Thử thách ở Brussels: AI MUỐN GÌ?
- Thứ bảy - 20/02/2016 16:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Hội nghị thượng đỉnh EU vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ) trong hai ngày thứ Năm và thứ Sáu vừa qua. Đây là một kỳ họp của Liên hiệp Châu Âu mà trước đó, có nhiều ý kiến lo ngại rằng, sẽ có những ảnh hưởng thảm khốc tới tương lai của Liên minh này.
Theo phân tích của tờ “Bild” (Đức), thật ra Hội nghị thượng đỉnh EU định hoãn một một tháng nữa, nhằm để đạt được kết quả với chiến lược đề ra trước đó trong khủng hoảng người tỵ nạn.
Khủng hoảng tỵ nạn và khả năng Brexit (nước Anh ly khai khỏi EU) đang đặt Châu Âu vào một thử thách nghiêm trọng. Trong cả hai vấn đề đó, 28 quốc gia thành viên EU có những đụng chạm lợi ích khác nhau.
Liệu chỉ một cuộc gặp thượng đỉnh có thể xoay chuyển được tình thế không? Sự hoài nghi là lớn, ngay cả Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, ông Jean-Claude Juncker cũng tỏ ra chán nản với kỳ vọng này.
Về chủ đề khủng hoảng tỵ nạn, hiện tại có hai khuynh hướng: một nhóm chủ trương “cứng rắn” và một nhóm “đồng tình ủng hộ” do Thủ tướng Đức Angela Merkel đứng đầu, tuy nhiên nhóm này cũng đang bị phân rã.
Những mục tiêu:
• Cộng hòa Czech, Ba Lan, Hungary và Slovakia - nhóm “V4” (đặt theo tên cố đô Hungary Visegrád) - đại diện cho lập trường “cứng rắn”, muốn đóng cửa ngăn chặn dòng người tỵ nạn đổ vào Châu Âu.
Bộ tứ này đã ngỏ lời giúp đỡ hỗ trợ Macedonia và nước thành viên EU-Bulgaria trong việc bảo vệ biên giới. Họ phản kháng lại quyết định năm ngoái về chỉ tiêu phân bổ tỵ nạn trên mặt bằng toàn Châu Âu. Với điều này, họ cản trở nặng nề kế hoạch của Thủ tướng Angela Merkel.
Thủ tướng Đức ngày càng gặp khó khăn
• Thủ tướng Đức cùng nhóm “đồng tình ủng hộ” cố gắng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tỵ nạn ở châu Âu. Nhóm này, ngoài Đức, còn có: Bỉ, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, Luxembourg, Áo, Bồ Đào Nha, Slovenia và Thụy Điển.
Thế nhưng, hầu như mỗi quốc gia trong nhóm này lại theo đuổi mục đích riêng của họ. Một số đã có vẻ dao động, họ liên kết lại với nhau theo hướng “cứng rắn”. Áo đã thay đổi toàn bộ, sẽ đóng cửa biên giới phía Nam và chỉ còn nhận 37.500 người tị nạn một năm.
Vienna ngày càng đưa ra nhiều răn đe và lên kế hoạch tiếp tục dựng hàng rào biên giới. Từ Hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Áo hy vong thỏa thuận với Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ về việc đưa người tỵ nạn quay trở lại. Như thế sẽ làm cho việc chạy sang Châu Âu trở nên kém hấp dẫn hơn.
• Các nước trên tuyến Balkan định trong tương lại cùng nhau đưa người tỵ nạn tới thẳng Đức, sau đợt kiểm tra sơ bộ tại Macedonia, theo một thỏa thuận của các Giám đốc Cảnh sát Macedonia, Serbia, Croatia, Slovenia và Áo. “Cuốc bộ” sẽ thuộc về quá khứ: công ty đường sắt các quốc gia trên cho hay, họ sẽ đảm nhiệm việc vận chuyển thẳng tới Đức.
• Pháp đã thông báo, họ chỉ còn nhận có 30.000 người tỵ nạn theo kế hoạch phân bổ trong chương trình phân bổ của Châu Âu mà thôi. Với đường lối cứng rắn của mình, Thủ tướng Manuel Valls cuối cùng đã làm rối loạn trong chính sách tỵ nạn nước này.
Vị chính khách Đảng Xã hội này đã gạt bỏ bất cứ người tỵ nạn nào khác ngoài con số 30.000 đã được chấp thuận. Hơn nữa Valls nói rõ, chính phủ của ông không đồng tình với dự án phân bổ người tỵ theo hạn ngạch của Châu Âu như thế này một cách dài hạn.
• Thụy Điển đã đóng chặt phần lớn biên giới đối với tỵ nạn, thâm chí còn yêu cầu di dời 80.000 người tỵ nạn đã nhận sang các nước châu Âu khác.
• Bồ Đào Nha chỉ muốn nhận những người tỵ nạn chịu làm công việc chăn cừu.
• Hy Lạp và Slovenia nhỏ bé phải vật lộn với chính khó khăn riêng của mình, mà nay còn phải đương đầu với tình trạng hỗn loạn về người tỵ nạn trong nước họ.
• Các quốc gia Benelux và Phần Lan vẫn là đồng minh thực sự duy nhất của Thủ tướng Angela Merkel. Tuy nhiên, họ không chịu nhận hàng chục ngàn người tỵ nạn.
Hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ
Tuy Thổ không phải là quốc gia Châu Âu, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề người tỵ nạn. Bởi vậy, phe “đồng tình ủng hộ” đã bố trí gặp riêng thủ tướng Thổ vào hôm thứ Năm. Nhưng vì cuộc khủng bố ở Ankara, thủ tướng Thổ đã hủy bỏ cuộc gặp mặt đó.
Vậy là cuộc gặp gỡ “tiểu thượng đỉnh” đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi hợp tác chặt chẽ với Thổ, theo bà, chỉ như thế mới có thể mới giải quyết được căn nguyên của vấn đề di tản và tăng cường bảo vệ được biên giới phía ngoài của Châu Âu.
Để làm được điều đó, rất cần đến Thổ như một đồng minh. Phe “đồng tình ủng hộ” đã đàm phán với nước này từ nhiều tháng trước. Một trong các vấn đề trọng điểm là chỉ tiêu tiếp nhận người tỵ nạn, nhưng cho đến nay chưa có con số chính thức nào được đưa ra.
Phỏng đoán, con số này chừng trên 200.000 đến 300.000 người hàng năm. Thổ Nhĩ Kỳ đã hứa với Hy Lạp tăng cường giám sát đường biên giới biển, đổi lại thì hàng chục ngàn người mắc kẹt ở Thổ sẽ được đưa thẳng sang các nước EU bằng máy bay.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc bảo vệ biên giới phía ngoài EU thông qua Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là một lời hứa.
Cần ngăn chặn Brexit
Bên cạnh khủng hoảng tỵ nạn, việc người Anh dọa ly khai ra khỏi EU cũng là vấn đề chính cần quan tâm.
Ngoài những tác động kinh tế chính trị, Brussels sợ rằng, các nước khác sẽ có thể noi gương London. Hiệu ứng Domino đó sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Đấy là lý do tại sao phải giữ bằng được người Anh ở lại trong Liên hiệp Châu Âu.
Chính quyền Anh đang lợi dụng tình hình này để thực hiện mong muốn của mình là không phải liên kết về mặt chính trị với EU. Vì thế, Thủ tướng David Cameron đề nghị một loạt những cải cách Châu Âu.
Đặc biệt gây tranh cãi là lời kêu gọi của ông ta về việc phải “phanh khẩn cấp” sự lôi kéo Anh vào khủng hoảng di dân Châu Âu khác thường này. Vì thế mà lợi ích xã hội của EU có thể sẽ bị hạn chế.
Điều này gặp phải phản đối của các nước Đông Âu. Tại Anh quốc, trong số ngoại kiều sinh sống ở đây, có hàng chục ngàn người Czech và hàng trăm ngàn người Ba Lan. Họ có thể bị mất những lợi ích xã hội. Không một ai trong các quốc gia thành viên EU muốn người Anh ly khai.
Câu hỏi quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh này là, liệu tất cả các bên có thể tìm được một sự thỏa hiệp khả dĩ chấp nhận được hay không. Điều này nhằm để Cameron có thể đưa ra giới thiệu cho quốc dân của mình trong cuộc trưng cầu dân ý đã được lên kế hoạch.
EU: Ý thức thanh toán tài chính kém
Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz đã phàn nàn ý thức yếu kém về thanh toán tài chính của EU trong khủng hoảng người tị nạn.
Trong cuộc khủng hoảng này, chỉ trong một thời gian ngắn đã huy động được nhiều tỷ Euro. Thế nhưng các nước EU đã không giữ cam kết của mình đối với Jordan và Lebanon.
Hứa hẹn cấp cho hai nước trên trong vụ chạy nạn từ Syria là 4,2 tỷ Euro, nhưng theo thông tin của các tổ chức từ thiện, họ mới được chi trả có 1,9 tỷ Euro. Ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang chờ 3 tỷ Euro như đã hứa.
“Sự trì trệ này là một sai lầm”, Schulz phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh tại Brussels.
Khủng hoảng tỵ nạn và khả năng Brexit (nước Anh ly khai khỏi EU) đang đặt Châu Âu vào một thử thách nghiêm trọng. Trong cả hai vấn đề đó, 28 quốc gia thành viên EU có những đụng chạm lợi ích khác nhau.
Liệu chỉ một cuộc gặp thượng đỉnh có thể xoay chuyển được tình thế không? Sự hoài nghi là lớn, ngay cả Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, ông Jean-Claude Juncker cũng tỏ ra chán nản với kỳ vọng này.
Về chủ đề khủng hoảng tỵ nạn, hiện tại có hai khuynh hướng: một nhóm chủ trương “cứng rắn” và một nhóm “đồng tình ủng hộ” do Thủ tướng Đức Angela Merkel đứng đầu, tuy nhiên nhóm này cũng đang bị phân rã.
Những mục tiêu:
• Cộng hòa Czech, Ba Lan, Hungary và Slovakia - nhóm “V4” (đặt theo tên cố đô Hungary Visegrád) - đại diện cho lập trường “cứng rắn”, muốn đóng cửa ngăn chặn dòng người tỵ nạn đổ vào Châu Âu.
Bộ tứ này đã ngỏ lời giúp đỡ hỗ trợ Macedonia và nước thành viên EU-Bulgaria trong việc bảo vệ biên giới. Họ phản kháng lại quyết định năm ngoái về chỉ tiêu phân bổ tỵ nạn trên mặt bằng toàn Châu Âu. Với điều này, họ cản trở nặng nề kế hoạch của Thủ tướng Angela Merkel.
Thủ tướng Đức ngày càng gặp khó khăn
• Thủ tướng Đức cùng nhóm “đồng tình ủng hộ” cố gắng tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tỵ nạn ở châu Âu. Nhóm này, ngoài Đức, còn có: Bỉ, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, Luxembourg, Áo, Bồ Đào Nha, Slovenia và Thụy Điển.
Thế nhưng, hầu như mỗi quốc gia trong nhóm này lại theo đuổi mục đích riêng của họ. Một số đã có vẻ dao động, họ liên kết lại với nhau theo hướng “cứng rắn”. Áo đã thay đổi toàn bộ, sẽ đóng cửa biên giới phía Nam và chỉ còn nhận 37.500 người tị nạn một năm.
Vienna ngày càng đưa ra nhiều răn đe và lên kế hoạch tiếp tục dựng hàng rào biên giới. Từ Hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Áo hy vong thỏa thuận với Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ về việc đưa người tỵ nạn quay trở lại. Như thế sẽ làm cho việc chạy sang Châu Âu trở nên kém hấp dẫn hơn.
• Các nước trên tuyến Balkan định trong tương lại cùng nhau đưa người tỵ nạn tới thẳng Đức, sau đợt kiểm tra sơ bộ tại Macedonia, theo một thỏa thuận của các Giám đốc Cảnh sát Macedonia, Serbia, Croatia, Slovenia và Áo. “Cuốc bộ” sẽ thuộc về quá khứ: công ty đường sắt các quốc gia trên cho hay, họ sẽ đảm nhiệm việc vận chuyển thẳng tới Đức.
• Pháp đã thông báo, họ chỉ còn nhận có 30.000 người tỵ nạn theo kế hoạch phân bổ trong chương trình phân bổ của Châu Âu mà thôi. Với đường lối cứng rắn của mình, Thủ tướng Manuel Valls cuối cùng đã làm rối loạn trong chính sách tỵ nạn nước này.
Vị chính khách Đảng Xã hội này đã gạt bỏ bất cứ người tỵ nạn nào khác ngoài con số 30.000 đã được chấp thuận. Hơn nữa Valls nói rõ, chính phủ của ông không đồng tình với dự án phân bổ người tỵ theo hạn ngạch của Châu Âu như thế này một cách dài hạn.
• Thụy Điển đã đóng chặt phần lớn biên giới đối với tỵ nạn, thâm chí còn yêu cầu di dời 80.000 người tỵ nạn đã nhận sang các nước châu Âu khác.
• Bồ Đào Nha chỉ muốn nhận những người tỵ nạn chịu làm công việc chăn cừu.
• Hy Lạp và Slovenia nhỏ bé phải vật lộn với chính khó khăn riêng của mình, mà nay còn phải đương đầu với tình trạng hỗn loạn về người tỵ nạn trong nước họ.
• Các quốc gia Benelux và Phần Lan vẫn là đồng minh thực sự duy nhất của Thủ tướng Angela Merkel. Tuy nhiên, họ không chịu nhận hàng chục ngàn người tỵ nạn.
Hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ
Tuy Thổ không phải là quốc gia Châu Âu, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề người tỵ nạn. Bởi vậy, phe “đồng tình ủng hộ” đã bố trí gặp riêng thủ tướng Thổ vào hôm thứ Năm. Nhưng vì cuộc khủng bố ở Ankara, thủ tướng Thổ đã hủy bỏ cuộc gặp mặt đó.
Vậy là cuộc gặp gỡ “tiểu thượng đỉnh” đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi hợp tác chặt chẽ với Thổ, theo bà, chỉ như thế mới có thể mới giải quyết được căn nguyên của vấn đề di tản và tăng cường bảo vệ được biên giới phía ngoài của Châu Âu.
Để làm được điều đó, rất cần đến Thổ như một đồng minh. Phe “đồng tình ủng hộ” đã đàm phán với nước này từ nhiều tháng trước. Một trong các vấn đề trọng điểm là chỉ tiêu tiếp nhận người tỵ nạn, nhưng cho đến nay chưa có con số chính thức nào được đưa ra.
Phỏng đoán, con số này chừng trên 200.000 đến 300.000 người hàng năm. Thổ Nhĩ Kỳ đã hứa với Hy Lạp tăng cường giám sát đường biên giới biển, đổi lại thì hàng chục ngàn người mắc kẹt ở Thổ sẽ được đưa thẳng sang các nước EU bằng máy bay.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc bảo vệ biên giới phía ngoài EU thông qua Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là một lời hứa.
Cần ngăn chặn Brexit
Bên cạnh khủng hoảng tỵ nạn, việc người Anh dọa ly khai ra khỏi EU cũng là vấn đề chính cần quan tâm.
Ngoài những tác động kinh tế chính trị, Brussels sợ rằng, các nước khác sẽ có thể noi gương London. Hiệu ứng Domino đó sẽ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Đấy là lý do tại sao phải giữ bằng được người Anh ở lại trong Liên hiệp Châu Âu.
Chính quyền Anh đang lợi dụng tình hình này để thực hiện mong muốn của mình là không phải liên kết về mặt chính trị với EU. Vì thế, Thủ tướng David Cameron đề nghị một loạt những cải cách Châu Âu.
Đặc biệt gây tranh cãi là lời kêu gọi của ông ta về việc phải “phanh khẩn cấp” sự lôi kéo Anh vào khủng hoảng di dân Châu Âu khác thường này. Vì thế mà lợi ích xã hội của EU có thể sẽ bị hạn chế.
Điều này gặp phải phản đối của các nước Đông Âu. Tại Anh quốc, trong số ngoại kiều sinh sống ở đây, có hàng chục ngàn người Czech và hàng trăm ngàn người Ba Lan. Họ có thể bị mất những lợi ích xã hội. Không một ai trong các quốc gia thành viên EU muốn người Anh ly khai.
Câu hỏi quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh này là, liệu tất cả các bên có thể tìm được một sự thỏa hiệp khả dĩ chấp nhận được hay không. Điều này nhằm để Cameron có thể đưa ra giới thiệu cho quốc dân của mình trong cuộc trưng cầu dân ý đã được lên kế hoạch.
EU: Ý thức thanh toán tài chính kém
Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Martin Schulz đã phàn nàn ý thức yếu kém về thanh toán tài chính của EU trong khủng hoảng người tị nạn.
Trong cuộc khủng hoảng này, chỉ trong một thời gian ngắn đã huy động được nhiều tỷ Euro. Thế nhưng các nước EU đã không giữ cam kết của mình đối với Jordan và Lebanon.
Hứa hẹn cấp cho hai nước trên trong vụ chạy nạn từ Syria là 4,2 tỷ Euro, nhưng theo thông tin của các tổ chức từ thiện, họ mới được chi trả có 1,9 tỷ Euro. Ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang chờ 3 tỷ Euro như đã hứa.
“Sự trì trệ này là một sai lầm”, Schulz phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh tại Brussels.