Vụ MH17: VÒNG KIM CÔ ĐANG SIẾT LẠI VỚI LIÊN BANG NGA
- Thứ năm - 29/09/2016 22:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Nga đã và đang phủ nhận tất cả, tuy nhiên mọi cố gắng của họ có vẻ như chỉ có thể kéo dài được cái kết cục tất yếu. Những nạn nhân xấu số đã không thể trở về nhưng công lý phải được thực hiện!”.
Như chúng ta đã biết, ngày 17-7-2014 máy bay B777, chuyến bay MH17 tuyến Amsterdam - Kuala Lumpu của hãng hàng không Malasia Airlines bị rơi tại miền Đông Nam Ukraine, nơi khi ấy đang xảy ra chiến sự giữa quân đội Ukraine và phe ly khai được Liên bang Nga ủng hộ. 298 người vô tội đã bị thiệt mạng.
Để điều tra vụ trên, một Ủy ban Điều tra Quốc tế (JIT - The Joint Investigation Team) đã được thành lập. Theo quy định của hàng không quốc tế, ủy ban này do Hà Lan (nơi máy bay xuất phát và là nước có nhiều nạn nhân nhất) đứng đầu và có các thành viên đến từ Malaysia, Ukraine (nơi máy bay rơi) và Úc, Bỉ (nạn nhân).
Nước Nga, về mặt lý thuyết ko hề có liên quan gì đến tai nạn nói trên, cũng không phải là thành viên của ủy ban điều tra, đã tích cực tham gia vào vụ việc này. Các cơ quan nhà nước và viên chức cao cấp của Nga, kể cả Bộ Quốc phòng Nga và hệ thống phương tiện truyền thông khổng lồ của Nga vào cuộc ngay từ ngày đầu tiên.
Họ đưa ra nhiều kết luận nhanh chóng, “chắc như đinh đóng cột” và hoàn toàn đổ lỗi cho Ukraine, nhưng các kết luận này thay đổi liên tục tùy vào tình hình và các kết quả trung gian mà JIT công bố. Đầu tiên là kết luận máy bay bị mật vụ Ukraine (hay CIA) đặt bom, sau đấy là khẳng định bị máy bay Su-25 của Ukraine bắn, và khi bị bác bỏ thì lại đưa ra kết luận là do tên lửa BUK của Ukraine...
Nhà sản xuất tên lửa BUK của Nga Almas-Altei cũng tham gia hăng hái và đưa ra một bản thuyết trình hùng hồn là tên lửa đấy được bắn từ lãnh thổ do chính quyền Ukraine kiểm soát và chỉ Ukraine có (sau này bị bác bỏ là bằng chứng giả tạo).
Điều đáng tiếc là nhiều khi, các phương tiện truyền thông của Việt Nam đã đồng loạt đứng về phía Nga trong cuộc chiến thông tin dối trá này (*).
Năm nước điều tra chung trong trường hợp MH17 - Hà Lan, Malaysia, Úc, Bỉ và Ukraine đã kêu gọi lập một tòa án trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Trong một cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc ngày 29-7-2015 , 11 nước đã chấp thuận nghị quyết về viêc này, Trung Quốc, Venezuela và Angola bỏ phiếu trắng, chỉ riêng Nga đã dùng phiếu phủ quyết bác bỏ.
Quyết định phủ quyết của Liên bang Nga đã gây một phản ứng chỉ trích kịch liệt từ các nước ủng hộ nghị quyết này (**). Họ tuyên bố sẽ tìm một cơ chế khác để đưa các thủ phạm trong vụ việc MH17 này ra ánh sáng và buộc chúng phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Khác với việc điều tra nhanh chóng (và luôn luôn có lợi cho mình) của phía Nga, JIT tiến hành điều tra rất chậm và công phu. Có hơn 12 nước tham gia vào các hoạt động này. Ngoài việc điều tra tỷ mỷ hiện trường, được biết JIT được tiếp cận các bức ảnh vệ tinh tuyệt mật của Mỹ và Anh, còn ở Phần Lan thì họ tiến hành thử nghiệm bắn tên lửa BUK tương tự. Theo thông báo, JIT đã thu thập được rất nhiều chứng cớ chắc chắn “để có thể trình ra tòa”.
Để điều tra vụ trên, một Ủy ban Điều tra Quốc tế (JIT - The Joint Investigation Team) đã được thành lập. Theo quy định của hàng không quốc tế, ủy ban này do Hà Lan (nơi máy bay xuất phát và là nước có nhiều nạn nhân nhất) đứng đầu và có các thành viên đến từ Malaysia, Ukraine (nơi máy bay rơi) và Úc, Bỉ (nạn nhân).
Nước Nga, về mặt lý thuyết ko hề có liên quan gì đến tai nạn nói trên, cũng không phải là thành viên của ủy ban điều tra, đã tích cực tham gia vào vụ việc này. Các cơ quan nhà nước và viên chức cao cấp của Nga, kể cả Bộ Quốc phòng Nga và hệ thống phương tiện truyền thông khổng lồ của Nga vào cuộc ngay từ ngày đầu tiên.
Họ đưa ra nhiều kết luận nhanh chóng, “chắc như đinh đóng cột” và hoàn toàn đổ lỗi cho Ukraine, nhưng các kết luận này thay đổi liên tục tùy vào tình hình và các kết quả trung gian mà JIT công bố. Đầu tiên là kết luận máy bay bị mật vụ Ukraine (hay CIA) đặt bom, sau đấy là khẳng định bị máy bay Su-25 của Ukraine bắn, và khi bị bác bỏ thì lại đưa ra kết luận là do tên lửa BUK của Ukraine...
Nhà sản xuất tên lửa BUK của Nga Almas-Altei cũng tham gia hăng hái và đưa ra một bản thuyết trình hùng hồn là tên lửa đấy được bắn từ lãnh thổ do chính quyền Ukraine kiểm soát và chỉ Ukraine có (sau này bị bác bỏ là bằng chứng giả tạo).
Điều đáng tiếc là nhiều khi, các phương tiện truyền thông của Việt Nam đã đồng loạt đứng về phía Nga trong cuộc chiến thông tin dối trá này (*).
Năm nước điều tra chung trong trường hợp MH17 - Hà Lan, Malaysia, Úc, Bỉ và Ukraine đã kêu gọi lập một tòa án trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Trong một cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc ngày 29-7-2015 , 11 nước đã chấp thuận nghị quyết về viêc này, Trung Quốc, Venezuela và Angola bỏ phiếu trắng, chỉ riêng Nga đã dùng phiếu phủ quyết bác bỏ.
Quyết định phủ quyết của Liên bang Nga đã gây một phản ứng chỉ trích kịch liệt từ các nước ủng hộ nghị quyết này (**). Họ tuyên bố sẽ tìm một cơ chế khác để đưa các thủ phạm trong vụ việc MH17 này ra ánh sáng và buộc chúng phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Khác với việc điều tra nhanh chóng (và luôn luôn có lợi cho mình) của phía Nga, JIT tiến hành điều tra rất chậm và công phu. Có hơn 12 nước tham gia vào các hoạt động này. Ngoài việc điều tra tỷ mỷ hiện trường, được biết JIT được tiếp cận các bức ảnh vệ tinh tuyệt mật của Mỹ và Anh, còn ở Phần Lan thì họ tiến hành thử nghiệm bắn tên lửa BUK tương tự. Theo thông báo, JIT đã thu thập được rất nhiều chứng cớ chắc chắn “để có thể trình ra tòa”.
Ngày hôm qua, ngày 28-9-2016, sau hơn hai năm điều tra, JIT đã ra kết luận tạm thời về vụ MH17 này như sau:
- Máy bay MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa BUK 9M38 (chỉ có ở quân đội Nga - chú thích của tác giả).
- Vị trí bắn tên lửa BUK được xác đinh rõ là nằm trong vùng ly khai kiểm soát vào thời điểm đó.
- Tên lửa BUK này được đưa từ Nga vào Ukraine và được đem trở lại Nga ngay sau khi vụ việc xảy ra.
- JIT không xem xét đến trách nhiệm của Ukraine về việc không đóng cửa không phận miền Đông Nam trong lúc xảy ra chiến sự.
- JIT xác định đựơc gần 100 cá nhân có liên đới trách nhiệm trong vụ việc này và họ sẽ tiếp trục điều tra để công bố tên các thủ phạm (dự tính vào năm 2017-2018). Hiện JIT chỉ công bố tên hai người có liên quan đến vụ này, JIT cũng chưa quy kết trách nhiệm cho bất cứ nhà nước, tổ chức hay cá nhân nào mà sẽ đưa vào bản kết luận sau.
- JIT khẳng định vai trò của mình là thu thập chứng cứ, vụ việc sẽ kết thúc bằng một phiên tòa dành cho các thủ phạm.
Kết luận của JIT nhận được sự công nhận và hoan nghênh của EU, Mỹ, Đức, Ukraine và nhiều nước. Liên bang Nga tất nhiên là phản đối kịch liệt, nhưng có vẻ đến lúc này không còn ai tin họ nữa.
Vậy những hậu quả gì sẽ đến đối với các bên có liên quan?
Để hiểu thêm về việc này, ta quay lại hồ sơ một vụ tương tự: Pan Am Flight 103.
Ngày 21-12-1988 chiếc máy bay B747 của Pan Am Flight 103 bay chặng London - New York đã bị nổ tung tại bầu trời Lockerbie (Anh) gây ra cái chết của 270 người. Sau gần ba năm điều tra , tháng 11-1991, Ủy ban Điều tra Hỗn hợp của Anh và Mỹ đã đưa ra kết luận đích danh các nhân viên tình báo của Libya đã gây ra vụ nổ bom này. Libya phủ nhận, còn Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc thông qua lệnh trừng phạt quốc gia này.
Sau một thời gian dài đàm phán ròng rã, năm 1999 lãnh đạo Libya - ông Gaddafi đồng ý giao các nhân viên tình báo cho tòa án quốc tế xử. Năm 2003 Libya thừa nhận trách nhiệm trong vụ nổ này và đồng ý bồi thường thiêt hại 10 triệu USD cho mỗi nạn nhân.
Sự sụp đổ của chính quyền Kaddafi và cái chết của ông ta vào năm 2011 tuy không có liên quan trực tiếp đến vụ Pan Am Flight 103, nhưng vụ này có thể được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tất cả các cường quốc Phương Tây và NATO xông vào “đánh hội đồng” Libya vào năm 2011, dẫn đến kết cục thảm khóc cho Kaddafi.
Quay lai vụ MH17, có thể thấy sự việc còn khó khăn hơn vụ Pan Am 103 nhiều. Quốc gia bị tình nghi trong vụ này là cường quốc hạt nhân, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với quyền phủ quyết.
Có thể thấy ngay một vài hậu quả “nhãn tiền” sau:
- Tuy JIT chưa quy trách nhiệm cụ thể, nhưng mũi dùi của công luận và truyền thông thế giới đều nhắm vào nước Nga. Lại một đòn giáng nữa vào uy tín không mấy tốt đẹp của Nga cùng Tổng thống Putin, và gây ảnh hưởng lên khả năng Nga bị kéo dài các biện pháp trừng phạt kinh tế đang có.
- Các hãng hàng không và các thân nhân của những người bị nạn sẽ kiện chính phủ Nga ra tòa với các đòi hỏi bồi thường nhiều tỷ USD. Sẽ không khó để thấy họ sẽ thắng. Nga tất nhiên sẽ không đồng ý bồi thường, đến lúc đấy sẽ diễn ra việc tịch thu và phong tỏa tài sản cua Nga ở nước ngoài.
Các diễn biến tiếp theo sẽ phụ thuộc vào danh sách các thủ phạm mà JIT sẽ công bố vào năm 2017-2018. Nếu trong danh sách đấy có tên Putin và các quan chức cao cấp của Nga, muốn hay không, dưới sức áp của công luận, các chính phủ Phương Tây buộc phải trừng phạt Nga và “cách ly”, truy tố các quan chức này, kể cả Putin. Hậu quả đối với Nga sẽ nặng nề.
Tuy nhiên việc điều tra tiếp theo của JIT sẽ vô cùng khó khăn. Các quan sát viên cho rằng, lãnh đạo Nga dĩ nhiên đã biết rõ lý do và thủ phạm của vụ MH17 từ ngày đầu tiên và đã có nhiều hành động để xóa dấu vết. Ví dụ: các quân nhân của lữ đoàn 53, được cho là đã điều hành trạm tên lửa BUK nói trên, đã bị thuyên chuyển đi các nơi bí mật, hiện nay không ai có thể tìm được họ hay thậm chí cả người thân của họ.
Nga đã và đang phủ nhận tất cả, đẩy hết lỗi về phía Ukraine (**). Tuy nhiên mọi cố gắng của họ có vẻ như chỉ có thể kéo dài được cái kết cục tất yếu. Vòng kim cô trừng phạt vẫn theo đúng trình tự luật pháp đang từ từ siết chặt vào đầu họ. Những nạn nhân xấu số đã không thể trở về nhưng công lý phải được thực hiện!
Ghi chú:
(*) Là người sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính trong gần ba mươi năm nay, tác giả có thể kết luận rằng, mức độ dối trá và tẩy não của bộ máy truyền thông Nga đã đạt đến mức cực điểm: so với nó, hệ thống tuyên tuyền của Goebbels - Đức Quốc xã ngày trước chỉ là trò trẻ con.
(**) Không chỉ trong trường hợp này, mà trên mọi các diễn đàn quốc tế, chính quyền Nga luôn phản đối và phủ quyết việc thành lập các ủy ban, tòa án quốc tế để điều tra vụ MH17.