Tổng thống Mỹ đời thứ 45 Donald Trump: NHỮNG TUYÊN BỐ KHIẾM NHÃ
- Chủ nhật - 22/01/2017 14:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) “Nước Mỹ là trước hết”: Những ai hy vọng được chứng kiến một Trump ôn hòa trong buổi lễ nhậm chức, thì đã thực sự thất vọng. Bài phát biểu của ông đại diện cho một dân tộc với sự đe dọa và không thỏa hiệp.
Những phân tích nhanh về lễ “đăng quang” của tân Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ Donald Trump của nhóm tác giả Veit Medick, Marc Pitzke, Gordon Repinski và Holger Stark trên mạng Spiegel.de hôm thứ Sáu 20-1-2017, do Nguyên Anh chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Đức. Trân trọng giới thiệu! (NCTG)
1. Bài diễn văn
Sự xuất hiện của Trump với những câu mở đầu trong ngày nhậm chức đã dập tắt mọi hy vọng của những ai vẫn còn mong đợi chứng kiến một vị thống chế trang nghiêm và hơn thế nữa là giàu lòng vị tha. Giờ đây ông ta đã nhậm chức. Thế nhưng, Trump không một lời nào nhắc tới đối thủ của mình là đảng Dân chủ, một đảng mà trong xã hội Mỹ, ít nhất cũng lớn như đảng của ông ta, nếu như không muốn nói là lớn hơn.
Ngay từ đầu, thay vì hòa đồng vào với những nhân vật “ưu tú” của Washington đang vây xung quanh, thì Trump lại tách ra và lợi dụng bài phát biểu để chỉ trích họ, với những thách thức mới: “Hôm nay và ngay ở đây” sẽ chấm dứt một thứ chính sách, chỉ nhằm làm lợi cho cái “tổ chức đó”, chứ không phải nhân dân. Ông ta vẫn giữ thái độ hằn học, giống như những người về hùa với ông la ó ầm ĩ, khi Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Charles Schumer phát biểu và rầm rộ hoan hô khi Trump lên tiếng.
Trump hướng tới các “fan” của mình, ông ta nói về nhân dân, nhưng rõ ràng ông ám chỉ thứ “nhân dân” của ông. Ông tuyên bố xây những nhịp cầu, nhưng không phải là nhịp cầu hòa giải, mà là cây cầu thật để cho ôtô sản xuất tại Mỹ chạy qua. Chương trình nghị sự của Trump thường là một mớ hỗn độn, giống như những lần thuyết trình trước đây gồm: đóng cửa biên giới, tạo công ăn việc làm, lôi các nhà máy quay trở lại, tiêu diệt chủ nghĩa Hồi giáo đến khi nó biến mất trên thế giới.
Có lẽ Trump không phải mất nhiều thời giờ lắm để viết bài diễn văn này. Ông chỉ cần copy vài đoạn có sẵn trong chiến dịch tranh cử của mình là xong, bởi vì nó cũng na ná như thế, cũng vẫn cái sự hung hăng, cũng vẫn với ngôn từ khinh miệt, cũng vẫn là dân tộc chủ nghĩa, cũng với tuyên bố: từ bây giờ nhân dân thực sự cai trị đất nước.
Trong chính sách đối ngoại, Trump gật gù và khoa tay một cái rồi khẳng định một điều làm cho tất cả các thủ đô trên thế giới lo ngại: chính sách ngoại giao của Mỹ chỉ còn theo một phương châm “Nước Mỹ là trước hết” (“America first”). Cái thời Hoa Kỳ phải đi bảo vệ nước khác mà không được trả đồng công nào đã qua và không bao giờ lặp lại nữa.
Cách thuyết trình của Trump không giống như cách của người đứng đầu nhà nước, người vừa đưa cả dân tộc vào cuộc tranh cử dai dẳng, khốc liệt và bẩn thỉu. Đáng lẽ lúc này, với diễn đàn này, ông phải tận dụng để chữa lành lại vết thương ấy. Trump đã là một trong những kẻ cầm đầu cuộc bạo loạn và bây giờ ông ta phải xuôi theo cơn bão bạo loạn này.
2. Tâm trạng
Môn đồ của Trump dĩ nhiên là vui mừng. Hàng ngàn cổ động viên của ông ta tụ tập trước nhà Quốc hội và National Mall (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên), họ khơi mào cho buổi tuyên thệ nhậm chức ồn ào nhố nhăng lố bịch như trong chiến dịch tranh cử: trong đám khán giả có nhiều mũ đỏ biểu tượng Trump, nhiều huy hiệu phản đối Clinton. Trong khi ban nhạc đang chơi, thì chốc chốc lại vang lên tiếng hô hoán “Trump! Trump!”.
Ngược lại, bài diễn văn hầu như không giúp được Trump khôi phục lại lòng tin từ nhiều người hoài nghi ông ta. Chỉ có 37% dân số ủng hộ, chưa một tổng thống nào trước đó lại bị họ ghét bỏ đến thế khi nhậm chức. Với bài phát biểu nhậm chức - bài phát biểu quan trọng nhất của một tổng thống Mỹ - Trump lại bỏ lỡ cơ hội để nói lên những lời hòa giải trên cương vị của một tổng thống.
Thay vào đó, ông lại lôi đối thủ mình ra chê trách chế giễu: Nào là “các tinh tú, tinh hoa”, rồi “giai cấp chính trị Washington”.Trump sau này sẽ phải làm việc với họ, cho dù ổng có thích hay không. Nhưng dường như ổng mặc kệ. Ai hy vọng vào một Trump mới mẻ ôn hòa, thì một lần nữa đã thất vọng cay đắng.
Quốc gia bị phân hóa như thế nào, đã lộ rõ nhất vào lúc, đáng ra phải nhắm đến mục tiêu đoàn kết hòa hợp dân tộc. Khi Hillary Clinton cùng Bill chồng bà đến trên ban công của Nhà Quốc hội và hiện trên màn hình lớn, thì có nhiều tiếng cười khẩy trong khán giả. Sự khinh miệt và hằn học của chiến dịch tranh cử dường như vẫn chưa tiêu tan đi tí nào mà vẫn còn đọng lại trong đám người của Trump.
Một số khác thì lầm bầm hoặc la ó và lác đác tiếng vỗ tay cho các vị khách khác. Đối với bà Clinton, phải dự buổi lễ này, có lẽ là bẽ bàng nhất trong cuộc đời làm chính trị của mình. Thỉnh thoảng trên ban công thấy bà miễn cưỡng vỗ tay, ánh mắt xa xăm bà dường như không thật sự quan tâm đến diễn biến của buổi lễ. Thật không ngạc nhiên, bởi vì chỉ cách một sợi tóc thôi, thì hôm nay bà đã đứng chỗ đó, chỗ Trump đang làm lễ tuyên thệ.
3. Những cuộc biểu tình
Việc nhậm chức của Trump đã tác động đến một điều mà bấy lâu nay Hillary Clinton không làm được, đó là: thống nhất đoàn kết trở lại các nhóm khác nhau của phe cánh tả đang bị phân hóa trong chiến dịch tranh cử vừa qua và biến nó thành phong trào phản kháng rộng khắp trong quần chúng. Hàng ngàn người biểu tình phản đối lễ nhậm chức của Trump đã đổ về Washington, một thành phố có đến 90% số dân đã bỏ phiếu cho Clinton. Điều này cho thấy tại đây, có một sự khác biệt rất rõ nét so với hai lần nhậm chức êm ả của Obama.
Mặc dù Kapitol, Nhà Trắng và tuyến đường diễu hành trên đại lộ Pennsylvania được phong tỏa ở diện rộng, nhưng vẫn có nhiều nhóm biểu tình phản đối Trump đi qua. Sau đó họ nhập lại thành một cuộc mít tinh trên quảng trường trung tâm thành phố. Ở một vài nơi, số người chống Trump còn đông hơn đám môn đệ của ông ta.
Hàng ngàn cảnh sát trong trang bị chống bạo động cùng vệ quốc quân với quân phục ngụy trang, cũng như các nhân viên FBI và các loại mật thám được điều động đến bao vây bảo vệ thành phố. Có một vài đụng độ nhỏ xảy ra. Một nhà băng và một quán cà phê Starbuck trong siêu thị Franklin bị vỡ kính. Tối hôm trước, đã xảy ra một trận phá rối buổi dạ hội của những người ủng hộ Trump trong Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, cách tòa Bạch Ốc chỉ vài dãy nhà. Cảnh sát lập tức có mặt tại hiện trường và giải tán đám đông bằng lựu đạn cay.
Cuộc biểu tình lớn nhất dự kiến cho ngày thứ Bảy. Có 200.000 người đăng ký tham gia. Nếu tất cả có mặt, thì đây là cuộc biểu tình lớn nhất ở thủ đô Hoa Kỳ, kể từ khi chiến tranh Việt Nam gây chia rẽ quốc gia đến nay - và nói chung là lớn nhất tại một buổi lễ nhậm chức Tổng thống.
4. Và bây giờ?
Cho đến cuối buổi chiều chương trình của Trump đã dày đặc. Ông dự Quốc yến trong nhà tròn mái vòm của Capitol với các nghị sĩ Quốc hội, những người đã không tẩy chay lễ nhậm chức của ông. Sau đó, ông cùng phó Tổng thống Mike Pence có mặt tại buổi duyệt binh trước Nhà Trắng.
Hôm thứ Sáu Trump đã cố ý bắt tay vào công việc, chỉ nhằm để phát tín hiệu rằng, về nội dung hãy quên Obama đi và từ nay trở đi mọi tiến trình của đất nước là do ông ta quyết định. Bên một cái bàn trong nhà Quốc hội Trump đã lập tức ký và ban hành một loạt các sắc lệnh.
Trong thâm tâm, Trump muốn nhanh chóng nắm giữ quyền lực và chứng tỏ cho mọi người biết, mình là sứ giả của sự đổi mới.
Buổi tối, gia đình Trump thư giãn trong buổi khiêu vũ và họ dìu nhau nhảy vào triều đại của mình.
Còn người tiền nhiệm Obama cùng gia quyến đang trên đường đi nghỉ mát ở California.
1. Bài diễn văn
Sự xuất hiện của Trump với những câu mở đầu trong ngày nhậm chức đã dập tắt mọi hy vọng của những ai vẫn còn mong đợi chứng kiến một vị thống chế trang nghiêm và hơn thế nữa là giàu lòng vị tha. Giờ đây ông ta đã nhậm chức. Thế nhưng, Trump không một lời nào nhắc tới đối thủ của mình là đảng Dân chủ, một đảng mà trong xã hội Mỹ, ít nhất cũng lớn như đảng của ông ta, nếu như không muốn nói là lớn hơn.
Ngay từ đầu, thay vì hòa đồng vào với những nhân vật “ưu tú” của Washington đang vây xung quanh, thì Trump lại tách ra và lợi dụng bài phát biểu để chỉ trích họ, với những thách thức mới: “Hôm nay và ngay ở đây” sẽ chấm dứt một thứ chính sách, chỉ nhằm làm lợi cho cái “tổ chức đó”, chứ không phải nhân dân. Ông ta vẫn giữ thái độ hằn học, giống như những người về hùa với ông la ó ầm ĩ, khi Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Charles Schumer phát biểu và rầm rộ hoan hô khi Trump lên tiếng.
Trump hướng tới các “fan” của mình, ông ta nói về nhân dân, nhưng rõ ràng ông ám chỉ thứ “nhân dân” của ông. Ông tuyên bố xây những nhịp cầu, nhưng không phải là nhịp cầu hòa giải, mà là cây cầu thật để cho ôtô sản xuất tại Mỹ chạy qua. Chương trình nghị sự của Trump thường là một mớ hỗn độn, giống như những lần thuyết trình trước đây gồm: đóng cửa biên giới, tạo công ăn việc làm, lôi các nhà máy quay trở lại, tiêu diệt chủ nghĩa Hồi giáo đến khi nó biến mất trên thế giới.
Có lẽ Trump không phải mất nhiều thời giờ lắm để viết bài diễn văn này. Ông chỉ cần copy vài đoạn có sẵn trong chiến dịch tranh cử của mình là xong, bởi vì nó cũng na ná như thế, cũng vẫn cái sự hung hăng, cũng vẫn với ngôn từ khinh miệt, cũng vẫn là dân tộc chủ nghĩa, cũng với tuyên bố: từ bây giờ nhân dân thực sự cai trị đất nước.
Trong chính sách đối ngoại, Trump gật gù và khoa tay một cái rồi khẳng định một điều làm cho tất cả các thủ đô trên thế giới lo ngại: chính sách ngoại giao của Mỹ chỉ còn theo một phương châm “Nước Mỹ là trước hết” (“America first”). Cái thời Hoa Kỳ phải đi bảo vệ nước khác mà không được trả đồng công nào đã qua và không bao giờ lặp lại nữa.
Cách thuyết trình của Trump không giống như cách của người đứng đầu nhà nước, người vừa đưa cả dân tộc vào cuộc tranh cử dai dẳng, khốc liệt và bẩn thỉu. Đáng lẽ lúc này, với diễn đàn này, ông phải tận dụng để chữa lành lại vết thương ấy. Trump đã là một trong những kẻ cầm đầu cuộc bạo loạn và bây giờ ông ta phải xuôi theo cơn bão bạo loạn này.
2. Tâm trạng
Môn đồ của Trump dĩ nhiên là vui mừng. Hàng ngàn cổ động viên của ông ta tụ tập trước nhà Quốc hội và National Mall (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên), họ khơi mào cho buổi tuyên thệ nhậm chức ồn ào nhố nhăng lố bịch như trong chiến dịch tranh cử: trong đám khán giả có nhiều mũ đỏ biểu tượng Trump, nhiều huy hiệu phản đối Clinton. Trong khi ban nhạc đang chơi, thì chốc chốc lại vang lên tiếng hô hoán “Trump! Trump!”.
Ngược lại, bài diễn văn hầu như không giúp được Trump khôi phục lại lòng tin từ nhiều người hoài nghi ông ta. Chỉ có 37% dân số ủng hộ, chưa một tổng thống nào trước đó lại bị họ ghét bỏ đến thế khi nhậm chức. Với bài phát biểu nhậm chức - bài phát biểu quan trọng nhất của một tổng thống Mỹ - Trump lại bỏ lỡ cơ hội để nói lên những lời hòa giải trên cương vị của một tổng thống.
Thay vào đó, ông lại lôi đối thủ mình ra chê trách chế giễu: Nào là “các tinh tú, tinh hoa”, rồi “giai cấp chính trị Washington”.Trump sau này sẽ phải làm việc với họ, cho dù ổng có thích hay không. Nhưng dường như ổng mặc kệ. Ai hy vọng vào một Trump mới mẻ ôn hòa, thì một lần nữa đã thất vọng cay đắng.
Quốc gia bị phân hóa như thế nào, đã lộ rõ nhất vào lúc, đáng ra phải nhắm đến mục tiêu đoàn kết hòa hợp dân tộc. Khi Hillary Clinton cùng Bill chồng bà đến trên ban công của Nhà Quốc hội và hiện trên màn hình lớn, thì có nhiều tiếng cười khẩy trong khán giả. Sự khinh miệt và hằn học của chiến dịch tranh cử dường như vẫn chưa tiêu tan đi tí nào mà vẫn còn đọng lại trong đám người của Trump.
Một số khác thì lầm bầm hoặc la ó và lác đác tiếng vỗ tay cho các vị khách khác. Đối với bà Clinton, phải dự buổi lễ này, có lẽ là bẽ bàng nhất trong cuộc đời làm chính trị của mình. Thỉnh thoảng trên ban công thấy bà miễn cưỡng vỗ tay, ánh mắt xa xăm bà dường như không thật sự quan tâm đến diễn biến của buổi lễ. Thật không ngạc nhiên, bởi vì chỉ cách một sợi tóc thôi, thì hôm nay bà đã đứng chỗ đó, chỗ Trump đang làm lễ tuyên thệ.
3. Những cuộc biểu tình
Việc nhậm chức của Trump đã tác động đến một điều mà bấy lâu nay Hillary Clinton không làm được, đó là: thống nhất đoàn kết trở lại các nhóm khác nhau của phe cánh tả đang bị phân hóa trong chiến dịch tranh cử vừa qua và biến nó thành phong trào phản kháng rộng khắp trong quần chúng. Hàng ngàn người biểu tình phản đối lễ nhậm chức của Trump đã đổ về Washington, một thành phố có đến 90% số dân đã bỏ phiếu cho Clinton. Điều này cho thấy tại đây, có một sự khác biệt rất rõ nét so với hai lần nhậm chức êm ả của Obama.
Mặc dù Kapitol, Nhà Trắng và tuyến đường diễu hành trên đại lộ Pennsylvania được phong tỏa ở diện rộng, nhưng vẫn có nhiều nhóm biểu tình phản đối Trump đi qua. Sau đó họ nhập lại thành một cuộc mít tinh trên quảng trường trung tâm thành phố. Ở một vài nơi, số người chống Trump còn đông hơn đám môn đệ của ông ta.
Hàng ngàn cảnh sát trong trang bị chống bạo động cùng vệ quốc quân với quân phục ngụy trang, cũng như các nhân viên FBI và các loại mật thám được điều động đến bao vây bảo vệ thành phố. Có một vài đụng độ nhỏ xảy ra. Một nhà băng và một quán cà phê Starbuck trong siêu thị Franklin bị vỡ kính. Tối hôm trước, đã xảy ra một trận phá rối buổi dạ hội của những người ủng hộ Trump trong Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia, cách tòa Bạch Ốc chỉ vài dãy nhà. Cảnh sát lập tức có mặt tại hiện trường và giải tán đám đông bằng lựu đạn cay.
Cuộc biểu tình lớn nhất dự kiến cho ngày thứ Bảy. Có 200.000 người đăng ký tham gia. Nếu tất cả có mặt, thì đây là cuộc biểu tình lớn nhất ở thủ đô Hoa Kỳ, kể từ khi chiến tranh Việt Nam gây chia rẽ quốc gia đến nay - và nói chung là lớn nhất tại một buổi lễ nhậm chức Tổng thống.
4. Và bây giờ?
Cho đến cuối buổi chiều chương trình của Trump đã dày đặc. Ông dự Quốc yến trong nhà tròn mái vòm của Capitol với các nghị sĩ Quốc hội, những người đã không tẩy chay lễ nhậm chức của ông. Sau đó, ông cùng phó Tổng thống Mike Pence có mặt tại buổi duyệt binh trước Nhà Trắng.
Hôm thứ Sáu Trump đã cố ý bắt tay vào công việc, chỉ nhằm để phát tín hiệu rằng, về nội dung hãy quên Obama đi và từ nay trở đi mọi tiến trình của đất nước là do ông ta quyết định. Bên một cái bàn trong nhà Quốc hội Trump đã lập tức ký và ban hành một loạt các sắc lệnh.
Trong thâm tâm, Trump muốn nhanh chóng nắm giữ quyền lực và chứng tỏ cho mọi người biết, mình là sứ giả của sự đổi mới.
Buổi tối, gia đình Trump thư giãn trong buổi khiêu vũ và họ dìu nhau nhảy vào triều đại của mình.
Còn người tiền nhiệm Obama cùng gia quyến đang trên đường đi nghỉ mát ở California.