Cuộc chiến Ukraine: TẠI SAO PUTIN SẼ PHẢI THẤT BẠI?
- Thứ ba - 23/08/2022 01:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Với Ukraine, không bại nghĩa là họ sẽ đi đến thắng lợi cuối cùng. Và họ cũng cần một lần thử thách kinh khủng như thế này để làm sáng căn cước dân tộc và quốc gia của mình” - góc nhìn của tác giả Quang Phan từ Hà Nội.
Vladimir Putin nhẽ ra đã trở nên thông thái nếu ông ta tuyên bố kết thúc chiến dịch đặc biệt sau khi hạ Kherson. Nhưng ông ta không làm như vậy, vì lý gì thì chịu không thể hiểu nổi.
Mặc thế, Putin vẫn còn một cơ hội thứ 2, đó là sau khi hạ nhà máy thép Azov. Mặc dù cơ hội này nếu tận dụng thì kém oai hơn khi hạ Kherson.
Mọi lý giải, mọi logic của chiến tranh, của chiến dịch đều trở nên vô nghĩa trước Putin. Không thể nào hiểu nổi. Nếu rút binh sau hạ Kherson, Putin thậm chí còn đáng sợ hơn Đặng. Nếu chấm dứt chiến dịch Đặc biệt sau khi hạ nhà máy thép, cơ hội làm lành nước Nga vẫn còn rất rộng mở.
Còn giờ ta sẽ nói Putin vì sao sẽ thua? Hãy tạm gác một bên việc Ukraine anh dũng vệ quốc, Châu Âu ủng hộ, ta sẽ nói về việc Nga thua bởi chính họ, cách họ đã bắt đầu cuộc chiến này.
1. Điều đầu tiên, anh không thể dành chiến thắng một cuộc chiến tranh chỉ với sự chuẩn bị cho một chiến dịch. Nhất lại là một chiến dịch đặc biệt. Vì đơn giản, để thắng một cuộc chiến anh cần nhiều chiến dịch hoặc ngay từ đầu chiến dịch của anh đã có chiến thắng quyết định.
Cho nên, chiến tranh kéo dài, Nga sẽ thiếu lính, thiếu vũ khí, thiếu tinh thần, thiếu hậu cần... Bởi đơn giản sự chuẩn bị cho một chiến dịch đặc biệt là không thể đủ để đáp úng nhu cầu một cuộc chiến tranh.
2. Tư duy của Putin và cả Moscow quá lạc hậu: Giờ đã là thế kỷ nào rồi còn công thành chiếm đất mở rộng lãnh thổ, nhăm nhe sáp nhập đất đai của một quốc gia có chủ quyền. Thiệt tình, đây là tư duy thực dân của thế kỷ 12!
3. Nói gì thì nói, đồ của Nga lạc hậu hơn đồ của Phương Tây. Sự chênh lệch có thể nói là cách nhau một thế hệ. Vũ khí lạc hậu được quy định bởi nền kinh tế, tư duy của thượng tầng lạc hậu. Cách tác chiến của Nga tốn người và vũ khí. Cách tác chiến kiểu thế hệ thứ 4 của Phương Tây mà Ukraine đang áp dụng chỉ tốn mỗi tiền.
4. Tham vọng ngông cuồng và ngu dốt. Bất chấp Phương Tây, bất chấp đạo lý và công pháp quốc tế, Nga ngang nhiên tấn công thẳng vào thủ đô của quốc gia láng giềng. Sau ba ngày không hạ đc Kyiv, Nga đã tự thua trên mặt trận kinh tế, truyền thông, chính trị và ngoại giao.
5. Cuối cùng, đánh lâu không có thắng lợi quyết định, đóng quân lâu trên đất người, trong nước kinh tế suy thoái, khủng hoảng chực chờ... là đại kỵ binh pháp cũng là sự bắt đầu sụp đổ của một đế chế.
Cái gọi là “ung thư kiểu Liên Xô” đã di căn từ năm 1991 đến tận thời đại Putin. Và sự bắt đầu của cuộc chiến tranh này dựa trên ảo tưởng về Nga mang sức mạnh siêu cường và người Nga mang sứ mệnh của Chúa về nước Nga... không biên giới.
Với Ukraine, không bại nghĩa là họ sẽ đi đến thắng lợi cuối cùng. Và họ cũng cần một lần thử thách kinh khủng như thế này để làm sáng căn cước dân tộc và quốc gia của mình.
Mặc thế, Putin vẫn còn một cơ hội thứ 2, đó là sau khi hạ nhà máy thép Azov. Mặc dù cơ hội này nếu tận dụng thì kém oai hơn khi hạ Kherson.
Mọi lý giải, mọi logic của chiến tranh, của chiến dịch đều trở nên vô nghĩa trước Putin. Không thể nào hiểu nổi. Nếu rút binh sau hạ Kherson, Putin thậm chí còn đáng sợ hơn Đặng. Nếu chấm dứt chiến dịch Đặc biệt sau khi hạ nhà máy thép, cơ hội làm lành nước Nga vẫn còn rất rộng mở.
Còn giờ ta sẽ nói Putin vì sao sẽ thua? Hãy tạm gác một bên việc Ukraine anh dũng vệ quốc, Châu Âu ủng hộ, ta sẽ nói về việc Nga thua bởi chính họ, cách họ đã bắt đầu cuộc chiến này.
1. Điều đầu tiên, anh không thể dành chiến thắng một cuộc chiến tranh chỉ với sự chuẩn bị cho một chiến dịch. Nhất lại là một chiến dịch đặc biệt. Vì đơn giản, để thắng một cuộc chiến anh cần nhiều chiến dịch hoặc ngay từ đầu chiến dịch của anh đã có chiến thắng quyết định.
Cho nên, chiến tranh kéo dài, Nga sẽ thiếu lính, thiếu vũ khí, thiếu tinh thần, thiếu hậu cần... Bởi đơn giản sự chuẩn bị cho một chiến dịch đặc biệt là không thể đủ để đáp úng nhu cầu một cuộc chiến tranh.
2. Tư duy của Putin và cả Moscow quá lạc hậu: Giờ đã là thế kỷ nào rồi còn công thành chiếm đất mở rộng lãnh thổ, nhăm nhe sáp nhập đất đai của một quốc gia có chủ quyền. Thiệt tình, đây là tư duy thực dân của thế kỷ 12!
3. Nói gì thì nói, đồ của Nga lạc hậu hơn đồ của Phương Tây. Sự chênh lệch có thể nói là cách nhau một thế hệ. Vũ khí lạc hậu được quy định bởi nền kinh tế, tư duy của thượng tầng lạc hậu. Cách tác chiến của Nga tốn người và vũ khí. Cách tác chiến kiểu thế hệ thứ 4 của Phương Tây mà Ukraine đang áp dụng chỉ tốn mỗi tiền.
4. Tham vọng ngông cuồng và ngu dốt. Bất chấp Phương Tây, bất chấp đạo lý và công pháp quốc tế, Nga ngang nhiên tấn công thẳng vào thủ đô của quốc gia láng giềng. Sau ba ngày không hạ đc Kyiv, Nga đã tự thua trên mặt trận kinh tế, truyền thông, chính trị và ngoại giao.
5. Cuối cùng, đánh lâu không có thắng lợi quyết định, đóng quân lâu trên đất người, trong nước kinh tế suy thoái, khủng hoảng chực chờ... là đại kỵ binh pháp cũng là sự bắt đầu sụp đổ của một đế chế.
Cái gọi là “ung thư kiểu Liên Xô” đã di căn từ năm 1991 đến tận thời đại Putin. Và sự bắt đầu của cuộc chiến tranh này dựa trên ảo tưởng về Nga mang sức mạnh siêu cường và người Nga mang sứ mệnh của Chúa về nước Nga... không biên giới.
Với Ukraine, không bại nghĩa là họ sẽ đi đến thắng lợi cuối cùng. Và họ cũng cần một lần thử thách kinh khủng như thế này để làm sáng căn cước dân tộc và quốc gia của mình.