VAI TRÒ CỦA NGA TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG TẠI SYRIA
- Thứ hai - 14/09/2015 16:17
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Cho dù Tổng thống Putin có khéo léo chơi quân bài chính trị ở Syria như thế nào, thì chắc chắn quân bài đó không thể gây ngạc nhiên cho Mỹ và EU vì họ đã quá quen với sự hiện diện của nhau trong gần năm năm qua”.
Trong nhiều tuần qua, báo chí thế giới nóng lên với thông tin về cuộc khủng hoảng nhân đạo với hàng trăm ngàn người dân Syria bỏ chạy khỏi cuộc nội chiến khói lửa kéo dài từ hơn bốn năm nay, mà theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, đã cướp đi sinh mạng của trên 100 ngàn người, số người phải bỏ nhà cửa ra đi lên tới một nửa dân số Syria.
Từ Hy Lạp, Hungary, cho đến Đức, Áo, những đoàn người tỵ nạn dài tưởng chừng như vô tận, đã khiến các nước EU thực sự lúng túng. Chắc chắn đây là một cuộc bỏ chạy lánh nạn chiến tranh lớn nhất kể từ sau cuộc chiến Việt Nam. Và để giải quyết triệt để vấn đề này, ngoài việc trước mắt hỗ trợ các đoàn người tỵ nạn theo luật quốc tế, tất cả các bên liên quan như Mỹ, Châu Âu và Nga đều khẳng định cần chấm dứt nội chiến đẫm máu tại Syria.
Tuy nhiên, kết thúc cuộc chiến bằng cách nào thì các bên lại đang có cách nhìn khác nhau. Những cách nhìn này tất nhiên thể hiện ý thức hệ tư tưởng của mỗi bên, cũng như quyền lợi sát sườn của họ.
Nga ủng hộ chính quyền của độc tài của Tổng thống Bashar al-Asad, tất nhiên cũng vì những mục đích cá nhân của mình muốn duy trì một chế độ thân Nga và tiếp tục sử dụng những căn cứ quân sự của Nga tại nước này. Việc Nga hiện thời chấp nhận một chính phủ độc tài không dân chủ, không vì dân, cũng chẳng có gì lạ, vì bản thân người cầm đầu chính phủ này, Vladimir Putin, chính là một nhân vật độc tài dưới vỏ bọc chủ nghĩa dân tộc.
Hoa Kỳ tuy có trợ giúp phe đối lập khi những cuộc tuần hành hòa bình phản đối chính quyền độc tài của Tổng thống Bashar al-Asad bị đàn áp, nhưng do chiến lược đối ngoại của chính quyền Obama không muốn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Syria, nên sự hỗ trợ chỉ mang tính nửa vời, đơn thuần dừng lại ở việc ném bom các khu quân sự IS (cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo”).
Hơn thế nữa, tình hình nội tại của Syria vô cùng phức tạp, các phía đối kháng với chính phủ ngoài tầng lớp dân chúng xuống đường đòi dân chủ với “Mùa Xuân Ả Rập”, còn có lực lượng IS và người Kurd. Các cuộc hỗn chiến gồm quân chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và các phe phái, quân chính phủ với IS, người Kurd với IS, gây cảnh nồi da nấu thịt cho toàn bộ dân chúng Syria.
Hệ lụy của cuộc chiến Syria đến sát sườn các nước Châu Âu, EU thấy rõ ràng phải cấp bách giải quyết vấn đề Syria, mang hòa bình ổn định lại cho khu vực, Mỹ tất nhiên ủng hộ đồng minh triệt để. Còn Nga thì sao?
Trước khi “sáp nhập” Crimea năm 2014 và tiến hành can thiệp quân sự vào Ukraine, điều Moscow luôn chính thức từ chối, Nga đã nổi lên như một tác nhân quan trọng trong việc gìn giữ ổn định tại Châu Âu. Vai trò trung gian của Nga trong việc đàm phán giải trừ vũ khí hóa học ở Syria đã được đánh giá cao. Tuy nhiên uy tín của Nga trên chính trường thế giới đã thực sự xấu đi sau vụ gây hấn của nước này đối với quốc gia láng giềng Ukraine.
Bị Mỹ và EU cấm vận, trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm mạnh, với nền kinh tế lao đao, Nga không còn cách nào khác bèn tìm cách xoay trục sang Trung Quốc, hòng tìm kiếm đồng minh, hy vọng nền kinh tế đang lên của Trung Quốc sẽ giúp Nga phần nào giải quyết khủng hoảng.
Nhưng những khó khăn gần đây Trung Quốc, không những về mặt kinh tế - điển hình là sự xuống dốc không phanh của thị trường chứng khoán, mà còn tiềm năng khủng hoảng chính trị trong nội bộ của nước này, dường như đã làm cho Tổng thống Putin không thể tiếp tục giấc mơ Trung Hoa của mình. Chắc hẳn ông ta phải bắt đầu có ý định cải thiện quan hệ với Mỹ và EU, nhằm đưa kinh tế Nga thoát khỏi tình trạng suy sụp hiện nay.
Liệu Tổng thống Putin có định sử dụng vai trò của mình trong việc giải quyết xung đột tại Syria như một quân bài mặc cả với Mỹ và EU nhằm thoát khỏi thế bị cấm vận về kinh tế và cô lập về chính trị?
Động thái gần đây nhất của Tổng thống Putin xác nhận Nga đang hỗ trợ về mặt huấn luyện và hậu cần cho quân đội chính phủ Syria. Đây là lần xác nhận công khai đầu tiên về mức độ liên quan của Nga trong cuộc nội chiến Syria.
Cho dù có nhiều bằng chứng trong hơn bốn năm vừa qua về việc Nga trực tiếp hỗ trợ về quân sự cho quân chính phủ Syria, nhưng có lẽ không phải vì những bằng chứng như ảnh lính Nga và khí tài quân sự Nga có mặt trên đất Syria khiến Putin không thể chối cãi, mà chắc chắn Putin chỉ muốn công khai nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nga trong việc giải quyết khủng hoảng tại Syria.
Thông tin về việc Nga tăng cường các hoạt động quân sự tại đây làm Mỹ và EU lo ngại, và họ đã lên tiếng cảnh cáo Nga. Tại thời điểm này, Mỹ và EU phản đối việc Nga ủng hộ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Asad, trong khi đó Nga cho rằng một chiến dịch quân sự trên không như Mỹ mong muốn không giải quyết triệt để xung đột tại Syria, vì không thể tiêu diệt hết lực lượng IS.
Chắc chắn trong một vài ngày tới mà cụ thể là ngày 15-9, phiên họp lần thứ 70 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York mà Nga có tham gia sẽ hé mở nhiều thông tin quan trọng về thái độ của Nga đối với Mỹ và EU thông qua hai vấn đề quan trọng Ukraine và Syria.
Cho dù Tổng thống Putin có khéo léo chơi quân bài chính trị ở Syria như thế nào, thì chắc chắn quân bài đó không thể gây ngạc nhiên cho Mỹ và EU vì họ đã quá quen với sự hiện diện của nhau trong gần năm năm qua. Hãy chờ đợi Putin lật quân bài của mình trong phiên họp lần này tại New York!
Từ Hy Lạp, Hungary, cho đến Đức, Áo, những đoàn người tỵ nạn dài tưởng chừng như vô tận, đã khiến các nước EU thực sự lúng túng. Chắc chắn đây là một cuộc bỏ chạy lánh nạn chiến tranh lớn nhất kể từ sau cuộc chiến Việt Nam. Và để giải quyết triệt để vấn đề này, ngoài việc trước mắt hỗ trợ các đoàn người tỵ nạn theo luật quốc tế, tất cả các bên liên quan như Mỹ, Châu Âu và Nga đều khẳng định cần chấm dứt nội chiến đẫm máu tại Syria.
Tuy nhiên, kết thúc cuộc chiến bằng cách nào thì các bên lại đang có cách nhìn khác nhau. Những cách nhìn này tất nhiên thể hiện ý thức hệ tư tưởng của mỗi bên, cũng như quyền lợi sát sườn của họ.
Nga ủng hộ chính quyền của độc tài của Tổng thống Bashar al-Asad, tất nhiên cũng vì những mục đích cá nhân của mình muốn duy trì một chế độ thân Nga và tiếp tục sử dụng những căn cứ quân sự của Nga tại nước này. Việc Nga hiện thời chấp nhận một chính phủ độc tài không dân chủ, không vì dân, cũng chẳng có gì lạ, vì bản thân người cầm đầu chính phủ này, Vladimir Putin, chính là một nhân vật độc tài dưới vỏ bọc chủ nghĩa dân tộc.
Hoa Kỳ tuy có trợ giúp phe đối lập khi những cuộc tuần hành hòa bình phản đối chính quyền độc tài của Tổng thống Bashar al-Asad bị đàn áp, nhưng do chiến lược đối ngoại của chính quyền Obama không muốn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Syria, nên sự hỗ trợ chỉ mang tính nửa vời, đơn thuần dừng lại ở việc ném bom các khu quân sự IS (cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo”).
Hơn thế nữa, tình hình nội tại của Syria vô cùng phức tạp, các phía đối kháng với chính phủ ngoài tầng lớp dân chúng xuống đường đòi dân chủ với “Mùa Xuân Ả Rập”, còn có lực lượng IS và người Kurd. Các cuộc hỗn chiến gồm quân chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và các phe phái, quân chính phủ với IS, người Kurd với IS, gây cảnh nồi da nấu thịt cho toàn bộ dân chúng Syria.
Hệ lụy của cuộc chiến Syria đến sát sườn các nước Châu Âu, EU thấy rõ ràng phải cấp bách giải quyết vấn đề Syria, mang hòa bình ổn định lại cho khu vực, Mỹ tất nhiên ủng hộ đồng minh triệt để. Còn Nga thì sao?
Trước khi “sáp nhập” Crimea năm 2014 và tiến hành can thiệp quân sự vào Ukraine, điều Moscow luôn chính thức từ chối, Nga đã nổi lên như một tác nhân quan trọng trong việc gìn giữ ổn định tại Châu Âu. Vai trò trung gian của Nga trong việc đàm phán giải trừ vũ khí hóa học ở Syria đã được đánh giá cao. Tuy nhiên uy tín của Nga trên chính trường thế giới đã thực sự xấu đi sau vụ gây hấn của nước này đối với quốc gia láng giềng Ukraine.
Bị Mỹ và EU cấm vận, trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm mạnh, với nền kinh tế lao đao, Nga không còn cách nào khác bèn tìm cách xoay trục sang Trung Quốc, hòng tìm kiếm đồng minh, hy vọng nền kinh tế đang lên của Trung Quốc sẽ giúp Nga phần nào giải quyết khủng hoảng.
Nhưng những khó khăn gần đây Trung Quốc, không những về mặt kinh tế - điển hình là sự xuống dốc không phanh của thị trường chứng khoán, mà còn tiềm năng khủng hoảng chính trị trong nội bộ của nước này, dường như đã làm cho Tổng thống Putin không thể tiếp tục giấc mơ Trung Hoa của mình. Chắc hẳn ông ta phải bắt đầu có ý định cải thiện quan hệ với Mỹ và EU, nhằm đưa kinh tế Nga thoát khỏi tình trạng suy sụp hiện nay.
Liệu Tổng thống Putin có định sử dụng vai trò của mình trong việc giải quyết xung đột tại Syria như một quân bài mặc cả với Mỹ và EU nhằm thoát khỏi thế bị cấm vận về kinh tế và cô lập về chính trị?
Động thái gần đây nhất của Tổng thống Putin xác nhận Nga đang hỗ trợ về mặt huấn luyện và hậu cần cho quân đội chính phủ Syria. Đây là lần xác nhận công khai đầu tiên về mức độ liên quan của Nga trong cuộc nội chiến Syria.
Cho dù có nhiều bằng chứng trong hơn bốn năm vừa qua về việc Nga trực tiếp hỗ trợ về quân sự cho quân chính phủ Syria, nhưng có lẽ không phải vì những bằng chứng như ảnh lính Nga và khí tài quân sự Nga có mặt trên đất Syria khiến Putin không thể chối cãi, mà chắc chắn Putin chỉ muốn công khai nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nga trong việc giải quyết khủng hoảng tại Syria.
Thông tin về việc Nga tăng cường các hoạt động quân sự tại đây làm Mỹ và EU lo ngại, và họ đã lên tiếng cảnh cáo Nga. Tại thời điểm này, Mỹ và EU phản đối việc Nga ủng hộ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Asad, trong khi đó Nga cho rằng một chiến dịch quân sự trên không như Mỹ mong muốn không giải quyết triệt để xung đột tại Syria, vì không thể tiêu diệt hết lực lượng IS.
Chắc chắn trong một vài ngày tới mà cụ thể là ngày 15-9, phiên họp lần thứ 70 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York mà Nga có tham gia sẽ hé mở nhiều thông tin quan trọng về thái độ của Nga đối với Mỹ và EU thông qua hai vấn đề quan trọng Ukraine và Syria.
Cho dù Tổng thống Putin có khéo léo chơi quân bài chính trị ở Syria như thế nào, thì chắc chắn quân bài đó không thể gây ngạc nhiên cho Mỹ và EU vì họ đã quá quen với sự hiện diện của nhau trong gần năm năm qua. Hãy chờ đợi Putin lật quân bài của mình trong phiên họp lần này tại New York!