TUNG CƯỚC VÀO NGƯỜI LÁI XE MÁY, CẢNH SÁT MỸ BỊ KỶ LUẬT
- Thứ năm - 21/07/2016 22:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(NCTG) Sử dụng vũ lực không nhất quán với những gì được tập huấn có thể khiến cảnh sát Mỹ bị khiển trách hoặc đình chỉ công việc, như một trương hợp xảy ra cuối năm 2012.
Vấn đề dùng vũ lực của nhân viên công quyền trong quá trình xử lý, cưỡng chế các hành vi vi phạm trước nay luôn làm dấy lên những cuộc tranh luận tưởng như không có hồi kết trên “không gian mạng”.
Đặc biệt, trong những ngày qua, clip một trung úy CSGT tung cước đá một người vi phạm Luật Giao thông được phát tán lại khiến nhiều “công dân mạng” đưa ra những so sánh về cách hành xử của cảnh sát “ta” và “Tây”.
Bất cứ sự so sánh nào cũng có thể khập khiễng, tuy nhiên, có thể tham khảo một trường hợp sau đây của cảnh sát Mỹ, được báo “Reuters” ngày 23-4-2015 tường thuật lại. Đó là cuộc đuổi bắt giữa cảnh sát viên Abraham Martinez và Steven Gaydos vào tháng 12-2012.
Sự việc được ghi lại bằng camera trên xe của Martinez trong khi anh này đuổi theo sau và hét lớn yêu cầu Gaydos dừng lại. Tốc độ có lúc lên đến hơn 200 km/h. Martinez rút súng ngắn và bắn bốn phát về phía Gaydos trong đó một viên đạn đã trúng đùi phải.
Cuối cùng, khi Gaydos đã giảm tốc, tấp lề đường và đang xoay sở để xuống xe thì bị Martinez tung một cú song phi vào đùi trái. Gaydos bị bắt giam và buộc tội chạy trốn, dùng bằng lái không hợp lệ và sở hữu hai viên Percocet.
Khi bị hỏi, Martinez nói anh ta bắn và đá Gaydos khỏi xe vì nghĩ rằng nghi phạm có liên quan đến vụ án nào đó. “Kinh nghiệm dạy tôi rằng người ta chạy trốn để giấu thân phận sau khi phạm tội nghiêm trọng như giết người, trộm cướp, hiếp dâm và/hoặc sử dụng phương tiện ăn cắp”.
Cuối cùng, Martinez bị đình chỉ ba ngày không lương do vi phạm quy chế của đơn vị chủ quản khi sử dụng vũ lực không nhất quán với những gì được tập huấn.
Vụ việc nói trên được lôi ra ánh sáng đầu tiên bởi tờ “Austin American-Statesman” trong một cuộc điều tra lớn hơn về cung cách cảnh sát đối phó với nghi can chạy trốn. Báo đưa ra các thống kê cho thấy sự nguy hiểm của việc truy đuổi nghi can trên xe máy.
Một phần tư các cuộc đuổi bắt kết thúc bằng va chạm trong khi tỷ lệ thương vong của người đi xe máy cao hơn nhiều so với đi ôtô. Bảy người đã chết trong các cuộc truy đuổi trên xe máy từ 2006 đến 2010, một tỷ lệ cao hơn ba lần những phương tiện cơ giới khác.
Những con số cao như trên khiến các cơ quan hành pháp thắt chặt quy định của họ. Chẳng hạn Quy chế Tuần tra Đường cao tốc ở Florida giới hạn việc truy đuổi đối với các tội hình sự như giết người, bắt cóc hoặc các hành vi đe doạ sử dụng vũ lực với người khác.
Đặc biệt, trong những ngày qua, clip một trung úy CSGT tung cước đá một người vi phạm Luật Giao thông được phát tán lại khiến nhiều “công dân mạng” đưa ra những so sánh về cách hành xử của cảnh sát “ta” và “Tây”.
Bất cứ sự so sánh nào cũng có thể khập khiễng, tuy nhiên, có thể tham khảo một trường hợp sau đây của cảnh sát Mỹ, được báo “Reuters” ngày 23-4-2015 tường thuật lại. Đó là cuộc đuổi bắt giữa cảnh sát viên Abraham Martinez và Steven Gaydos vào tháng 12-2012.
Sự việc được ghi lại bằng camera trên xe của Martinez trong khi anh này đuổi theo sau và hét lớn yêu cầu Gaydos dừng lại. Tốc độ có lúc lên đến hơn 200 km/h. Martinez rút súng ngắn và bắn bốn phát về phía Gaydos trong đó một viên đạn đã trúng đùi phải.
Cuối cùng, khi Gaydos đã giảm tốc, tấp lề đường và đang xoay sở để xuống xe thì bị Martinez tung một cú song phi vào đùi trái. Gaydos bị bắt giam và buộc tội chạy trốn, dùng bằng lái không hợp lệ và sở hữu hai viên Percocet.
Khi bị hỏi, Martinez nói anh ta bắn và đá Gaydos khỏi xe vì nghĩ rằng nghi phạm có liên quan đến vụ án nào đó. “Kinh nghiệm dạy tôi rằng người ta chạy trốn để giấu thân phận sau khi phạm tội nghiêm trọng như giết người, trộm cướp, hiếp dâm và/hoặc sử dụng phương tiện ăn cắp”.
Cuối cùng, Martinez bị đình chỉ ba ngày không lương do vi phạm quy chế của đơn vị chủ quản khi sử dụng vũ lực không nhất quán với những gì được tập huấn.
Vụ việc nói trên được lôi ra ánh sáng đầu tiên bởi tờ “Austin American-Statesman” trong một cuộc điều tra lớn hơn về cung cách cảnh sát đối phó với nghi can chạy trốn. Báo đưa ra các thống kê cho thấy sự nguy hiểm của việc truy đuổi nghi can trên xe máy.
Một phần tư các cuộc đuổi bắt kết thúc bằng va chạm trong khi tỷ lệ thương vong của người đi xe máy cao hơn nhiều so với đi ôtô. Bảy người đã chết trong các cuộc truy đuổi trên xe máy từ 2006 đến 2010, một tỷ lệ cao hơn ba lần những phương tiện cơ giới khác.
Những con số cao như trên khiến các cơ quan hành pháp thắt chặt quy định của họ. Chẳng hạn Quy chế Tuần tra Đường cao tốc ở Florida giới hạn việc truy đuổi đối với các tội hình sự như giết người, bắt cóc hoặc các hành vi đe doạ sử dụng vũ lực với người khác.