WHO: NGƯỜI ĐÃ NHIỄM COVID-19 VẪN CÓ THỂ TÁI NHIỄM
- Chủ nhật - 26/04/2020 21:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Đó là nội dung một thông cáo ra ngày thứ Bảy 25-4, trong đó Tổ chức Y tế Thế giới lưu ý rằng theo những nghiên cứu có được tới nay, không có gì đảm bảo là một người từng bị nhiễm Covid-19, đã lành bệnh, thì không thể tái nhiễm, kể cả khi trong máu của bệnh nhân còn kháng thể.
Do đó, trước mắt, WHO phản đối việc một số chính quyền trên thế giới cấp “hộ chiếu miễn dịch” cho các công dân được phát hiện có kháng thể (antibody) trong cơ thể, và do đó, được coi là đã miễn nhiễm với chủng virus SARS-CoV-2. Cách hiểu này, theo WHO, sẽ làm trầm trọng hơn tình hình dịch bệnh.
WHO cũng cảnh báo về các xét nghiệm kháng thể (antibody tests, đa phần là test thử nhanh), do sự chính xác và khả tín của các test này còn là vấn đề cần bàn, vì nó dẫn tới nhiều vấn đề khác, ví dụ hai khả năng sau đây, và sự nhầm lẫn có thể kéo theo những hậu quả nặng nề trong quá trình chế ngự dịch bệnh:
- Tình trạng âm tính giả, tức là người bệnh đã lây nhiễm Covid-19 nhưng khi xét nghiệm vẫn cho ra kết quả âm tính.
- Tình trạng dương tính giả, tức là người không nhiễm bệnh, nhưng khi xét nghiệm vẫn cho ra kết quả dương tính.
Loại “hộ chiếu miễn dịch” mà WHO nhắc đến ở trên được chính quyền Chile khởi động cấp đầu tiên trên thế giới, cho những người đã lành bệnh để họ có thể tái lao động, trên cơ sở việc phát hiện kháng thể trong cơ thể họ, và do đó có thể nghĩ rằng họ đã miễn dịch với virus SARS-CoV-2.
Không chỉ Chile, mà Vương quốc Anh cũng bàn về khả năng này, để người nhiễm bệnh nhưng đã lành có thể nhanh chóng “tái hội nhập” xã hội (làm việc, đi lại, du lịch...). Tuy nhiên, WHO cho rằng cho tới giờ chưa có bằng chứng cho thấy kháng thể đủ để bảo vệ người bệnh không bị tái nhiễm một cách thực sự.
WHO cũng cảnh báo về các xét nghiệm kháng thể (antibody tests, đa phần là test thử nhanh), do sự chính xác và khả tín của các test này còn là vấn đề cần bàn, vì nó dẫn tới nhiều vấn đề khác, ví dụ hai khả năng sau đây, và sự nhầm lẫn có thể kéo theo những hậu quả nặng nề trong quá trình chế ngự dịch bệnh:
- Tình trạng âm tính giả, tức là người bệnh đã lây nhiễm Covid-19 nhưng khi xét nghiệm vẫn cho ra kết quả âm tính.
- Tình trạng dương tính giả, tức là người không nhiễm bệnh, nhưng khi xét nghiệm vẫn cho ra kết quả dương tính.
Loại “hộ chiếu miễn dịch” mà WHO nhắc đến ở trên được chính quyền Chile khởi động cấp đầu tiên trên thế giới, cho những người đã lành bệnh để họ có thể tái lao động, trên cơ sở việc phát hiện kháng thể trong cơ thể họ, và do đó có thể nghĩ rằng họ đã miễn dịch với virus SARS-CoV-2.
Không chỉ Chile, mà Vương quốc Anh cũng bàn về khả năng này, để người nhiễm bệnh nhưng đã lành có thể nhanh chóng “tái hội nhập” xã hội (làm việc, đi lại, du lịch...). Tuy nhiên, WHO cho rằng cho tới giờ chưa có bằng chứng cho thấy kháng thể đủ để bảo vệ người bệnh không bị tái nhiễm một cách thực sự.
Để hiểu được vấn đề mang tính chất mấu chốt này trong dịch tễ học, mà đa số các chính phủ tại Châu Âu đang dựa vào đó để đề ra chính sách phòng ngừa trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 trong khoảng thời gian chưa tìm được ra loại vaccine thích hợp, NCTG đã có một cuộc trao đổi với chị N.N.A., một chuyên gia trong ngành hiện đang sinh sống tại Pháp.
Là một bác sĩ làm việc tại một bệnh viện thuộc vùng Grand Est là một trong hai “tâm dịch” lớn của nước Pháp, chị N.N.A. giải thích, khi một người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 - tên gọi chính thức của loại virus mới đến từ Vũ Hán - hay bất cứ một loại virus, vi khuẩn nào khác, thì trong hệ miễn dịch của cơ thể sẽ khởi động một loại kháng thể để chống lại virus đó.
Kể cả khi đã lành bệnh, thì trong cơ thể bệnh nhân vẫn còn kháng thể đó, và trong một chừng mực nhất định, kháng thể bảo vệ người bệnh không bị tái nhiễm. Các xét nghiệm tìm kháng thể được hoạt động dựa trên cơ sở đó: nếu xét nghiệm dương tính, trên nguyên tắc đã phát sinh kháng thể trong cơ thể bệnh nhân, chứng tỏ bệnh nhân đã TỪNG lây nhiễm virus.
Thông cáo của WHO khẳng định sự phát triển miễn dịch (immunity) khi bị nhiễm bệnh là một quá trình kéo dài 1-2 tuần kể từ khi lây nhiễm. Đa phần các nghiên cứu cho thấy người nhiễm virus SARS-CoV-2 đều sản sinh kháng thể, tuy nhiên ở một số bệnh nhân, nồng độ kháng thể trung hòa rất yếu, khiến miễn dịch tế bào này không đủ để ngăn họ khỏi bị tái nhiễm.
Theo WHO, cho đến ngày 24-4-2020, không có nghiên cứu nào xác nhận được rằng kháng thể kháng SARS-CoV-2 có tác dụng khiến bệnh nhân không tái nhiễm virus lần sau. Do đó, việc một số nước đề xuất làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng SARS-CoV-2 và dùng kết quả này như một “hộ chiếu miễn dịch” để tái hòa nhập cộng đồng là chưa có cơ sở thỏa đáng.
Các xét nghiệm tìm kháng thể phải được chứng thực tính chính xác và độ tin cậy, vì xét nghiệm không chính xác có thể cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả, gây hậu quả nghiêm trọng đến việc kiểm soát dịch bệnh. Các test này cũng phải phân biệt được nhiễm do SARS-CoV-2 với nhiễm do 6 Coronavirus khác (ra kết quả dương tính giả do phản ứng chéo).
Ở giai đoạn này của đại dịch, không có đủ bằng chứng về tính hiệu quả của miễn dịch tạo kháng thể. Những người sở hữu “hộ chiếu miễn dịch” - có kết quả tìm kháng thể dương tính - tin rằng họ không thể tái nhiễm (cho dù điều đó không đúng!), sẽ phớt lờ các khuyến cáo y tế cộng đồng. Vì vậy việc sử dụng các “hộ chiếu” này còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Và cũng vì tính chính xác và độ tin cậy của các xét nghiệm kháng thể chưa được kiểm nghiệm, cho nên trong giai đoạn này, rất nhiều công ty “mời chào” các loại test với mục đích kinh doanh, nhưng Pháp chưa đưa xét nghiệm kháng thể vào làm đại trà, trong khi xét nghiệm kháng thể có chi phí rẻ hơn nhiều so với làm test PCR để tìm ARN virus trong mẫu bệnh.
*
Trở lại chính sách ứng phó với Covid-19 của các chính phủ Châu Âu, có thể thấy xu hướng “nới lỏng” để tái khởi động nền kinh tế, trong khi vẫn duy trì một số biện pháp hạn chế. SARS-CoV-2 có thể hoành hành trở lại, gây lây nhiễm cho một tỷ lệ đủ lớn cư dân (thường được coi là trên 60%) để những người này đạt miễn dịch và trở thành lá chắn bảo vệ cộng đồng.
Đó là cơ sở của nguyên tắc “miễn dịch cộng đồng” (community immunity), khi “sự lây nhiễm nếu có, cũng không bị lan rộng và nó được xem như một căn bệnh quen thuộc nào khác, chứ không mang tầm vóc của một trận dịch. Tại thời điểm miễn dịch cộng đồng, nạn dịch được xem như đã được xóa sổ tại khu vực đó”, theo giải thích của GS. TS. Nguyễn Sĩ Huyên (*).
Tuy nhiên, nguyên tắc này có thể bị phá vỡ trong trường hợp virus SARS-CoV-2 với cảnh báo nói trên của WHO, khi người đã lây nhiễm virus này vẫn có thể bị tái lây nhiễm, và kháng thể được hình thành không đủ để bảo vệ họ. Chính vì vậy, chỉ có vaccine mới là giải pháp thực sự, mà điều này có thể diễn ra nhanh nhất là trong 6 tháng đầu năm 2021, theo GS. Huyên.
(*) Phó Chủ nhiệm Khoa Nội - Tim Mạch, Hồi sức Cấp cứu, Chủ nhiệm Khoa Y học giấc ngủ tại Bệnh viện HELIOS St. Marienberg, TP. Helmstedt (CHLB Đức). Chủ tịch Hội Tim Mạch Đức-Việt.