CHUYỆN THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA THÔNG QUA VỤ “VÓT CHÔNG”
- Thứ bảy - 11/12/2021 17:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Thương hiệu quốc gia Việt Nam lẽ nào không đáng để chúng ta cẩn thận hơn, suy nghĩ kín kẽ sâu xa hơn một nhãn bia hay nhãn xà bông?” - câu chuyện “vót chông” của Hoa hậu (HH) Đỗ Thị Hà tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2021 được Facebooker Hoàng Thị Mai Hương nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ thương hiệu.
Vừa rồi, chuyện một HH đem bài “Cô gái vót chông” ra thi tài năng trong một cuộc thi sắc đẹp quốc tế thu hút gây nhiều tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng Mỹ cho vaccine nhiều thế, tốt thế sao HH ta lại đem cái bài “thằng giặc Mỹ cọp beo” ra gõ. Cũng nhiều người bảo “chuyện nhỏ chả có gì ầm ĩ, người Mỹ chả quan tâm họ bị chọc, bị chê”, v.v...
Cá nhân tôi xin góp ý từ góc độ chuyên gia về thương hiệu, lo cho Việt Nam thay vì lo cho sự “mong manh tự ái” của người Mỹ.
Việt Nam là thương hiệu quốc gia. Việt Nam muốn được thế giới biết đến như một đất nước hoà bình, tươi đẹp, thân thiện và giàu bản sắc văn hóa và HH là một trong những người thực hiện (execution) để lan tỏa hình ảnh này. Vì vậy mọi thứ HH làm, nói, ăn mặc... đều phải được thể hiện các giá trị đó. Hoặc chí ít cũng không nên, không được đi ngược lại.
Bài “Cô gái vót chông” chơi với đàn T'rưng có thể đạt điểm thể hiện bản sắc, nhưng đi ngược hẳn với tiêu chí hòa bình và thân thiện.
Lý luận là “không ai quan tâm, HH chơi nhạc không lời mà, có ai biết đâu, suy nghĩ tích cực đi” cũng sai luôn!
Trước hết, người Việt sống ở Việt Nam như chúng ta, chỉ biết đến những người Mỹ thích Việt Nam, sang Việt Nam sinh sống. Khi chúng ta qua Mỹ, chúng ta cũng chỉ tiếp xúc với người Mỹ thân thiện quen biết với chúng ta. Chúng ta quên rằng nước Mỹ đa sắc, có nhiều người cũng yêu nước Mỹ rất cực đoan, họ cũng dễ bị xúc phạm khi ai đó chê bai nước Mỹ.
Nên nhớ ở rất nhiều nơi trên đất Mỹ nhất là ở các vùng quê, lá cờ POW (lính Mỹ bị tù đày ở Việt Nam) vẫn bay phất phới bên cạnh lá cờ Mỹ, và có nhiều gia đình cựu chiến binh Mỹ yêu mến Việt Nam như một phần tuổi trẻ của họ và gia đình, thì cũng nhiều gia đình còn ôm nỗi đau mất mát, thậm chí hận thù.
Rất nhiều người Mỹ gốc Việt, nhất là các cựu binh chế độ cũ (cũng chính là những người quan tâm tới Việt Nam hơn người Mỹ gốc Mỹ) sẽ nghe, sẽ hiểu, và sẽ có lý do để bực mình. Thời đại của mạng xã hội, chả có gì mà không lan truyền rộng rãi cả. Đây là chuyện xúc cảm, nên không nên tranh luận đúng sai.
Cho nên, nếu Việt Nam muốn lan tỏa thông điệp hòa giải, hòa bình, thân thiện, thì bài “vót chông” không những không làm được, mà còn có tiềm năng gây khủng hoảng truyền thông không đáng có (vì Việt Nam thực sự muốn hòa bình, thân thiện chứ không hung hăng “vót chông”).
Cá nhân tôi xin góp ý từ góc độ chuyên gia về thương hiệu, lo cho Việt Nam thay vì lo cho sự “mong manh tự ái” của người Mỹ.
Việt Nam là thương hiệu quốc gia. Việt Nam muốn được thế giới biết đến như một đất nước hoà bình, tươi đẹp, thân thiện và giàu bản sắc văn hóa và HH là một trong những người thực hiện (execution) để lan tỏa hình ảnh này. Vì vậy mọi thứ HH làm, nói, ăn mặc... đều phải được thể hiện các giá trị đó. Hoặc chí ít cũng không nên, không được đi ngược lại.
Bài “Cô gái vót chông” chơi với đàn T'rưng có thể đạt điểm thể hiện bản sắc, nhưng đi ngược hẳn với tiêu chí hòa bình và thân thiện.
Lý luận là “không ai quan tâm, HH chơi nhạc không lời mà, có ai biết đâu, suy nghĩ tích cực đi” cũng sai luôn!
Trước hết, người Việt sống ở Việt Nam như chúng ta, chỉ biết đến những người Mỹ thích Việt Nam, sang Việt Nam sinh sống. Khi chúng ta qua Mỹ, chúng ta cũng chỉ tiếp xúc với người Mỹ thân thiện quen biết với chúng ta. Chúng ta quên rằng nước Mỹ đa sắc, có nhiều người cũng yêu nước Mỹ rất cực đoan, họ cũng dễ bị xúc phạm khi ai đó chê bai nước Mỹ.
Nên nhớ ở rất nhiều nơi trên đất Mỹ nhất là ở các vùng quê, lá cờ POW (lính Mỹ bị tù đày ở Việt Nam) vẫn bay phất phới bên cạnh lá cờ Mỹ, và có nhiều gia đình cựu chiến binh Mỹ yêu mến Việt Nam như một phần tuổi trẻ của họ và gia đình, thì cũng nhiều gia đình còn ôm nỗi đau mất mát, thậm chí hận thù.
Rất nhiều người Mỹ gốc Việt, nhất là các cựu binh chế độ cũ (cũng chính là những người quan tâm tới Việt Nam hơn người Mỹ gốc Mỹ) sẽ nghe, sẽ hiểu, và sẽ có lý do để bực mình. Thời đại của mạng xã hội, chả có gì mà không lan truyền rộng rãi cả. Đây là chuyện xúc cảm, nên không nên tranh luận đúng sai.
Cho nên, nếu Việt Nam muốn lan tỏa thông điệp hòa giải, hòa bình, thân thiện, thì bài “vót chông” không những không làm được, mà còn có tiềm năng gây khủng hoảng truyền thông không đáng có (vì Việt Nam thực sự muốn hòa bình, thân thiện chứ không hung hăng “vót chông”).
Bản thân HH cũng thiệt thòi. Vụ lùm xùm này chắc chắn sẽ làm cô mất đi sự ủng hộ của nhiều người Mỹ gốc Việt khi cô qua tham dự cuộc thi bên Mỹ. Và tôi tin là nhiều nhãn hàng, nhất là nhãn hàng Mỹ, sẽ không bao giờ muốn gắn tên cô với nhãn của họ. Không phải họ muốn “trừng phạt” hay “tẩy chay” cô đâu nhé - cô chả có lỗi gì ngoài lỗi “không biết”. Nhưng một khi dính đến hình ảnh thương hiệu thì các nhãn hàng tư nhân họ nhạy cảm lắm.
Họ sợ và tâm niệm “ZERO RISK”, phải loại trừ mọi rủi ro! Mỗi nhãn hàng lớn có cả chục trang quy định truyền thông không được làm gì. Ví dụ nhãn bia “không được sử dụng trẻ em, vật nuôi trong truyền thông, diễn viên đóng quảng cáo phải lớn hơn 23 tuổi...”, chưa kể các quy định về bình đẳng giới, chống bạo lực, chống phân biệt chủng tộc, không được vô tình xúc phạm bất cứ nhóm người nào từ đồng giới, người nghèo, người tàn tật…
Sau khi đã phải tuân thủ 100% tất cả các quy định này, họ còn phải kiểm tra đi sàng lọc lại để quảng cáo của mình “phù hợp với văn hóa Việt Nam”. Tức là nghiên cứu nhóm tùy chọn tìm ra bất cứ cái gì CÓ THỂ làm VÀI người Việt bảo “không phù hợp” là phải vứt bỏ ngay.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam lẽ nào không đáng để chúng ta cẩn thận hơn, suy nghĩ kín kẽ sâu xa hơn một nhãn bia hay nhãn xà bông?
Câu chuyện này sẽ thoảng qua như một cơn gió, dăm bảy ngày có thể chả ai nói đến nữa. Nhưng bài học rút ra là hãy cố gắng đừng làm điều gì mình không muốn người khác làm với mình, ngay cả khi họ không biết, không quan tâm, và thậm chí chả buồn khó chịu. Và điều này chả liên quan gì đến việc họ cho mình 20 triệu liều vaccine...
(*) Tác giả là một chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thương hiệu, một Facebooker, hiện đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh.