Cuộc chiến Nga – Ukraine: VÀI NHÌN NHẬN SAU BA TUẦN
- Thứ tư - 16/03/2022 05:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Putin đã sai từ đầu trong việc xác định các mục tiêu chiến lược của chiến dịch, thì đến lúc này nhẽ ra ông ta phải biết thay đổi – đó là kiến thức sơ đẳng về quân sự. (…) Không làm được như thế có khi mất cả chì lẫn chài. Rồi có khi đến lúc xin người ta cho rút mới rút quân ra được đó!” – bình luận về chiến sự của tác giả Phúc Lai từ Hà Nội.
Hôm nay, 15/3, cuộc chiến tranh xâm lược mà Liên bang Nga tiến hành chống Ukraine đã được 20 ngày, gần ba tuần đầy cảm xúc cho cả hai phía: chống chiến tranh, ủng hộ cuộc kháng chiến của người Ukraine và phía những người ủng hộ Putin. Cũng đã đến lúc, tôi phải đưa ra một số nhận xét và dự đoán của chiến cuộc trong một, hai tuần tới.
Trong bài ““Hoạt động quân sự đặc biệt” của Putin chống Ukraine: cái nhìn đầu tiên”, tôi đã hình dung ra thế trận mà Putin và giới chóp bu quân sự của Nga sẽ tiến hành chống Ukraine, đến bài “Putin, ông sai rồi!” thì tôi đã dám đánh cược “5 ngày sẽ ngã ngũ” và… tip cho Putin thêm 2 ngày. Thực tế đã chứng minh tôi không hề sai, mà cuộc chiến kéo dài cho đến ngày hôm nay chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ khó lường trong tâm trạng ông Putin.
Trong suốt 20 ngày qua, có thể nhìn nhận điều gì?
Đến hôm nay, được biết “lực lượng Vệ binh Quốc gia Liên bang Nga được đẩy ra tuyến đầu trên hướng Kyiv và họ bị thiệt hại rất nặng, những ngày đầu của đợt tấn công phóng viên cùng phía Ukraine đếm được đến 3.000 người chết và sau đó thì vì quá nhiều nên không đếm được nữa”. Hôm qua, đại tướng, Tư lệnh (Bộ trưởng) Vệ binh Quốc gia Liên bang Nga, ông Viktor Zolotov nói trước truyền thông rằng “Chiến dịch quân sự đặc biệt không diễn ra nhanh chóng như kế hoạch”.
Sau những thông tin này, chúng ta có thể nhận định sự có mặt của lực lượng bảo vệ hậu phương - tức Vệ binh Quốc gia Nga - đi cùng với quân số vừa phải của quân đội cho thấy: Nga thực sự chuẩn bị cho một chiến dịch chớp nhoáng, chính xác là chiến thắng nhanh chóng và dễ dàng. Quân đội sẽ lao vào với tốc độ cao, nếu gặp kháng cự sẽ tiêu diệt trong hành tiến và tràn vào các thành phố lớn.
Song song với diễn biến đó, Putin hy vọng sẽ có nổi dậy, lật đổ bên trong đất nước Ukraine, người dân sẽ đổ ra đường vẫy cờ, vẫy hoa… chào đón. Có thể nói, Putin đã hy vọng vào một “Chiến dịch Crimea” phiên bản mở rộng năm 2022. Tiếc cho ông ta là điều đó đã không xảy ra.
Quan sát trên bản đồ các vùng chiến sự cho đến lúc này, thì các hướng tiến công vây bọc Ukraine vẫn nguyên như vậy, và nếu chỉ nhìn vào đó chúng ta khó hình dung ra được tình hình thực tế. Tôi cũng không nghi ngờ rằng trên hướng Kyiv, lực lượng Nga tập trung vây ép các hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc thành phố đã có những bước tiến đáng kể về mặt không gian về phía thủ đô.
Ở hướng Đông Bắc Ukraine, các thành phố như Chernihiv, Sumy và cả Kharkiv đều nguy nan, có nơi bị bao vây, nhưng lực lượng vũ trang Ukraine vẫn giữ và đánh trả. Trên hướng Nam thì tình hình có nguy ngập hơn cho Ukraine, nhưng hôm qua đã nghe tin quân Ukraine đánh cho quân Nga ở Mariupol thiệt hại nặng và họ đã phải rút lui.
Trên tình hình đó, có thể suy đoán những gì diễn ra trong một, hai tuần tới?
Về mục tiêu chính trị, lúc này là lúc Putin sẽ thất vọng nhất về các điểm sau:
– Thứ nhất, không còn hy vọng vào một cộng đồng dân cư dễ dàng thần phục và vây quanh ông ta với tình cảm… nồng nàn như quanh vị Sa Hoàng. Trái lại, càng ngày cả thế giới đều thấy người Ukraine đang chiến đấu chống lại quân xâm lược mạnh mẽ và dũng cảm như thế nào.
– Thứ hai, càng ngày thì mục tiêu bắt được Tổng thống Ukraine Zelensky và nội các của ông càng xa vời hơn. Hiện nay quân Nga mới chỉ bọc được xung quanh mỏm Bắc của thành phố Kyiv mà bản thân cái vòng vây này hết sức lỏng lẻo về cả tính liên tục của phòng tuyến lẫn… khả năng chiến đấu và tinh thần của quân vây hãm.
– Thứ ba, những gì đang diễn ra ở những nơi quân Nga đã làm chủ được, như Kherson cho thấy việc Nga thành lập được chính quyền dân sự bù nhìn ở đây chẳng dễ chút nào khi mà ngày nào dân chúng cũng biểu tình đuổi quân Nga về nước. Việc phía Nga bắt cóc người đứng đầu chính quyền hợp pháp của những vùng này đưa về, chỉ là hành động khủng bố và không có ý nghĩa gì nhiều.
Lịch sử Ukraine cho thấy ngày xưa chính quyền Xô-viết được thành lập và giữ được khó khăn như thế nào thì bây giờ khó khăn đó vẫn giữ nguyên với Nga. Chính quyền bù nhìn có thể được thành lập, nhưng sau đó thì không làm việc được bởi sự chống đối, thậm chí phá hoại.
Về mục tiêu địa chiến lược, sẽ là một số điều khó hình dung, vì việc chiếm các thành phố hoặc cả một tỉnh của miền Đông hay phía Nam Ukraine, đều đang khó khăn cho Putin. Chẳng hạn, hiện nay mới chiếm được thành phố Kherson với 300.000 dân, còn Mariupol thì chưa dứt điểm được.
Chúng ta chưa nhìn thấy được lựa chọn nào cho Putin cho có vẻ “tròn miếng”, hơn là cái lựa chọn là chiếm được một dẻo đất tạo hành lang nối hai vùng Donetsk và Lugansk với bán đảo Crimea. Điều này tôi đã hình dung trong bài viết “Liệu có nổ ra cuộc chiến Nga – Ukraine?” vào cuối tháng 12/2021, với một kế hoạch hành động hạn chế của Putin.
Cũng từ lựa chọn này, sẽ là việc mở rộng vùng ảnh hưởng của Donetsk và Lugansk cho đến chiếm trọn hai tỉnh này của Ukraine.
Trên hướng Đông Bắc, mong muốn của Putin vẫn là cố gắng xử lý được các điểm Kharkiv, Sumy, Chernihiv. Ngoài ra, mục tiêu cuối cùng “tối thượng” của ông ta chắc chắn vẫn là Kyiv.
Như vậy thì có thể xảy ra các kịch bản:
– Kịch bản 1. Nga chiếm được toàn bộ miền Đông Ukraine, trong đó có cả thủ đô Kyiv.
– Kịch bản 2. Nga chiếm được Donetsk và Lugansk, hành lang nối với Crimea, các thành phố Kharkiv, Sumy, Chernihiv. Không chiếm được Kyiv.
– Kịch bản 3. Nga chiếm được Nga chiếm được Donetsk và Lugansk, hành lang nối với Crimea, các thành phố Kharkiv, Sumy, Chernihiv và cả Kyiv, nhưng cả miền Đông Ukraine thì không làm chủ được.
– Kịch bản 4. Không đạt được mục tiêu nào trong tất cả các mục tiêu liệt kê trên đây, nhưng họ có thể chiếm được một, hai đến nhiều hơn mục tiêu nào đó trong số Kharkiv, Sumy, Chernihiv và xin liệt kê thêm Mariupol, Melitopol, Dnipro, Kramatorsk, Poltava…
Để đạt được thế trận được coi là chiến thắng hoàn toàn, Putin có thể lựa chọn một vài mục tiêu, nhưng theo cá nhân tôi thì việc chiếm toàn bộ miền Đông Ukraine là khó thành hiện thực. Để đạt được điều đó, Putin cần có thêm một lực lượng tương đương quân số hiện nay đã tung vào cuộc chiến và đi theo nó là cả một hỗ trợ khổng lồ về hậu cần.
Mà nếu cố làm như vậy, Putin cần rút quân ở các hướng chiến lược về, ví dụ như chúng ta đã nghe thông tin đâu đó là đã có những đơn vị được rút về từ Karelia (hướng phòng thủ Bắc Cực) và mới đây nhất là Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến 155 từ Viễn Đông. Như vậy, ông ta chỉ có thể nhìn vào những lựa chọn hạn chế hơn, nghĩa là đặt vào cửa một quân số ít hơn, cỡ 100.000 chẳng hạn – nghĩa là thêm một nửa quân số bây giờ trên chiến trường nữa.
Trong bài ““Hoạt động quân sự đặc biệt” của Putin chống Ukraine: cái nhìn đầu tiên”, tôi đã hình dung ra thế trận mà Putin và giới chóp bu quân sự của Nga sẽ tiến hành chống Ukraine, đến bài “Putin, ông sai rồi!” thì tôi đã dám đánh cược “5 ngày sẽ ngã ngũ” và… tip cho Putin thêm 2 ngày. Thực tế đã chứng minh tôi không hề sai, mà cuộc chiến kéo dài cho đến ngày hôm nay chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ khó lường trong tâm trạng ông Putin.
Trong suốt 20 ngày qua, có thể nhìn nhận điều gì?
Đến hôm nay, được biết “lực lượng Vệ binh Quốc gia Liên bang Nga được đẩy ra tuyến đầu trên hướng Kyiv và họ bị thiệt hại rất nặng, những ngày đầu của đợt tấn công phóng viên cùng phía Ukraine đếm được đến 3.000 người chết và sau đó thì vì quá nhiều nên không đếm được nữa”. Hôm qua, đại tướng, Tư lệnh (Bộ trưởng) Vệ binh Quốc gia Liên bang Nga, ông Viktor Zolotov nói trước truyền thông rằng “Chiến dịch quân sự đặc biệt không diễn ra nhanh chóng như kế hoạch”.
Sau những thông tin này, chúng ta có thể nhận định sự có mặt của lực lượng bảo vệ hậu phương - tức Vệ binh Quốc gia Nga - đi cùng với quân số vừa phải của quân đội cho thấy: Nga thực sự chuẩn bị cho một chiến dịch chớp nhoáng, chính xác là chiến thắng nhanh chóng và dễ dàng. Quân đội sẽ lao vào với tốc độ cao, nếu gặp kháng cự sẽ tiêu diệt trong hành tiến và tràn vào các thành phố lớn.
Song song với diễn biến đó, Putin hy vọng sẽ có nổi dậy, lật đổ bên trong đất nước Ukraine, người dân sẽ đổ ra đường vẫy cờ, vẫy hoa… chào đón. Có thể nói, Putin đã hy vọng vào một “Chiến dịch Crimea” phiên bản mở rộng năm 2022. Tiếc cho ông ta là điều đó đã không xảy ra.
Quan sát trên bản đồ các vùng chiến sự cho đến lúc này, thì các hướng tiến công vây bọc Ukraine vẫn nguyên như vậy, và nếu chỉ nhìn vào đó chúng ta khó hình dung ra được tình hình thực tế. Tôi cũng không nghi ngờ rằng trên hướng Kyiv, lực lượng Nga tập trung vây ép các hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc thành phố đã có những bước tiến đáng kể về mặt không gian về phía thủ đô.
Ở hướng Đông Bắc Ukraine, các thành phố như Chernihiv, Sumy và cả Kharkiv đều nguy nan, có nơi bị bao vây, nhưng lực lượng vũ trang Ukraine vẫn giữ và đánh trả. Trên hướng Nam thì tình hình có nguy ngập hơn cho Ukraine, nhưng hôm qua đã nghe tin quân Ukraine đánh cho quân Nga ở Mariupol thiệt hại nặng và họ đã phải rút lui.
Trên tình hình đó, có thể suy đoán những gì diễn ra trong một, hai tuần tới?
Về mục tiêu chính trị, lúc này là lúc Putin sẽ thất vọng nhất về các điểm sau:
– Thứ nhất, không còn hy vọng vào một cộng đồng dân cư dễ dàng thần phục và vây quanh ông ta với tình cảm… nồng nàn như quanh vị Sa Hoàng. Trái lại, càng ngày cả thế giới đều thấy người Ukraine đang chiến đấu chống lại quân xâm lược mạnh mẽ và dũng cảm như thế nào.
– Thứ hai, càng ngày thì mục tiêu bắt được Tổng thống Ukraine Zelensky và nội các của ông càng xa vời hơn. Hiện nay quân Nga mới chỉ bọc được xung quanh mỏm Bắc của thành phố Kyiv mà bản thân cái vòng vây này hết sức lỏng lẻo về cả tính liên tục của phòng tuyến lẫn… khả năng chiến đấu và tinh thần của quân vây hãm.
– Thứ ba, những gì đang diễn ra ở những nơi quân Nga đã làm chủ được, như Kherson cho thấy việc Nga thành lập được chính quyền dân sự bù nhìn ở đây chẳng dễ chút nào khi mà ngày nào dân chúng cũng biểu tình đuổi quân Nga về nước. Việc phía Nga bắt cóc người đứng đầu chính quyền hợp pháp của những vùng này đưa về, chỉ là hành động khủng bố và không có ý nghĩa gì nhiều.
Lịch sử Ukraine cho thấy ngày xưa chính quyền Xô-viết được thành lập và giữ được khó khăn như thế nào thì bây giờ khó khăn đó vẫn giữ nguyên với Nga. Chính quyền bù nhìn có thể được thành lập, nhưng sau đó thì không làm việc được bởi sự chống đối, thậm chí phá hoại.
Về mục tiêu địa chiến lược, sẽ là một số điều khó hình dung, vì việc chiếm các thành phố hoặc cả một tỉnh của miền Đông hay phía Nam Ukraine, đều đang khó khăn cho Putin. Chẳng hạn, hiện nay mới chiếm được thành phố Kherson với 300.000 dân, còn Mariupol thì chưa dứt điểm được.
Chúng ta chưa nhìn thấy được lựa chọn nào cho Putin cho có vẻ “tròn miếng”, hơn là cái lựa chọn là chiếm được một dẻo đất tạo hành lang nối hai vùng Donetsk và Lugansk với bán đảo Crimea. Điều này tôi đã hình dung trong bài viết “Liệu có nổ ra cuộc chiến Nga – Ukraine?” vào cuối tháng 12/2021, với một kế hoạch hành động hạn chế của Putin.
Cũng từ lựa chọn này, sẽ là việc mở rộng vùng ảnh hưởng của Donetsk và Lugansk cho đến chiếm trọn hai tỉnh này của Ukraine.
Trên hướng Đông Bắc, mong muốn của Putin vẫn là cố gắng xử lý được các điểm Kharkiv, Sumy, Chernihiv. Ngoài ra, mục tiêu cuối cùng “tối thượng” của ông ta chắc chắn vẫn là Kyiv.
Như vậy thì có thể xảy ra các kịch bản:
– Kịch bản 1. Nga chiếm được toàn bộ miền Đông Ukraine, trong đó có cả thủ đô Kyiv.
– Kịch bản 2. Nga chiếm được Donetsk và Lugansk, hành lang nối với Crimea, các thành phố Kharkiv, Sumy, Chernihiv. Không chiếm được Kyiv.
– Kịch bản 3. Nga chiếm được Nga chiếm được Donetsk và Lugansk, hành lang nối với Crimea, các thành phố Kharkiv, Sumy, Chernihiv và cả Kyiv, nhưng cả miền Đông Ukraine thì không làm chủ được.
– Kịch bản 4. Không đạt được mục tiêu nào trong tất cả các mục tiêu liệt kê trên đây, nhưng họ có thể chiếm được một, hai đến nhiều hơn mục tiêu nào đó trong số Kharkiv, Sumy, Chernihiv và xin liệt kê thêm Mariupol, Melitopol, Dnipro, Kramatorsk, Poltava…
Để đạt được thế trận được coi là chiến thắng hoàn toàn, Putin có thể lựa chọn một vài mục tiêu, nhưng theo cá nhân tôi thì việc chiếm toàn bộ miền Đông Ukraine là khó thành hiện thực. Để đạt được điều đó, Putin cần có thêm một lực lượng tương đương quân số hiện nay đã tung vào cuộc chiến và đi theo nó là cả một hỗ trợ khổng lồ về hậu cần.
Mà nếu cố làm như vậy, Putin cần rút quân ở các hướng chiến lược về, ví dụ như chúng ta đã nghe thông tin đâu đó là đã có những đơn vị được rút về từ Karelia (hướng phòng thủ Bắc Cực) và mới đây nhất là Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến 155 từ Viễn Đông. Như vậy, ông ta chỉ có thể nhìn vào những lựa chọn hạn chế hơn, nghĩa là đặt vào cửa một quân số ít hơn, cỡ 100.000 chẳng hạn – nghĩa là thêm một nửa quân số bây giờ trên chiến trường nữa.
Quay lại với tình hình thực tiễn, thì chúng ta không nghi ngờ là Putin đang chọn phương án là cố làm được một điều gì đó trên hướng Kyiv. Ngoài ra tôi có cảm giác là các hướng Kharkiv, Sumy, Chernihiv và cả hướng Nam cũng đang được tăng cường nhưng quân số chưa đủ để thay đổi cục diện.
Vì thế, trước mắt chưa biết Nga có đủ lực để đánh mạnh chiếm một thành phố “hoành tráng” ở phía Nam như Odessa hay không, nhưng với vị trí chiến lược của nó thì kể cả việc Nga có cố gắng làm việc này cũng khó đạt được thành công vì lực lượng Ukraine bảo vệ thành phố chắc cũng không ít quân. Do vậy tôi vẫn nghiêng về lựa chọn Kharkiv, Sumy, Chernihiv và Kyiv cho Putin.
Tại sao vẫn là Kyiv? Vì bản tính, vì “cái tôi” của Putin sẽ muốn có được một chiến thắng mang tính biểu tượng, mà trong trường hợp này chẳng có gì hơn thủ đô của Ukraine cả. Vì thế ông ta sẽ cố gắng đốc thúc tướng lĩnh tấn công bằng được thành phố, dù chưa biết là có thể chiếm được hay không. Phân tích mục tiêu chính trị của chiến dịch này có thể liệt kê ra các điểm:
– Cố gắng bắt được Tổng thống Zelensky và nội các Ukraine.
– Chiếm được thành phố để ra oai. Nếu không chiếm được thì phá nát để trả thù.
Với mục tiêu vây bắt được lãnh đạo Ukraine, chắc chắn quân Nga phải có được thế trận bao vây cỡ như Hồng quân vây… Stalingrad cuối 1942 đầu 1943 hoặc như cuối năm 1943 họ vây quân Đức trong chính thành phố Kyiv này và vùng phụ cận của nó vậy. Để làm được như vậy, quân đội Nga hiện nay phải có một quân số cỡ gấp 10 lần hiện nay với giả định Nga đang tập trung 100.000 quân trên hướng Kyiv.
Đó là chưa kể việc Nga phải hoàn toàn làm chủ được bầu trời, cái máy bay nào của Ukraine bay lên cũng đều có thể bắn hạ hoặc ép hạ cánh, loại trừ trường hợp tổng thống Zelenski cố thoát khỏi thành phố bằng đường hàng không. Ngoài ra, việc khóa chặt hai đầu thành phố trên sông Dnipro cũng phải được thực hiện, nghĩa là Nga phải đưa được một vài nhóm tàu chiến nhất định trấn giữ trên sông, như ngày xưa nhiệm vụ này được giao cho Giang đoàn Dnipro đảm nhiệm.
Đồng thời, Nga cũng còn phải chuẩn bị đủ lực lượng để thiết lập vòng ngoài bảo vệ lưng của các đơn vị bao vây, nếu không thì lực lượng dự trữ của Ukraine ở phía Tây đất nước hoàn toàn có thể tập kích giải vây cho thành phố.
Còn nếu với lực lượng hiện có lúc này cùng những gì đang diễn ra trên thực tế thì dù có được tăng cường một quân số đáng kể, ví dụ 50% lực lượng hiện có Nga cũng chỉ may ra chiếm được quận Obolon là khu vực nhô ra xa nhất trên hướng Tây Bắc Kyiv, còn bên này có thể chiếm được các khu vực của thành phố bên tả ngạn sông Dnipro. Việc kết nối giữa hai cánh quân này khó vì yếu tố địa hình sông Dnipro, nên việc giữ được các khu vực đã chiếm cũng sẽ rất khó khăn đối với quân Nga.
Và quan trọng nhất nếu như vậy, thì không đạt được mục tiêu bắt Tổng thống Zelensky. Nếu có đủ quân, để bao vây thành phố trong sự kháng cự của các lực lượng vũ trang Ukraine, Nga sẽ mất ít nhất cũng phải… một tháng và để thanh toán lực lượng Ukraine trong thành phố thì cũng mất hai, ba tuần sau đó nữa. Tất nhiên để kéo được đến lúc đó thì cũng có nhiều thuận lợi cho họ, nhất là về thời tiết. Cuối tháng Tư, đầu tháng Năm sẽ là thời điểm khô ráo ấm áp hơn.
Tiếc là đến lúc đó, thì cũng là thời điểm ngày 16/4 nghiệt ngã đến (Nga được ân hạn 1 tháng để trả nợ số lãi vay ngoại tệ 117 triệu đô-la, hạn là 16/3). Cũng cần nói thêm là thêm 5, 6 tuần thì các lệnh trừng phạt được áp đặt lên nước này còn phát tác thêm nữa, liệu nền kinh tế có đứng vững được đến thời điểm đó không?
Thực sự, tôi không nhìn thấy có phương án khả dĩ nào cho Putin cả, còn phía Ukraine thì tuyên bố có thể giằng co được với Nga cho đến hết tháng Tư, dù có bơm thêm vào bao nhiêu cũng “cân” bấy nhiêu. Ngược lại, thì hôm nay 15/3 cũng là ngày có thêm thông tin là yêu cầu của Putin với Trung Quốc của ông Tập Cận Bình, sau tên lửa và máy bay không người lái là “các suất ăn chế biến sẵn cho lính trên chiến trường”, có nghĩa là chính hệ thống hậu cần tiếp liệu của quân đội Nga, cũng đang quá tải không đáp ứng nổi nhu cầu của chiến dịch.
Đến đây, chúng ta sẽ xét đến băn khoăn của tất cả mọi người: vũ khí hạt nhân thì khó, nhưng Putin có “dám” lôi vũ khí hóa học ra xài không? Có thể, hoặc không. Các thành phố của Ukraine hiện nay có thành phố đã sơ tán vãn dân thường, cũng có thành phố như Chernihiv còn nhiều, Kyiv mật độ cũng đã thưa lắm rồi.
Đối với nhân lực quân sự với tình thế hiện nay hai bên đang đan xen kiểu loang lổ da báo, để tấn công cần xác định được vị trí chính xác của cụm lớn lực lượng địch, là điều không dễ đối với Nga trong thời điểm này. Vì thế nếu sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường, sẽ gây nên sự phẫn nộ trong cộng đồng quốc tế về mặt nhân đạo và không đem lại sự thay đổi cục diện chiến trường.
Khó chắc chắn được điều gì cả, nhưng nếu nỗ lực và có sự đồng lòng trong nước, tôi cho rằng Putin có thể huy động thêm được từ 30 đến 50% quân số hiện nay trên chiến trường, nghĩa là tối đa 100.000 quân nữa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực lên hệ thống hậu cần của quân đội và lớn hơn là túi tiền, hay ngân khố của quốc gia. Do vậy chúng ta nên giảm con số này xuống, cỡ 20% đến 30% chắc sẽ hợp lý hơn. Trong trường hợp đó, phụ thuộc vào mức độ ưu tiên trên hướng nào thì quân đội của Putin sẽ thu được những kết quả nhất định trên hướng đó.
Về thời gian, thì có thể là họ sẽ rút ngay giữa hoặc cuối tuần này, hoặc kéo dài một hai tuần nữa… không ai đoán được. Nhưng nói gì thì nói, bây giờ nếu có kéo dài thêm nữa thì cũng cần khẳng định: Putin đã thất bại từ hai tuần trước và nếu cố gắng cũng chỉ vớt vát cho ông ta vài chiến thắng cho “mát mặt” để đàm phán mà thôi.
Đáng tiếc, phải đưa ra một nhận xét hết sức cá nhân: Putin đã sai từ đầu trong việc xác định các mục tiêu chiến lược của chiến dịch, thì đến lúc này nhẽ ra ông ta phải biết thay đổi – đó là kiến thức sơ đẳng về quân sự. Khổ cái, từ đầu xác định chiếm Kyiv, lật chính quyền từ đó chiếm cả Ucraina, và bây giờ vẫn ngoan cố giữ nguyên mục tiêu đó.
Như trên đây tôi đã viết: nên xác định lại mục tiêu ưu tiên và dồn sức thực hiện, còn các hướng khác cố gắng bảo toàn lực lượng rồi sau khi đàm phán xong rồi rút. Không làm được như thế có khi mất cả chì lẫn chài. Rồi có khi đến lúc xin người ta cho rút mới rút quân ra được đó!