COVID-19 VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI
- Thứ ba - 12/10/2021 17:12
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Đại dịch có thể là chỗ để đổ lỗi cho thất bại mỗi cá nhân, là nỗi mất mát của nhiều người, nhưng phải là bài học và cơ hội để sửa đổi của chính sách và quản lý dài hạn. Bằng không, chính sách và lòng dân sẽ là hai lối rẽ càng ngày đẩy xa nhau, kéo giãn đến hồi đứt lìa” - góc nhìn của tác giả Bùi Uyên từ Paris.
Vụ đàn chó 15 con rong ruổi theo chủ nghèo từ Long An nhưng khi đến Cà Mau thì bị tiêu hủy bởi quyết định của địa phương - bị nhiều người cho là độc đoán, vô cơ sở bề pháp lý và dịch tễ, nhưng lại được lãnh đạo vùng khẳng định là nhằm “cần thiết nhằm bảo đảm phòng, chống dịch” và bảo vệ cộng đồng - hiện đang làm dấy nên những tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội.
Suy ngẫm kỹ, bản chất những gì đang diễn ra trong mùa dịch, đương nhiên không phải chỉ là chuyện về những chú chó. Đó còn là chuyện cách con người đối xử với con người, chính phủ với dân.
Đó không phải là chuyện người ta chống chọi lại một loại virus. Đó là nỗi sợ hãi khiến người ta chà đạp nhân phẩm đồng loại, nhân dân mình.
Đó không phải là bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đó là sự vô cảm của cá nhân và yếu kém của quản lý, biến bệnh nhân thành phạm nhân, biến nạn nhân thành tội đồ.
Bám theo thành tích, điều khiển bằng nỗi sợ, không có chỗ cho lòng nhân. Núp bóng vì cộng đồng, nhưng sự ích kỷ lại thắng thế.
Vì “lợi ích chung” mơ hồ, không ai phải chịu trách nhiệm về những quyết sách sai lầm, nhưng thân phận từng người dân thì không tồn tại. Không có hạnh phúc, không có buồn vui, không danh tính, không biết đói hay no, không có nỗi đau thể chất hay tinh thần.
Hôm nay ta trong vùng xanh an toàn để cười nhạo, mạt sát người khác. Ngày mai, việc biến thành mã hiệu F0, F1 tước đi phẩm giá mỗi người.
Nếu còn kịp dừng lại để nhận ra mình tiếp tay cho guồng máy ấy, thì may ra chúng ta mới đỡ hạ nhục đồng bào, để cứu nhân phẩm của chính mình. Để nhận ra phần NGƯỜI mới là giá trị cốt lõi cuối cùng phải giữ, trong mọi hoàn cảnh.
Giáo dục và quản lý xã hội qua nhiều thế hệ, phải chăng đã đào tạo ra cả một xã hội như thế? Đâu rồi “thương người như thể thương thân”? Đâu rồi “trong hoạn nạn mới biết lòng nhau”? Cơn hoạn nạn chung của cả nhân loại này, ta nhận thấy gì từ đồng bào mình?
Suy ngẫm kỹ, bản chất những gì đang diễn ra trong mùa dịch, đương nhiên không phải chỉ là chuyện về những chú chó. Đó còn là chuyện cách con người đối xử với con người, chính phủ với dân.
Đó không phải là chuyện người ta chống chọi lại một loại virus. Đó là nỗi sợ hãi khiến người ta chà đạp nhân phẩm đồng loại, nhân dân mình.
Đó không phải là bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đó là sự vô cảm của cá nhân và yếu kém của quản lý, biến bệnh nhân thành phạm nhân, biến nạn nhân thành tội đồ.
Bám theo thành tích, điều khiển bằng nỗi sợ, không có chỗ cho lòng nhân. Núp bóng vì cộng đồng, nhưng sự ích kỷ lại thắng thế.
Vì “lợi ích chung” mơ hồ, không ai phải chịu trách nhiệm về những quyết sách sai lầm, nhưng thân phận từng người dân thì không tồn tại. Không có hạnh phúc, không có buồn vui, không danh tính, không biết đói hay no, không có nỗi đau thể chất hay tinh thần.
Hôm nay ta trong vùng xanh an toàn để cười nhạo, mạt sát người khác. Ngày mai, việc biến thành mã hiệu F0, F1 tước đi phẩm giá mỗi người.
Nếu còn kịp dừng lại để nhận ra mình tiếp tay cho guồng máy ấy, thì may ra chúng ta mới đỡ hạ nhục đồng bào, để cứu nhân phẩm của chính mình. Để nhận ra phần NGƯỜI mới là giá trị cốt lõi cuối cùng phải giữ, trong mọi hoàn cảnh.
Giáo dục và quản lý xã hội qua nhiều thế hệ, phải chăng đã đào tạo ra cả một xã hội như thế? Đâu rồi “thương người như thể thương thân”? Đâu rồi “trong hoạn nạn mới biết lòng nhau”? Cơn hoạn nạn chung của cả nhân loại này, ta nhận thấy gì từ đồng bào mình?
“Chính sách hợp lòng dân”, cụm từ này quá quen thuộc với mỗi chúng ta, từ hàng thập kỷ nay. Nhưng nếu chính sách thì có thể nhìn thấy, thì lòng dân thì không dễ gì đo đếm.
Nhưng hình ảnh những đoàn hàng chục ngàn người, thậm chí hơn nữa lũ lượt tỏa về quê. Chịu chắp tay lạy lục xin vượt chốt, rồi lũ lượt di chuyển rời các đại đô thị từ chục ngày nay, là một câu trả lời của “lòng dân” trước “chính sách” chống dịch.
Bất chấp mưa bão, sức khoẻ, bồng bế nhau bằng đủ mọi phương tiện thô sơ nhất thậm chí là đi bộ, trên hàng trăm cây số, để bỏ nơi kiếm sống, về tìm nơi trú chân tại những miền quê nghèo chỉ cần “rau cháo nuôi nhau”.
Sự quyết tâm ấy không thể là sự bồng bột cạn nghĩ, mà là sự cùng đường không lối thoát của người lao động không thấy mình được bảo vệ.
Nếu có chút tối thiểu phúc lợi để duy trì, nếu có một chỗ cư trú bớt tạm bợ và đắt đỏ, liệu sẽ giảm được bao nhiêu số người phải chọn con đường về quê hoàn toàn không tươi sáng?
Những chính sách xã hội không đến đủ và đúng các đối tượng, chỉ vắt kiệt người lao động mà không cho họ một đảm bảo an sinh, nhà ở tối thiểu, mới chính là cái thiếu của một chính sách không có tầm xa, chưa nói đến những thứ cao xa như nhân văn hay tinh thần.
Chính sự bỏ quên đó mới là nguyên nhân không giữ chân lực lượng lao động quan trọng để vực dậy nền kinh tế sớm nhất sau khủng hoảng.
Dịch Covid-19 không phải là nguyên nhân, nó chỉ là phép thử sốc để những lỗ hổng, bất cập của chính sách tồn tại hàng chục năm nay lộ ra. Nó là cơn mưa bão để ta thấy rõ hơn căn nhà ta tưởng che chở ta yên lành, hóa ra xộc xệch, thủng mái vênh cửa từ lâu nay rồi.
Những người làm chính sách, những Đại biểu Quốc hội soạn thảo sửa đổi luật có muốn làm hay không, không phải là xem nhẹ chờ vài tháng nữa người lao động lại đổ ra thành phố vì… quá đói ở quê nhà. Chưa bao giờ định nghĩa từ “an sinh xã hội” đơn giản và gần gũi như thời điểm này.
Đại dịch có thể là chỗ để đổ lỗi cho thất bại mỗi cá nhân, là nỗi mất mát của nhiều người, nhưng phải là bài học và cơ hội để sửa đổi của chính sách và quản lý dài hạn. Bằng không, chính sách và lòng dân sẽ là hai lối rẽ càng ngày đẩy xa nhau, kéo giãn đến hồi đứt lìa.