XUNG ĐỘT TẠI DẢI GAZA: VÌ ĐÂU (2)
- Chủ nhật - 01/02/2009 22:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Dưới tinh thần: "Để bạn khỏi "quê" khi phải cất lời trong một đám đông. Sẽ có người, thay bạn, đặt những câu hỏi đơn giản nhất mà có thể bạn không dám đặt...", mạng tin điện tử [index] (Hungary) đã có loạt giải đáp bổ ích xung quanh đụng độ Israel - Palestine ở dải Gaza, một vấn đề thời sự "nóng" trong những tuần qua. Với mục đích cung cấp thông tin ở mức phổ thông, xin giới thiệu đến độc giả!
Hòa bình còn xa vời lắm ở dải Gaza!
Xem Phần 1
* Sao người Palestine lại không ưa dân Do Thái?
Vì từ khi Israel được thành lập (1948) tới nay, nhiều triệu người Palestine đã phải rời bỏ quê hương, họ bị đày ải trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhà cửa của họ bị chiếm dụng, hoặc nếu không cần đến nữa, thì bị phá bỏ.
* Sao người Do Thái lại không ưa dân Palestine?
Vì các tổ chức khủng bố cực đoan Palaestine muốn hủy diệt Israel. Hiện tại, về căn bản, Israel "có vấn đề" với tổ chức khủng bố Hamas (đang điều hành dải Gaza). Với cuộc tấn công mới đây, mục đích chính của Israel cũng là làm yếu Hamas.
* Gì cơ? Một tổ chức khủng bố điều hành dải Gaza?
Đúng vậy. Hamas (viết tắt từ Harakat al-Muqawamat el-Islamiyyah - Phong trào Kháng chiến Hồi giáo) là một tổ chức khủng bố Palestine, nhưng cũng là một đảng chính trị và một tổ chức phúc lợi. Sở dĩ Hamas được ưa chuộng vì trong các trại tị nạn, tổ chức này cũng cứu trợ cho người nghèo và nó không tham nhũng như Fatah, tổ chức điều hành Chính quyền Palestine cho đến thời gian gần đây. Năm 2006, tại các cuộc bầu cử dân chủ tổ chức trên lãnh thổ Palestine, Hamas đã nhận được số phiếu nhiều nhất (44%).
* Vậy, trên cơ sở gì mà Israel lại tấn công một tổ chức được bầu bán dân chủ, và còn tham gia công tác cứu trợ nữa?
Mục đích tối thượng của Hamas ngày nay vẫn là tiêu diệt Israel và thành lập nhà nước Palestine. Hamas coi mọi cư dân Israel là mục tiêu quân sự. Cho dù Hamas đã được bầu bán một cách dân chủ, nhưng một mình tổ chức này không thể lãnh đạo được Chính quyền Palestine vì cảnh bị quốc tế phong tỏa. Năm 2007, Hamas đã tấn công Fatah, khi đó đang là đồng minh của họ, và chiếm quyền điều hành Gaza bằng một đảo chính quân sự. Hamas muốn thành lập một nhà nước Hồi giáo và họ chống, không chỉ người Do Thái, và còn mọi người Thiên Chúa giáo sống tại Gaza.
* Sự thực thì mảnh đất nơi hiện giờ Israel đang tọa lạc, là của ai?
Ở mảnh đất này, từ nhiều thiên kỷ nay, đã có người Do Thái sinh sống, còn người Ả Rập thì xuất hiện cách đây 1.500 năm. Sau Đệ nhị Thế chiến và sau sự thảm sát sắc dân Do Thái của Đức quốc xã, Liên Hiệp Quốc đã quyết định phân chia nhà nước độc lập Palestine - khi đó có cả người Do Thái và Ả Rập sinh sống - làm hai phần. Tuy nhiên, Liên đoàn Ả Rập đã không đồng tình với quyết định này và năm 1948, Ai Cập, Saudi Arabia, Jordan, Lebanon và Syria đã tấn công nhà nước mới. Năm 1967, trong cuộc chiến kéo dài 6 ngày được tiến hành để chống lại những trận khủng bố Ả Rập nhằm vào mình, Israel đã chiếm dải Gaza. Năm 1994, quyền tà phán Gaza được trao lại cho bộ máy quản lý hành chính độc lập Palaestine và năm 2005, người lính Israel cuối cùng cũng rời khỏi Gaza.
* Như vậy người Palestine vẫn được nhận một mảnh đất và họ có một cái gì đó như kiểu nhà nước. Tại sao họ không cố gắng gây dựng một cái gì từ đó?
Thời gian 1948-1967, khi Gaza thuộc quyền kiểm soát của Ai Cập, tình hình ở đó vô cùng tồi tệ. Khi Israel chiếm đóng thì sự phát triển ở đây là đáng kể. Tuy nhiên, trong thập nên 90, thời kà Chính quyền Palestine giữ quyền tài phán, kinh tế khu vực này giảm một phần ba. Năm 2005, khi Israel cho chuyển 8.000 người Do Thái khỏi Gaza, người Palaestine đã phá hủy một phần các nông trang do họ thành lập.
* Nghĩa là người Palestine cũng có một số khả năng, có điều họ không biết tận dụng mà thôi?
Họ bảo rằng sở dĩ không phát triển được vì Israel tiến hành cấm vận liên miên và do biên giới bị đóng kín, nguồn nhân lực không được luân chuyển tự do. Cố nhiên cũng có ý kiến cho rằng Gaza trì trệ là do tình trạng thzam nhũng bao trùm mọi nơi của Palaestine.
* Vậy hiện tại Israel muốn tái chiếm Gaza?
Không, Israel chỉ muốn giảm sức mạnh quân sự của Hamas và chặn những đường hầm tại biên giới Gaza - Ai Cập, nơi nhiên liệu, thực phẩm và tất nhiên, vũ khí được chuyển lậu tới Gaza. Israel còn tính đến chuyện cư dân Gaza sẽ ngán ngẩm trước cảnh chinh chiến và sẽ kết tội Hamas đã gây ra điều đó, nhưng thú thực, khả năng này là không có mấy. Dầu sao đi nữa, Israel cũng muốn đạt được thỏa thuận với tổ chức Fatah có quan điểm mềm mỏng hơn về sự ổn định của khu vực này.
* Nhưng có thể giải quyết được tình thế bằng máy bay F-16 và chiến xa?
Các chuyên gia quân sự cho rằng có thể. Năm 2006, Israel tấn công Nam Lebanon, đó là nơi mà tổ chức vũ trang Hezbollah (có thiện cảm với Hamas) đã bắn hỏa tiễn sang đất Israel. Sau dịp đó, không còn thấy rocket từ hướng ấy! Trong cuộc chiến nổ ra vài tuần nay, có vài ba trái tên lửa được bắn từ hướng Lebanon, nhưng khả năng không phải do Hezbollah, mà bởi một tổ chức cực đoan Palestine khác.
* Bao giờ có hòa bình ở mảnh đất này?
Thì Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi đôi bên đình chiến và Ai Cập cũng có gắng môi giới hòa giải. Rạng sáng 18-1, Israel đã tuyên bố đơn phương đình chiến và sẽ duy trì quyết định này nếu Hamas không "gây sự". Ít giờ sau, Hamas cũng tuyên bố đình chiến tức thì, và đặt điều kiện Israel phải rút hoàn tgoàn quân khỏi Gaza và mở tất cả các cửa khẩu của dải Gaza. Tuy nhiên, phía Israel đã khẳng định Hamas không phải đối tác đàm phán của họ!
Như vậy, có thể hai bên sẽ đình chiến, nhưng hòa bình thì chưa. Cả hai phía đều có những kẻ cực đoan, thêm nữa, khó tìm được ai ở Gaza và Israel mà không có những mối thâm thù với "kẻ đối diện"...
Hòa bình còn xa vời lắm!