BÌNH CHỮA CHÁY TRÊN Ô TÔ CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT?
- Thứ bảy - 09/01/2016 19:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Những bất cập của Thông tư 57 vượt quá những hữu ích mang tính phỏng đoán mà nó mang lại”.
Theo Thông tư 57 của Bộ Công an, kể từ ngày 6-1-2016, ôtô từ 4 đến 9 chỗ ngồi phải có phương tiện phòng cháy và chữa cháy (bình chữa cháy). Trên thực tế, thông tư này đã gây hoang mang cho nhiều người.
Người đi ôtô thì chẳng tiếc gì tiền mua cái bình chữa cháy, chỉ có điều, muốn gắn thêm cái bình chữa cháy là kéo theo nhiều vấn đề phiền toái rất phi lý.
Những loại xe buýt, xe khách cỡ lớn, xe tải, có bình chữa cháy là do nhà sản xuất lắp sẵn, nhưng họ lắp mang tính chất dự phòng vậy thôi, họ lắp không phải cho ai đó làm anh hùng.
Bình chữa cháy trên xe buýt chỉ sử dụng trong trường hợp bất khả, bạn không thể thoát khỏi khi xe gặp sự cố hỏa hoạn, mà cũng không thể nhờ vả ai, phải tự cứu lấy mình. Hoặc là trên xe đông khách quá, khi hành khách thoát chưa kịp thì phải sử dụng đến bình chữa cháy để kéo dài thời gian cho mọi người tẩu thoát.
Còn những loại Sedan, xe cỡ nhỏ, nếu thật sự bình chữa cháy quan trọng thì nhà sản xuất đã lắp rồi, khỏi cần đợi chính quyền của bất cứ nước nào bắt buộc.
Trên xe cỡ nhỏ, nếu có cháy, nói cháy thì hơi quá, thường là những dấu hiệu cỡ như tàn thuốc lá thôi, bạn hoàn toàn có thể dập tắt mà không cần bình chữa cháy. Còn những dấu hiệu cháy nghiêm trọng từ động cơ, hệ thống điện, rò rỉ xăng… thì lời khuyên tốt nhất là “bỏ của chạy lấy người”, đừng tiếc gì chiếc xe mà mất cả mạng.
Sau đó gọi lực lượng chữa cháy, lực lượng cứu hộ để họ có việc để làm. Không nên nghĩ mình giỏi, mình có học cách chữa cháy, có thể giải quyết vấn đề, không ai thể hiện trí thông minh như vậy cả.
Những nước phát triển không áp dụng hình thức bắt buộc này vì nó không cần thiết. Thật ra vẫn có một số quốc gia bắt buộc, nhưng phải tùy vào điều kiện và dân trí của từng quốc gia mà đưa quyết định đó vào thực tế.
Cần biết rằng, Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng ôtô lớn nhất thế giới, tỉ lệ ôtô cháy nổ trên tổng số xe đăng ký hàng năm cao gấp 10 lần Việt Nam, trung bình mỗi ngày có một người chết vì sự cố liên quan đến hỏa hoạn trên ô tô.
Tuy nhiên, họ chỉ hướng dẫn người dân cách xử lý vấn đề khi xảy ra sự cố, chứ không áp đặt lệnh bắt buộc về phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với xe từ 4 đến 9 chỗ.
Đường xá nhiều khu vực ở Việt Nam chạy rất kinh hoàng, nếu lắp bình chữa cháy không đúng cách, trong lúc di chuyển rất dễ bị rung lắc mạnh, nó sẽ là nguy cơ tiềm ẩn, là chiếc ngòi nổ chờ giây phút khai hỏa.
Huống hồ bình chữa cháy tuy khó nổ, nhưng cũng không phải là không thể nổ. Điều kiện bảo quản bình chữa cháy thường từ -10°C đến 55°C, nhiệt độ trời nắng ở Việt Nam có thể lên đến 40°C, nhiệt độ trong xe có thể lên đến 60°C hoặc hơn, đủ để khiến bình chữa cháy phát nổ nếu không được lắp đặt đúng vị trí.
Chưa kể trên thị trường hiện nay, phần lớn là bình của Tàu, không biết cứu được đám cháy nào, nhưng thực tế là đang mang cái trái bom nổ chậm theo xe.
Bình chữa cháy trên ô tô chỉ thật sự phát huy hiệu quả khi đảm bảo những yếu tố sau:
- Chất lượng bình chữa cháy, điều này chắc chắn không thể kiểm soát được ở thị trường Việt Nam.
- Lắp đặt đúng vị trí trên xe. Ngoài xe tải và xe buýt, các loại xe khác đang đi trên đường hầu như không trang bị sẵn hệ thống lắp đặt bình chữa cháy, chủ xe bắt buộc phải lắp thêm, điều này sẽ thay đổi kết cấu xe (tuy nhỏ thôi).
- Quan trọng nhất là, chủ nhân phải biết cách sử dụng bình chữa cháy khi xảy ra sự cố. Phải biết phân biệt sự cố “nên hoặc không nên” tham gia chữa cháy, đây phụ thuộc vào vốn sống, phản xạ của mỗi người.
Nhìn vào những yếu tố kể trên, cho thấy những bất cập của Thông tư 57 vượt quá những hữu ích mang tính phỏng đoán mà nó mang lại.
Xét trên nhiều mặt, Thông tư 57 bắt buộc xe từ 4 đến 9 chỗ phải có bình chữa cháy là không thực tế. Nếu muốn, có thể khuyến khích, hướng dẫn cách trang bị bình chữa cháy trên xe, còn sự chọn lựa nên để người dân tự quyết định.
Bên cạnh đó, cho dù có áp đặt bất cứ điều gì làm thay đổi thói quen của người dân, tốt nhất là nên tạo lộ trình tiếp cận từ từ. Khoan hãy nói đến chuyện Thông tư 57 là đúng hay sai, nhưng từ khi thông báo cho đến khi áp dụng ra thực tế rất cần khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm để tránh gây tình trạng hỗn loạn.
Người dân trong nước vốn rất vô tư, thường gặp chuyện gì cũng “nước đến chân mới nhảy”. Trong quá khứ, không ít các trường hợp xã hội bị rối loạn vì thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác.
Rốt cuộc, nhiều chủ xe đã phải chạy đi mua bình chữa cháy để “đối phó”, càng làm giàu cho nhà sản xuất của Tàu!
Người đi ôtô thì chẳng tiếc gì tiền mua cái bình chữa cháy, chỉ có điều, muốn gắn thêm cái bình chữa cháy là kéo theo nhiều vấn đề phiền toái rất phi lý.
Những loại xe buýt, xe khách cỡ lớn, xe tải, có bình chữa cháy là do nhà sản xuất lắp sẵn, nhưng họ lắp mang tính chất dự phòng vậy thôi, họ lắp không phải cho ai đó làm anh hùng.
Bình chữa cháy trên xe buýt chỉ sử dụng trong trường hợp bất khả, bạn không thể thoát khỏi khi xe gặp sự cố hỏa hoạn, mà cũng không thể nhờ vả ai, phải tự cứu lấy mình. Hoặc là trên xe đông khách quá, khi hành khách thoát chưa kịp thì phải sử dụng đến bình chữa cháy để kéo dài thời gian cho mọi người tẩu thoát.
Còn những loại Sedan, xe cỡ nhỏ, nếu thật sự bình chữa cháy quan trọng thì nhà sản xuất đã lắp rồi, khỏi cần đợi chính quyền của bất cứ nước nào bắt buộc.
Trên xe cỡ nhỏ, nếu có cháy, nói cháy thì hơi quá, thường là những dấu hiệu cỡ như tàn thuốc lá thôi, bạn hoàn toàn có thể dập tắt mà không cần bình chữa cháy. Còn những dấu hiệu cháy nghiêm trọng từ động cơ, hệ thống điện, rò rỉ xăng… thì lời khuyên tốt nhất là “bỏ của chạy lấy người”, đừng tiếc gì chiếc xe mà mất cả mạng.
Sau đó gọi lực lượng chữa cháy, lực lượng cứu hộ để họ có việc để làm. Không nên nghĩ mình giỏi, mình có học cách chữa cháy, có thể giải quyết vấn đề, không ai thể hiện trí thông minh như vậy cả.
Những nước phát triển không áp dụng hình thức bắt buộc này vì nó không cần thiết. Thật ra vẫn có một số quốc gia bắt buộc, nhưng phải tùy vào điều kiện và dân trí của từng quốc gia mà đưa quyết định đó vào thực tế.
Cần biết rằng, Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng ôtô lớn nhất thế giới, tỉ lệ ôtô cháy nổ trên tổng số xe đăng ký hàng năm cao gấp 10 lần Việt Nam, trung bình mỗi ngày có một người chết vì sự cố liên quan đến hỏa hoạn trên ô tô.
Tuy nhiên, họ chỉ hướng dẫn người dân cách xử lý vấn đề khi xảy ra sự cố, chứ không áp đặt lệnh bắt buộc về phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với xe từ 4 đến 9 chỗ.
Đường xá nhiều khu vực ở Việt Nam chạy rất kinh hoàng, nếu lắp bình chữa cháy không đúng cách, trong lúc di chuyển rất dễ bị rung lắc mạnh, nó sẽ là nguy cơ tiềm ẩn, là chiếc ngòi nổ chờ giây phút khai hỏa.
Huống hồ bình chữa cháy tuy khó nổ, nhưng cũng không phải là không thể nổ. Điều kiện bảo quản bình chữa cháy thường từ -10°C đến 55°C, nhiệt độ trời nắng ở Việt Nam có thể lên đến 40°C, nhiệt độ trong xe có thể lên đến 60°C hoặc hơn, đủ để khiến bình chữa cháy phát nổ nếu không được lắp đặt đúng vị trí.
Chưa kể trên thị trường hiện nay, phần lớn là bình của Tàu, không biết cứu được đám cháy nào, nhưng thực tế là đang mang cái trái bom nổ chậm theo xe.
Bình chữa cháy trên ô tô chỉ thật sự phát huy hiệu quả khi đảm bảo những yếu tố sau:
- Chất lượng bình chữa cháy, điều này chắc chắn không thể kiểm soát được ở thị trường Việt Nam.
- Lắp đặt đúng vị trí trên xe. Ngoài xe tải và xe buýt, các loại xe khác đang đi trên đường hầu như không trang bị sẵn hệ thống lắp đặt bình chữa cháy, chủ xe bắt buộc phải lắp thêm, điều này sẽ thay đổi kết cấu xe (tuy nhỏ thôi).
- Quan trọng nhất là, chủ nhân phải biết cách sử dụng bình chữa cháy khi xảy ra sự cố. Phải biết phân biệt sự cố “nên hoặc không nên” tham gia chữa cháy, đây phụ thuộc vào vốn sống, phản xạ của mỗi người.
Nhìn vào những yếu tố kể trên, cho thấy những bất cập của Thông tư 57 vượt quá những hữu ích mang tính phỏng đoán mà nó mang lại.
Xét trên nhiều mặt, Thông tư 57 bắt buộc xe từ 4 đến 9 chỗ phải có bình chữa cháy là không thực tế. Nếu muốn, có thể khuyến khích, hướng dẫn cách trang bị bình chữa cháy trên xe, còn sự chọn lựa nên để người dân tự quyết định.
Bên cạnh đó, cho dù có áp đặt bất cứ điều gì làm thay đổi thói quen của người dân, tốt nhất là nên tạo lộ trình tiếp cận từ từ. Khoan hãy nói đến chuyện Thông tư 57 là đúng hay sai, nhưng từ khi thông báo cho đến khi áp dụng ra thực tế rất cần khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm để tránh gây tình trạng hỗn loạn.
Người dân trong nước vốn rất vô tư, thường gặp chuyện gì cũng “nước đến chân mới nhảy”. Trong quá khứ, không ít các trường hợp xã hội bị rối loạn vì thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác.
Rốt cuộc, nhiều chủ xe đã phải chạy đi mua bình chữa cháy để “đối phó”, càng làm giàu cho nhà sản xuất của Tàu!
Anh Thư, từ Sài Gòn
* Bạn có ý kiến ra sao về sự cần thiết của bình cứu hỏa trong xe cá nhân? Hãy chia sẻ với NCTG.