VIỆT NAM VẪN THUỘC “VÒNG NGOÀI” TRONG CUỘC ĐUA NHẬP CẢNH EU
- Thứ hai - 29/06/2020 03:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Rốt cục thì Việt Nam - bên cạnh những “ông lớn” khác như Mỹ, Nga, Israel... - vẫn chưa lọt vào danh sách sẽ được đưa ra biểu quyết vào ngày mai, 28-6, gồm các quốc gia mà công dân sẽ được tự do nhập cảnh EU từ đầu tháng 7-2020, theo những nguồn tin từ báo chí Pháp và Ý.
Những cuộc họp của đại diện 27 nước thành viên Liên Âu đã diễn ra xung quanh hai danh sách được coi là “tốt” và “tồi”, ám chỉ nhóm các quốc gia không có nhiều công dân mang mầm bệnh tiềm năng, và nhóm khác, gồm nhiều công dân có khả năng lây nhiễm Covid-19, theo thông tin của mạng Ý corriere.it.
Tranh luận diễn ra dai dẳng, từ thứ Năm, qua thứ Sáu để chốt được một danh sách các “ứng viên” sẽ được đưa ra bỏ phiếu vào thứ Hai, nhưng hai ngày cuối tuần vẫn là lúc chính giới EU tập trung bàn luận, có lúc gay gắt. Truyền thông chính thức của Liên Âu không thấy đưa tin, trong khi một số nguồn khác thì rò rỉ một số chi tiết mà độ khả tín chưa thật rõ ràng.
Dường như, thoạt tiên, một danh sách “tốt” gồm 54 quốc gia đã được đưa ra, trong khi danh sách “tồi” gồm 47 nước. Từng quốc gia được Liên Âu đặt lên “bàn cân”, với hệ tiêu chí cũng chỉ có được sau những tranh luận đa chiều, bao hàm cả khía cạnh y tế, dịch bệnh, và cả những yếu tố chính trị.
Rốt cục, sau khi các thành viên EU thống nhất được các tiêu chí, danh sách “tốt” được rút ngắn rất nhiều, chỉ còn 14-15 quốc gia, gồm Úc, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Rwanda, Thái Lan, Uruguay, Algeria, Marocco, Tunisia, Montenegro, Serbia, Georgia và Thành quốc Vatican.
Công dân các nước này có thể nhập cảnh EU kể từ ngày 1-7, và đây là kết quả thỏa thuận đưa ra vào hồi hơn 22h ngày thứ Sáu 26-6 của đại diện 27 nước thành viên EU. Trong giai đoạn chuyển giao trước Brexit, Vương quốc Anh vẫn là nước thành viên của EU nên vẫn hưởng quy chế thành viên.
Các điều kiện được áp dụng để lựa chọn việc chấp nhận hay không đối với công dân các nước ngoài EU là: 1. nước đó đã làm chủ được tình hình dịch bệnh hay chưa? 2. tình hình dịch bệnh ở đó phải không tồi hơn ở Châu Âu, cụ thể là số ca nhiễm mới mỗi ngày không cao hơn con số trung bình ở Châu Âu - 16 ca /100.000 dân trong vòng 14 ngày liên tiếp và tiếp tục giảm.
Với tiêu chí này, hiện nay có 54 nước trong danh sách không được nhập cảnh Liên Âu, trong đó có Mỹ, Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, theo mạng amp.lepoint.fr.
Một yếu tố quyết định khác cũng được các đại sứ của 27 nước thành viên đưa ra, đó là sự khả tín của các con số thống kê do các nước cung cấp. Một chỉ số về “độ tin cậy” của hệ thống y tế các quốc gia được đưa ra xem xét, và tiêu chí này đã gây nên nhiều tranh luận, vì được xem là yếu tố mang tính chính trị nhất.
Trung Quốc được nêu ra như một trường hợp đặc biệt: khách du lịch đến từ quốc gia được xem như khởi nguồn của Covid-19 chỉ có thể nhập cảnh Liên Âu nếu chính phủ nước này cũng áp dụng điều kiện đối ứng tương đương đối với người nhập cảnh đến từ khối Cộng đồng Chung Châu Âu.
Mặc dù mỗi nước thành viên của EU có quyền bảo lưu quyết định cho việc mở biên trước một số nước thuộc danh sách “tốt” - đó là đặc quyền của họ - nhưng tất cả cùng thống nhất trong việc đóng biên đối với các nước thuộc danh sách “tồi”, tức là nơi tình hình dịch bệnh vẫn còn nghiêm trọng.
Danh sách các nước có công dân được nhập cảnh Liên Âu theo dự tính sẽ được đưa ra bỏ phiếu ngày 28-6, và trong đó chưa có Việt Nam. Với số phiếu thuận quá bán, quyết định sẽ lập tức có hiệu lực kể từ 1-7. Danh sách “tốt” sẽ được cập nhật hai tuần một lần để phù hợp với tình hình mới.
Tranh luận diễn ra dai dẳng, từ thứ Năm, qua thứ Sáu để chốt được một danh sách các “ứng viên” sẽ được đưa ra bỏ phiếu vào thứ Hai, nhưng hai ngày cuối tuần vẫn là lúc chính giới EU tập trung bàn luận, có lúc gay gắt. Truyền thông chính thức của Liên Âu không thấy đưa tin, trong khi một số nguồn khác thì rò rỉ một số chi tiết mà độ khả tín chưa thật rõ ràng.
Dường như, thoạt tiên, một danh sách “tốt” gồm 54 quốc gia đã được đưa ra, trong khi danh sách “tồi” gồm 47 nước. Từng quốc gia được Liên Âu đặt lên “bàn cân”, với hệ tiêu chí cũng chỉ có được sau những tranh luận đa chiều, bao hàm cả khía cạnh y tế, dịch bệnh, và cả những yếu tố chính trị.
Rốt cục, sau khi các thành viên EU thống nhất được các tiêu chí, danh sách “tốt” được rút ngắn rất nhiều, chỉ còn 14-15 quốc gia, gồm Úc, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Rwanda, Thái Lan, Uruguay, Algeria, Marocco, Tunisia, Montenegro, Serbia, Georgia và Thành quốc Vatican.
Công dân các nước này có thể nhập cảnh EU kể từ ngày 1-7, và đây là kết quả thỏa thuận đưa ra vào hồi hơn 22h ngày thứ Sáu 26-6 của đại diện 27 nước thành viên EU. Trong giai đoạn chuyển giao trước Brexit, Vương quốc Anh vẫn là nước thành viên của EU nên vẫn hưởng quy chế thành viên.
Các điều kiện được áp dụng để lựa chọn việc chấp nhận hay không đối với công dân các nước ngoài EU là: 1. nước đó đã làm chủ được tình hình dịch bệnh hay chưa? 2. tình hình dịch bệnh ở đó phải không tồi hơn ở Châu Âu, cụ thể là số ca nhiễm mới mỗi ngày không cao hơn con số trung bình ở Châu Âu - 16 ca /100.000 dân trong vòng 14 ngày liên tiếp và tiếp tục giảm.
Với tiêu chí này, hiện nay có 54 nước trong danh sách không được nhập cảnh Liên Âu, trong đó có Mỹ, Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, theo mạng amp.lepoint.fr.
Một yếu tố quyết định khác cũng được các đại sứ của 27 nước thành viên đưa ra, đó là sự khả tín của các con số thống kê do các nước cung cấp. Một chỉ số về “độ tin cậy” của hệ thống y tế các quốc gia được đưa ra xem xét, và tiêu chí này đã gây nên nhiều tranh luận, vì được xem là yếu tố mang tính chính trị nhất.
Trung Quốc được nêu ra như một trường hợp đặc biệt: khách du lịch đến từ quốc gia được xem như khởi nguồn của Covid-19 chỉ có thể nhập cảnh Liên Âu nếu chính phủ nước này cũng áp dụng điều kiện đối ứng tương đương đối với người nhập cảnh đến từ khối Cộng đồng Chung Châu Âu.
Mặc dù mỗi nước thành viên của EU có quyền bảo lưu quyết định cho việc mở biên trước một số nước thuộc danh sách “tốt” - đó là đặc quyền của họ - nhưng tất cả cùng thống nhất trong việc đóng biên đối với các nước thuộc danh sách “tồi”, tức là nơi tình hình dịch bệnh vẫn còn nghiêm trọng.
Danh sách các nước có công dân được nhập cảnh Liên Âu theo dự tính sẽ được đưa ra bỏ phiếu ngày 28-6, và trong đó chưa có Việt Nam. Với số phiếu thuận quá bán, quyết định sẽ lập tức có hiệu lực kể từ 1-7. Danh sách “tốt” sẽ được cập nhật hai tuần một lần để phù hợp với tình hình mới.