Vũ khí khí đốt của V. Putin: LIỆU CÒN HỮU DỤNG TRONG THẬP KỶ TỚI? (Phần 1)
- Thứ tư - 05/01/2022 03:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Hãy xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến vị thế bán khí tự nhiên của Liên bang Nga trong ván bài địa chính trị, việc sử dụng đòn tổng hợp khí đốt, quân sự… liệu có thể đem lại những tác động tích cực đến vị thế của nước này trên trường quốc tế hay không?” - phân tích của tác giả Phúc Lai từ Hà Nội.
Trước đầu tháng 12/2021, giá khí đốt tự nhiên cung cấp trên thị trường Châu Âu liên tục tăng nhưng chỉ bước sang tháng, thì mức giá lại hạ nhiệt với tốc độ nhanh cũng không kém. Đó chính là câu chuyện của vai trò cung cấp khí tự nhiên đường ống của Liên bang Nga và sự chuyển hướng của những con tàu chở khí hóa lỏng từ Châu Á sang Châu Âu, vậy câu hỏi đặt ra sẽ là: viễn cảnh cho khí đốt tự nhiên bán bằng đường ống của Liên bang Nga trong tương lai sẽ ra sao trong một hai thập kỷ tới, “vũ khí khí đốt” của V. Putin còn hữu dụng như trước hay không?
Trong bài “Liệu có nổ ra cuộc chiến tranh Nga – Ukraine?”, tôi đã đưa ra vấn đề một cách sơ bộ là việc Liên bang Nga tập trung quân về gần biên giới phía Tây của nước này với láng giềng Ukraine cũng được đặt trong chính bối cảnh mùa đông đang đến gần, một nước Đức đang có sự chuyển giao quyền lực với sự về hưu của bà Thủ tướng Angela Merkel, đường ống khí tự nhiên của Nga qua biển Baltic “Dòng chảy Phương Bắc – 2” (Northstream – 2) sang Đức vẫn chưa được vận hành chính thức để bán hàng.
Việc chuyển hướng của những con tàu vận tải khí hóa lỏng khổng lồ có đích đến nhẽ ra là Châu Á, không có câu trả lời nào khác là do sự ấm lên của khí hậu toàn cầu, dẫn đến việc Trung Quốc giảm mua. Cho đến đầu tuần thứ ba của tháng 12/2021 vẫn chưa có đợt lạnh nào đáng kể và dịp Giáng sinh là đợt rét đậm được dự báo, cũng không quá nặng nề. Đánh giá về tác động của yếu tố này lên thị trường năng lượng toàn cầu cần căn cứ vào nền nhiệt nói chung của toàn thế giới và một vùng khí hậu nào đó, ví dụ như Châu Âu. Sự nóng lên toàn cầu không có nghĩa là không có rét đậm, thậm chí những đợt rét đậm đến rất khốc liệt với nhiệt độ rất thấp và dẫn đến băng giá, tuyết rơi dày kèm bão chẳng hạn… nhưng tổng thể sẽ không kéo dài, ngược lại số ngày nắng nóng trong năm cũng như đỉnh nhiệt độ cao sẽ ngày càng xác lập những kỷ lục mới.
Quá trình ấm lên toàn cầu sẽ dẫn đến những xu thế không thể đảo ngược: về lâu dài, các cam kết về chính sách khí hậu của Châu Âu sẽ dẫn đến việc loại bỏ dần khí tự nhiên hóa thạch sau quá trình chuyển đổi năng lượng trong những thập kỷ tới. Các dự án “năng lượng xanh” giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch ngày càng nhận được sự ủng hộ về chính sách của các chính phủ Châu Âu. Nếu như trước đây việc này còn gây ra những băn khoăn về hiệu quả đầu tư, thì nay nó còn có được cả sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhận thức của dân cư Châu Âu, thể hiện ở việc xuất hiện nhiều hơn các thành phố đi xe đạp để loại bỏ dần phương tiện giao thông cá nhân là xe hơi.
Với thái độ và hành động cụ thể của các nước phát triển hiện nay với những hiệp định, hiệp ước quốc tế về chống biến đổi khí hậu, chúng ta chỉ có thể hy vọng những tác động tích cực của con người lên quá trình tăng nhiệt khí quyển toàn cầu vào cỡ ngoài nửa thế kỷ nữa trở ra. Thậm chí nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump còn rút ra khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, là một trong những bước lùi của Hoa Kỳ trong đóng góp cho những tiến bộ của thế giới.
Vậy trong câu chuyện ở đây, hãy xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến vị thế bán khí tự nhiên của Liên bang Nga trong ván bài địa chính trị, việc sử dụng đòn tổng hợp khí đốt, quân sự… liệu có thể đem lại những tác động tích cực đến vị thế của nước này trên trường quốc tế hay không?
Đầu tiên, cần đánh giá vai trò, tương quan của các nước xuất khẩu dầu – khí, tức là các quốc gia cung cấp năng lượng hóa thạch với nhau. Hãy nhớ lại thời điểm năm 2014 là năm nước Nga tiến hành việc sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine thành một phần lãnh thổ của mình, dẫn đến một loạt các biện pháp trừng phạt của Phương Tây áp đặt lên nước này. Từ đó, dẫn đến một loạt những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến ngành xuất khẩu dầu khí của Nga, như việc tiếp cận các nguồn tín dụng quốc tế, gia hạn các khoản tín dụng sẵn có của các doanh nghiệp dầu khí Nga, các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến việc xây dựng và vận hành những đường ống dẫn dầu và đặc biệt là khí tự nhiên của Nga bán sang thị trường truyền thống Châu Âu…
Đặc biệt, không thể quên được cú hạ giá dầu mỏ trên thị trường toàn cầu ngay sau thời điểm đó, đã có lúc giá dầu thô thế giới xuống mức hơn 30 đô-la Mỹ/thùng, mà với công nghệ từ thời Xô-viết, ngành dầu khí Nga chỉ có thể có lãi khi giá dầu thế giới ở mức trên 70 đô-la Mỹ/thùng. Người ta giải thích lần hạ giá dầu này là việc tham gia vào thị trường xuất khẩu dầu khí của những doanh nghiệp dầu khí đá phiến Mỹ, “cú ra đòn” này là thành quả của công nghệ khai thác dầu đá phiến mà không ảnh hưởng đến môi trường, là vấn đề vốn đang bị pháp luật Hoa Kỳ xiết rất chặt chẽ.
Từ đó đến nay, quá trình này chưa hề dừng lại, thậm chí nhờ sự tiếp tay của đại dịch toàn cầu Covid-19, nó còn xác lập kỷ lục mới: tháng 4/2020 ghi nhận giá dầu cất trung gian Tây Texas (WTI) giảm xuống 15,57 đô-la Mỹ/thùng, giảm 14,83% so với phiên trước và giảm 76,13% so với cùng kỳ năm 2019; trong khi đó, giá dầu Brent dao động ở mức 27,90 đô-la Mỹ/thùng. Thời điểm ấy, V. Putin đã rất cố gắng cùng các nước OPEC đưa ra những nỗ lực cắt giảm sản lượng để nâng giá dầu. Kết quả khả quan đạt được trong năm 2021: ngày 4/1 giá dầu Brent biển Bắc là 51,09 đô-la Mỹ/thùng đạt đỉnh 85,82 đô-la Mỹ/thùng ngày 20/10, và từ đó lại bắt đầu giảm nhẹ về mức giá trên 70 đô-la Mỹ/thùng. (Nguồn: Oilprice.com)
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá dầu bằng cắt giảm sản lượng luôn là con dao hai lưỡi mà bất cứ nhà xuất khẩu dầu khí nào cũng không muốn, vì nó đồng nghĩa với việc thu hẹp thị phần, và người thiệt hại nhất luôn là người có điều kiện khai thác khó khăn hơn, công nghệ lạc hậu hơn và chất lượng hàng hóa thấp hơn – những yếu tố mà Nga hội đủ cả. Với V. Putin, câu chuyện bán dầu khí chỉ thực sự có lợi với một thị trường toàn cầu tăng trưởng nóng, dầu khoan lên bao nhiêu bán cũng hết, giá càng cao càng bán chạy. Thời hoàng kim này – khi giá dầu thế giới ở mức trên 100 đô-la Mỹ/thùng cũng đã qua đến cỡ hai thập kỷ rồi và với xu thế hiện nay chắc không có khả năng lặp lại – chủ yếu là do sự phát triển của công nghệ của nền kinh tế sản xuất thế giới nói chung, đặc biệt là “công xưởng của thế giới” Trung Quốc.
Trong bài “Liệu có nổ ra cuộc chiến tranh Nga – Ukraine?”, tôi đã đưa ra vấn đề một cách sơ bộ là việc Liên bang Nga tập trung quân về gần biên giới phía Tây của nước này với láng giềng Ukraine cũng được đặt trong chính bối cảnh mùa đông đang đến gần, một nước Đức đang có sự chuyển giao quyền lực với sự về hưu của bà Thủ tướng Angela Merkel, đường ống khí tự nhiên của Nga qua biển Baltic “Dòng chảy Phương Bắc – 2” (Northstream – 2) sang Đức vẫn chưa được vận hành chính thức để bán hàng.
Việc chuyển hướng của những con tàu vận tải khí hóa lỏng khổng lồ có đích đến nhẽ ra là Châu Á, không có câu trả lời nào khác là do sự ấm lên của khí hậu toàn cầu, dẫn đến việc Trung Quốc giảm mua. Cho đến đầu tuần thứ ba của tháng 12/2021 vẫn chưa có đợt lạnh nào đáng kể và dịp Giáng sinh là đợt rét đậm được dự báo, cũng không quá nặng nề. Đánh giá về tác động của yếu tố này lên thị trường năng lượng toàn cầu cần căn cứ vào nền nhiệt nói chung của toàn thế giới và một vùng khí hậu nào đó, ví dụ như Châu Âu. Sự nóng lên toàn cầu không có nghĩa là không có rét đậm, thậm chí những đợt rét đậm đến rất khốc liệt với nhiệt độ rất thấp và dẫn đến băng giá, tuyết rơi dày kèm bão chẳng hạn… nhưng tổng thể sẽ không kéo dài, ngược lại số ngày nắng nóng trong năm cũng như đỉnh nhiệt độ cao sẽ ngày càng xác lập những kỷ lục mới.
Quá trình ấm lên toàn cầu sẽ dẫn đến những xu thế không thể đảo ngược: về lâu dài, các cam kết về chính sách khí hậu của Châu Âu sẽ dẫn đến việc loại bỏ dần khí tự nhiên hóa thạch sau quá trình chuyển đổi năng lượng trong những thập kỷ tới. Các dự án “năng lượng xanh” giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch ngày càng nhận được sự ủng hộ về chính sách của các chính phủ Châu Âu. Nếu như trước đây việc này còn gây ra những băn khoăn về hiệu quả đầu tư, thì nay nó còn có được cả sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhận thức của dân cư Châu Âu, thể hiện ở việc xuất hiện nhiều hơn các thành phố đi xe đạp để loại bỏ dần phương tiện giao thông cá nhân là xe hơi.
Với thái độ và hành động cụ thể của các nước phát triển hiện nay với những hiệp định, hiệp ước quốc tế về chống biến đổi khí hậu, chúng ta chỉ có thể hy vọng những tác động tích cực của con người lên quá trình tăng nhiệt khí quyển toàn cầu vào cỡ ngoài nửa thế kỷ nữa trở ra. Thậm chí nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump còn rút ra khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, là một trong những bước lùi của Hoa Kỳ trong đóng góp cho những tiến bộ của thế giới.
Vậy trong câu chuyện ở đây, hãy xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến vị thế bán khí tự nhiên của Liên bang Nga trong ván bài địa chính trị, việc sử dụng đòn tổng hợp khí đốt, quân sự… liệu có thể đem lại những tác động tích cực đến vị thế của nước này trên trường quốc tế hay không?
Đầu tiên, cần đánh giá vai trò, tương quan của các nước xuất khẩu dầu – khí, tức là các quốc gia cung cấp năng lượng hóa thạch với nhau. Hãy nhớ lại thời điểm năm 2014 là năm nước Nga tiến hành việc sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine thành một phần lãnh thổ của mình, dẫn đến một loạt các biện pháp trừng phạt của Phương Tây áp đặt lên nước này. Từ đó, dẫn đến một loạt những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến ngành xuất khẩu dầu khí của Nga, như việc tiếp cận các nguồn tín dụng quốc tế, gia hạn các khoản tín dụng sẵn có của các doanh nghiệp dầu khí Nga, các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến việc xây dựng và vận hành những đường ống dẫn dầu và đặc biệt là khí tự nhiên của Nga bán sang thị trường truyền thống Châu Âu…
Đặc biệt, không thể quên được cú hạ giá dầu mỏ trên thị trường toàn cầu ngay sau thời điểm đó, đã có lúc giá dầu thô thế giới xuống mức hơn 30 đô-la Mỹ/thùng, mà với công nghệ từ thời Xô-viết, ngành dầu khí Nga chỉ có thể có lãi khi giá dầu thế giới ở mức trên 70 đô-la Mỹ/thùng. Người ta giải thích lần hạ giá dầu này là việc tham gia vào thị trường xuất khẩu dầu khí của những doanh nghiệp dầu khí đá phiến Mỹ, “cú ra đòn” này là thành quả của công nghệ khai thác dầu đá phiến mà không ảnh hưởng đến môi trường, là vấn đề vốn đang bị pháp luật Hoa Kỳ xiết rất chặt chẽ.
Từ đó đến nay, quá trình này chưa hề dừng lại, thậm chí nhờ sự tiếp tay của đại dịch toàn cầu Covid-19, nó còn xác lập kỷ lục mới: tháng 4/2020 ghi nhận giá dầu cất trung gian Tây Texas (WTI) giảm xuống 15,57 đô-la Mỹ/thùng, giảm 14,83% so với phiên trước và giảm 76,13% so với cùng kỳ năm 2019; trong khi đó, giá dầu Brent dao động ở mức 27,90 đô-la Mỹ/thùng. Thời điểm ấy, V. Putin đã rất cố gắng cùng các nước OPEC đưa ra những nỗ lực cắt giảm sản lượng để nâng giá dầu. Kết quả khả quan đạt được trong năm 2021: ngày 4/1 giá dầu Brent biển Bắc là 51,09 đô-la Mỹ/thùng đạt đỉnh 85,82 đô-la Mỹ/thùng ngày 20/10, và từ đó lại bắt đầu giảm nhẹ về mức giá trên 70 đô-la Mỹ/thùng. (Nguồn: Oilprice.com)
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá dầu bằng cắt giảm sản lượng luôn là con dao hai lưỡi mà bất cứ nhà xuất khẩu dầu khí nào cũng không muốn, vì nó đồng nghĩa với việc thu hẹp thị phần, và người thiệt hại nhất luôn là người có điều kiện khai thác khó khăn hơn, công nghệ lạc hậu hơn và chất lượng hàng hóa thấp hơn – những yếu tố mà Nga hội đủ cả. Với V. Putin, câu chuyện bán dầu khí chỉ thực sự có lợi với một thị trường toàn cầu tăng trưởng nóng, dầu khoan lên bao nhiêu bán cũng hết, giá càng cao càng bán chạy. Thời hoàng kim này – khi giá dầu thế giới ở mức trên 100 đô-la Mỹ/thùng cũng đã qua đến cỡ hai thập kỷ rồi và với xu thế hiện nay chắc không có khả năng lặp lại – chủ yếu là do sự phát triển của công nghệ của nền kinh tế sản xuất thế giới nói chung, đặc biệt là “công xưởng của thế giới” Trung Quốc.
Nhắc đến Trung Quốc, nhân tiện chúng ta bước sang một chủ đề liên quan: thế giới chắc chắn sẽ có sự đổi vai, người mua có thể trở thành người bán, thậm chí có thể vừa là người mua lớn nhất và ngày càng trở thành tay buôn bán máu mặt. Nếu như giá dầu thế giới đã có những cú hạ gây sốc với sự tham gia của những doanh nghiệp dầu khí đá phiến sét Hoa Kỳ, thì cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc chiến. Trung Quốc với tư cách là nước có trữ lượng dầu khí đá phiến sét lớn nhất thế giới mà xưa nay là nước nhập khẩu dầu khí cũng hàng lớn nhất thế giới, chẳng thể giấu được sự thèm khát với mỏ vàng dưới ngay nền nhà của mình. Vấn đề của họ chỉ còn là có “chôm chỉa” được công nghệ khai thác của Hoa Kỳ hay không mà thôi – với công nghệ sẵn có của Trung Quốc hiện nay đang cho một giá thành dầu khí phiến sét cao không có lợi cho kinh doanh.
Tháng 1/2021, Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec Limited, công ty dầu khí tính về doanh thu lớn thứ năm thế giới) đã thông báo hoàn thành giai đoạn một dự án khí đá phiến Uy Vinh (Weirong) nằm trên địa bàn hai huyện Uy Viễn và Vinh Huyện của các địa cấp thị Nội Giang và Tự Cống, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Dự án này sản xuất 3,5 triệu m3/ngày, có công suất sản xuất hàng năm là 1 tỷ m3 mỗi năm, theo Sinopec. Trữ lượng đã được chứng minh là tổng cộng 124,7 tỉ m3 ở độ sâu giếng trung bình là 3.750 mét.
Sinopec cho biết họ đã khoan 56 giếng gắn với 8 giàn khoan trong giai đoạn đầu tiên, bắt đầu vào cuối năm 2019. Tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước hiện sẽ tiến hành Giai đoạn 2 với kế hoạch nâng công suất sản lượng hàng năm của Uy Vinh lên 3 tỉ m3 vào năm 2022, sản lượng được cho là đủ để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu của 16 triệu hộ gia đình. Còn theo nguồn tin mới nhất từ Reuter, hiện Uy Vinh đang cho sản lượng 3,5 triệu m3 khí mỗi ngày.
Mỏ Uy Vinh là khu phát triển khí đá phiến lớn thứ hai của Trung Quốc, sau mỏ Phù Lăng (Fuling, địa cấp Khu thuộc thành phố Trùng Khánh,) dự án khí đá phiến thương mại lớn đầu tiên của Trung Quốc, nằm ở phía đông gần thành phố Trùng Khánh.
Vào tháng 11, Sinopec đã ghi nhận sản lượng khí đá phiến hàng ngày cao nhất từ trước đến nay của Trung Quốc ở mức 20,62 triệu m3 tại Phù Lăng cung cấp cho đường ống dẫn khí đốt Đông Tứ Xuyên và đáp ứng nhu cầu khí đốt hàng ngày của 40 triệu hộ gia đình, theo trang web của Sinopec. Sinopec ngày 14/12/2021 cho biết họ đã bổ sung 104,88 tỷ m3 trữ lượng khí tự nhiên mới được xác minh tại lô Bạch Mã ở mỏ khí đá phiến Phù Lăng, số liệu trữ lượng này đã được Bộ Tài nguyên Trung Quốc chứng nhận, nâng tổng trữ lượng đã được chứng minh của mỏ lên gần 900 tỉ m3, chiếm 34% tổng trữ lượng khí đá phiến đã được kiểm chứng của Trung Quốc.
Rõ ràng Trung Quốc hoàn toàn không giấu giếm tham vọng của mình, bước đầu giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn dầu khí nhập khẩu và tiếp theo đó là ngồi vào cùng mâm chia chiếc bánh với các quốc gia xuất khẩu truyền thống. Đã chứng kiến tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của nền kinh tế này trong bốn thập kỷ rưỡi qua, và với mức độ “khát cả tiền lẫn năng lượng” của họ, chúng ta cũng sẽ không nghi ngờ rằng chỉ trong một thời gian ngắn, họ sẽ qua mặt một số nhà cung cấp gạo cội, mà Nga là một tay đua có thể đánh giá là khá ì ạch trên đường pít…
(*) Tác giả là luật sư, blogger, nhà nghiên cứu giáo dục, người truyền cảm hứng cho các em nhỏ qua các khóa “Cảm thụ văn học” miễn phí. Đã xuất bản 4 cuốn sách về đề tài giáo dục và đồng hành với trẻ em.