Từ giữa tháng 9/2024: ĐỨC KIỂM SOÁT NGHIÊM NGẶT TRÊN TOÀN TUYẾN BIÊN GIỚI
- Thứ hai - 09/09/2024 06:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Để hạn chế tình trạng di dân bất hợp pháp và ngăn chặn mối đe dọa từ những kẻ Hồi giáo cực đoan, nước Đức đã ra lệnh kiểm soát biên giới với Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch trong thời gian 6 tháng kể từ ngày 16/9/2024. Việc kiểm tra này bổ sung cho các hạn chế hiện vẫn có ở biên giới của Đức với Ba Lan, Cộng hòa Czech, Áo và Thụy Sĩ.
Theo Bộ Nội vụ Đức, Liên minh Châu Âu cũng đã được thông báo về quyết định này. Bộ trưởng Nội vụ Đức, bà Nancy Faeser cho hay, chừng nào mà với Hệ thống Tị nạn chung Châu Âu mới, chưa thể thiết lập được sự bảo vệ mạnh mẽ đối với các biên giới bên ngoài của EU, thì sẽ phải tăng cường hơn nữa các biện pháp kiểm soát tại biên giới quốc gia của Đức.
Được biết, từ tháng 10/2023, nước Đức đã ngăn chặn nhập cảnh đối với 20.000 người tại các tuyến biên giới của mình. Lý do của việc áp dụng quyền kiểm soát trên toàn bộ biên giới quốc gia Đức là để nhằm hạn chế hơn nữa tình trạng di dân bất hợp pháp và ngăn chặn những nguy cơ do chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo và tội phạm nghiêm trọng gây ra, theo bà.
Được biết, từ tháng 10/2023, nước Đức đã ngăn chặn nhập cảnh đối với 20.000 người tại các tuyến biên giới của mình. Lý do của việc áp dụng quyền kiểm soát trên toàn bộ biên giới quốc gia Đức là để nhằm hạn chế hơn nữa tình trạng di dân bất hợp pháp và ngăn chặn những nguy cơ do chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo và tội phạm nghiêm trọng gây ra, theo bà.
"Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để bảo vệ tốt hơn cho người dân sống ở đất nước chúng tôi”, vị bộ trưởng nói. Tuy nhiên, phản ứng với việc mở rộng kiểm soát biên giới của Đức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Áo Gerhard Karner tuyên bố: Áo sẽ không chấp nhận những người bị gửi trả lại từ biên giới Đức, bởi lẽ điều này cần phải bàn bậc và thống nhất với nước sở tại.
Theo bản tin của Hãng Thông tấn Hungary MTI, Theo ông Gerhard Karner, Đức có quyền trả lại những người đã nộp đơn xin tỵ nạn ở một quốc gia khác, nhưng để làm thủ tục chính thức, cũng cần có sự đồng ý của quốc gia thành viên EU có liên quan đến đơn xin tỵ nạn. Biện pháp quyết liệt của Đức, như vậy, có thể còn gặp phải sự phản đối từ một số nước láng giềng.
Tại Đức, vấn đề di cư bất hợp pháp đã trở thành vấn đề trọng tâm và chủ đề tranh luận chính trị sau khi một người đàn ông Syria 26 tuổi đã giết chết 3 người và làm bị thương nhiều người khác tại một lễ hội ở Solingen (gần Düsseldorf và Köln, Tây Đức) vào cuối tháng 8/2024. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng cần phải đẩy lùi việc di cư bất hợp pháp sang Đức.