CÓ NHỮNG LOÀI VẬT BÌNH ĐẲNG HƠN
- Chủ nhật - 24/07/2016 16:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Có hàng ngàn lý do để con người, trong một hoàn cảnh nào đó, ăn cắp. Chỉ cần nhớ rằng cuộc đời luôn mở cửa cho những ai biết quay về, cái gông định kiến, tấm màn nhung mang danh đạo đức trói buộc suy nghĩ lúc đó sẽ không còn”.
Xã hội văn minh, không bao giờ dung túng cho người ăn cắp, tệ hơn nữa là ăn cướp vì ăn cướp có khả năng gây nguy hiểm cho người khác rất cao, nên khung hình phạt dành cho ăn cướp thường nặng hơn ăn cắp, ở một mức nào đó có thể xét xử hình sự.
Ăn cắp có ảnh hưởng đến diện mạo và an ninh xã hội. Trừng phạt và răng đe là chuyện của cơ quan chức trách có thẩm quyền, và thái độ của số đông đối với những người này rất đáng lo ngại nếu như hình phạt không thỏa đáng. Nói cách khác, nếu cách xử lý của cơ quan chức năng, có thể đúng với khung hình phạt trong trường hợp này, nhưng lại mâu thuẫn với chính nó trong những trường hợp khác của xã hội, thì những định kiến không chừa lối thoát đối với người phạm tội sẽ chỉ khiến tình hình càng tồi tệ.
Có lẽ không phải gần đây mà thực tế nó đã tồn tại từ lâu rồi, chúng ta hay nghe hiện tượng người Việt ăn cắp ở nước ngoài. Tôi không đặt nặng chuyện họ ăn cắp ở “nước ngoài”, đối với tôi ăn cắp ở “trong nước” hay “ngoài nước” thì vẫn là ăn cắp. Lý nào ăn cắp ở trong nước nhẹ tội hơn ăn cắp ở nước ngoài!? Nó làm bêu xấu hình ảnh người Việt? Vậy hình ảnh người Việt lâu nay là gì?
Giống như đọc báo, người đọc hiện nay có xu hướng tự phân loại tin tức để đọc chứ không chằm chằm trung thành vào nguyên tờ báo yêu thích như trước. Những người có trí thức thật sự sẽ đánh giá từng con người cụ thể chứ không đánh giá qua những khái niệm mang tính áp đặt lỗi thời: người Việt thế này, người Nhật thế nọ, người Mỹ thế kia.
Gần đây, xôn xao vụ việc hai em thiếu niên chưa đến 18 tuổi bị xử phạt hình sự do ăn cắp vài món ăn có tổng trị giá 45.000đ. Một em lãnh 10 tháng tù do trực tiếp thực hiện hành vi, em còn lại chịu 8 tháng 20 ngày do là đồng phạm.
Tôi tin rằng, dù kém hiểu biết thế nào chăng nữa, thì không ai trong xã hội lại cho rằng hai em này không nên bị xử lý. Vấn đề là cách xử lý của những người cầm cân nẩy mực, trực tiếp giữ cán cân công lý có làm cho tất cả mọi phía tâm phục hay không.
Luôn nhớ rằng chúng ta được sinh sống trong một xã hội đầy đủ luật pháp, thế mà từ câu chuyện cướp món đồ trị giá 45.000đ của hai em và tổng cộng 18 tháng 20 ngày hình phạt giam cầm, tôi không thể không liên tưởng đến những trường hợp cướp cạn khác.
Rành rành ra đó những con người tham nhũng, ăn chia huỷ hoại tài nguyên đất nước, họ vẫn hạ cánh an toàn trong sự bất bình của xã hội.
Trong tác phẩm “Animal Farm” (*) nổi tiếng của George Orwell, chân lý duy nhất còn lại, đó là: “Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác”. Bằng hình tượng phản chiếu đầy triết lý và sáng tạo dựa trên những loài động vật, George Orwell đã đưa ra bối cảnh vô cùng xuất sắc về những gì diễn ra trong lòng chủ nghĩa cộng sản.
Trở lại câu chuyện của chúng ta, hình phạt ngoài tính chất răn đe còn phải mang tính xây dựng và giáo dục. Chúng ta không bênh vực cái sai bằng cách đánh giá giá trị của đồng tiền, nhưng làm sao để giáo dục thanh thiếu niên, thể hiện sự công bằng của pháp luật, khi sau khi ra tù, hai em lại trực tiếp thấy những con người “ăn cắp” hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước nhưng vẫn ngày đêm yên giấc.
Nếu không bị hội chứng Kleptomania (**), vẫn sẽ có hàng ngàn lý do khác để con người, trong một hoàn cảnh nào đó, ăn cắp. Chỉ cần nhớ rằng cuộc đời luôn mở cửa cho những ai biết quay về, cái gông định kiến, tấm màn nhung mang danh đạo đức trói buộc suy nghĩ lúc đó sẽ không còn.
Điều đáng lo hơn cả, tôi cho rằng đó là ám ảnh của sợ hãi. Chúng ta đang sống một cuộc sống phải chịu nhiều ám ảnh và cam chịu như George Orwell đã nhắc đến trong tác phẩm bất hủ của ông.
Ghi chú:
(*) Bản dịch Việt ngữ: “Chuyện ở nông trại” (Công ty Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn ấn hành, 2013).
(**) Tật ăn cắp vặt: người bị hội chứng này thường ăn cắp những thứ họ không cần đến, hoặc những thứ họ thừa khả năng mua nhưng lại không thể tách biệt dòng suy nghĩ thoả mãn khoái cảm khi thực hiện xong hành vi ăn cắp, dẫn đến hành động lấy đồ của người khác. Mỗi khi hoàn tất hành vi thì họ xem đó như trải nghiệm của thú vui. Có thể hiểu đây là một dạng nghiện quái gở.
Ăn cắp có ảnh hưởng đến diện mạo và an ninh xã hội. Trừng phạt và răng đe là chuyện của cơ quan chức trách có thẩm quyền, và thái độ của số đông đối với những người này rất đáng lo ngại nếu như hình phạt không thỏa đáng. Nói cách khác, nếu cách xử lý của cơ quan chức năng, có thể đúng với khung hình phạt trong trường hợp này, nhưng lại mâu thuẫn với chính nó trong những trường hợp khác của xã hội, thì những định kiến không chừa lối thoát đối với người phạm tội sẽ chỉ khiến tình hình càng tồi tệ.
Có lẽ không phải gần đây mà thực tế nó đã tồn tại từ lâu rồi, chúng ta hay nghe hiện tượng người Việt ăn cắp ở nước ngoài. Tôi không đặt nặng chuyện họ ăn cắp ở “nước ngoài”, đối với tôi ăn cắp ở “trong nước” hay “ngoài nước” thì vẫn là ăn cắp. Lý nào ăn cắp ở trong nước nhẹ tội hơn ăn cắp ở nước ngoài!? Nó làm bêu xấu hình ảnh người Việt? Vậy hình ảnh người Việt lâu nay là gì?
Giống như đọc báo, người đọc hiện nay có xu hướng tự phân loại tin tức để đọc chứ không chằm chằm trung thành vào nguyên tờ báo yêu thích như trước. Những người có trí thức thật sự sẽ đánh giá từng con người cụ thể chứ không đánh giá qua những khái niệm mang tính áp đặt lỗi thời: người Việt thế này, người Nhật thế nọ, người Mỹ thế kia.
Gần đây, xôn xao vụ việc hai em thiếu niên chưa đến 18 tuổi bị xử phạt hình sự do ăn cắp vài món ăn có tổng trị giá 45.000đ. Một em lãnh 10 tháng tù do trực tiếp thực hiện hành vi, em còn lại chịu 8 tháng 20 ngày do là đồng phạm.
Tôi tin rằng, dù kém hiểu biết thế nào chăng nữa, thì không ai trong xã hội lại cho rằng hai em này không nên bị xử lý. Vấn đề là cách xử lý của những người cầm cân nẩy mực, trực tiếp giữ cán cân công lý có làm cho tất cả mọi phía tâm phục hay không.
Luôn nhớ rằng chúng ta được sinh sống trong một xã hội đầy đủ luật pháp, thế mà từ câu chuyện cướp món đồ trị giá 45.000đ của hai em và tổng cộng 18 tháng 20 ngày hình phạt giam cầm, tôi không thể không liên tưởng đến những trường hợp cướp cạn khác.
Rành rành ra đó những con người tham nhũng, ăn chia huỷ hoại tài nguyên đất nước, họ vẫn hạ cánh an toàn trong sự bất bình của xã hội.
Trong tác phẩm “Animal Farm” (*) nổi tiếng của George Orwell, chân lý duy nhất còn lại, đó là: “Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác”. Bằng hình tượng phản chiếu đầy triết lý và sáng tạo dựa trên những loài động vật, George Orwell đã đưa ra bối cảnh vô cùng xuất sắc về những gì diễn ra trong lòng chủ nghĩa cộng sản.
Trở lại câu chuyện của chúng ta, hình phạt ngoài tính chất răn đe còn phải mang tính xây dựng và giáo dục. Chúng ta không bênh vực cái sai bằng cách đánh giá giá trị của đồng tiền, nhưng làm sao để giáo dục thanh thiếu niên, thể hiện sự công bằng của pháp luật, khi sau khi ra tù, hai em lại trực tiếp thấy những con người “ăn cắp” hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước nhưng vẫn ngày đêm yên giấc.
Nếu không bị hội chứng Kleptomania (**), vẫn sẽ có hàng ngàn lý do khác để con người, trong một hoàn cảnh nào đó, ăn cắp. Chỉ cần nhớ rằng cuộc đời luôn mở cửa cho những ai biết quay về, cái gông định kiến, tấm màn nhung mang danh đạo đức trói buộc suy nghĩ lúc đó sẽ không còn.
Điều đáng lo hơn cả, tôi cho rằng đó là ám ảnh của sợ hãi. Chúng ta đang sống một cuộc sống phải chịu nhiều ám ảnh và cam chịu như George Orwell đã nhắc đến trong tác phẩm bất hủ của ông.
Ghi chú:
(*) Bản dịch Việt ngữ: “Chuyện ở nông trại” (Công ty Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn ấn hành, 2013).
(**) Tật ăn cắp vặt: người bị hội chứng này thường ăn cắp những thứ họ không cần đến, hoặc những thứ họ thừa khả năng mua nhưng lại không thể tách biệt dòng suy nghĩ thoả mãn khoái cảm khi thực hiện xong hành vi ăn cắp, dẫn đến hành động lấy đồ của người khác. Mỗi khi hoàn tất hành vi thì họ xem đó như trải nghiệm của thú vui. Có thể hiểu đây là một dạng nghiện quái gở.