến vẫn là vào lớp online, giáo viên gửi đề trên platform để học sinh làm ở nhà rồi nộp.
Thời gian đầu các trường cũng thử tổ chức thi trên lớp học online, yêu cầu sinh viên vào lớp, trình thẻ sinh viên, bật camera để giám sát. Nhưng cách này tỏ ra không khả thi, vì máy tính của rất nhiều sinh viên không có camera, và dù có thì giáo viên cũng không bao quát được hết, chưa kể sinh viên vẫn còn rất nhiều cách xem tài liệu ở nơi giáo viên không thấy. Chưa kể lúc nộp bài, nhiều sinh viên gửi cùng lúc gây lỗi mạng, có khi nộp muộn đến 30p, không kiểm soát được.
Vì thế, hiện nay đa số các trường đại học ở Việt Nam đều yêu cầu giáo viên cho sinh viên làm bài luận, 24h hay 48h sau mới nộp bài. Cách này hợp lý hơn nhưng cũng còn nhiều rủi ro như không giám sát được tính trung thực, phần mềm thi cử chưa hoàn thiện... Tuy nhiên, cho đến nay đây là cách duy nhất khả thi với đa số trường.
Nói cho cùng, phải cám ơn mạng xã hội và cuộc cách mạng 4.0 đã giúp chúng ta quen dần với việc sử dụng các phương tiện trên Internet, “bét nhất” như Facebook Live chẳng hạn. Những ai từng hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài đều đã quen với các phần mềm họp trực tuyến như Skype, Zoom... Vì vậy, dù có một số ngỡ ngàng nhưng đa số giáo viên đều khá nhanh chóng nhập cuộc giảng dạy.
Kỳ đầu các giáo viên có quyền tự chọn platform giảng, có người dùng Skype, Zoom, có người còn dùng cả Facebook Live trong group... Nhưng sau một kỳ thì các trường đã được Microsoft tài trợ nên hầu như tất cả chuyển qua giảng trên Teams.
Thời gian đầu khá khó khăn vì giảng online rất khác giảng offline trong khi các giáo viên thiếu kỹ năng còn nhà trường lại thiếu phương pháp quản lý phù hợp mà việc thử nghiệm bê kiểu thi offline vào lớp online nói trên là một ví dụ. Từ lâu chúng ta đã nói đến đưa công nghệ vào giáo dục nhưng do sức ì quá lớn, rất ít trở thành hiện thực. Covid-19 thật ra là một cú hích để việc này được triển khai nhanh hơn, giáo viên nên coi việc trưởng thành để thích ứng với giáo dục 4.0 là một quá trình có chút gian nan nhưng thú vị và cần thiết.
Mong toàn ngành giáo dục Việt thấu hiểu, trong thời buổi cách mạng công nghệ 4.0, việc đưa công nghệ vào giáo dục nói chung và việc dạy/ học online nói riêng là tất yếu. Cả các nhà quản lý, giáo viên nên coi việc buộc phải dạy online thời Covid-19 là một cơ hội để nhanh chóng triển khai hoạt động này hiện tại và cả trong tương lai. Chẳng hạn, sau này các buổi học lý thuyết có thể online, chỉ yêu cầu offline trong những buổi thực hành để giảm bớt chi phí và công sức, tăng tính chủ động cho cả người dạy và học.
Tuy nhiên, dạy online đòi hỏi những kỹ năng rất khác dạy offline. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức nghiên cứu và phổ biến các kỹ năng và phương pháp dạy online cho giáo viên để việc dạy được hiệu quả. Cá nhân tôi đã có dịp thăm quan một số trung tâm dạy online của các trường trên thế giới, các khoá học được quay thành clip up lên platform, học sinh tự vào học theo thời gian mình chọn, chỉ gặp giáo viên trong một số khung giờ nhất đinh.
Cách học này cho phép cá nhân hóa việc học đến mức cao nhất, buộc người học phải chủ động và giảm bớt công việc cho giảng viên. Nhưng muốn làm được thế thì cần có công nghệ phù hợp và giảng viên phải được đào tạo để thích ứng.
Cuối cùng, khi dịch bệnh còn là biến số chưa kiểm soát, nên để người học và phụ huynh tự quyết định đi học hay ở nhà. Chắc tất cả người làm giáo dục đều mệt mỏi với việc cả xã hội oán trách việc học phải online, cứ như là ngành Giáo dục ép học sinh phải học vậy. Sự thiếu hợp tác của người học và của phụ huynh khiến việc dạy học trở nên khó khăn hơn nhiều.
Hãy để phụ huynh (với học sinh mẫu giáo hay phổ thông) và người học (với bậc đại học trở lên) lựa chọn đi học online hay ở nhà chờ đến khi được học offline. Nghỉ học 1 năm không phải là tai họa gì lớn, thời chiến nhiều học sinh phải nghỉ 1, thậm chí 2 năm học mà rồi vẫn học lại được, có sao đâu. An toàn và đồng thuận mới là quan trọng nhất. Trong trường hợp gia đình và học sinh thống nhất chọn học online thì nhà trường và giáo viên sẽ nhẹ nhõm hơn nhiều, xã hội bớt những tiếng than vãn không cần thiết.
Trong mọi hoàn cảnh, nhìn thẳng vào THỰC TẾ chứ không phải luôn ngoái về phía sau mới là con đường duy nhất để SỐNG SÓT và PHÁT TRIỂN!
(*) Tác giả là giảng viên đại học, nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội.